Đánh giá trường đại học giao thông vận tải

Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường hiện có gần 1200 người; trong đó có gần 900 Giảng viên với hơn 90 Giáo sư và Phó Giáo sư, 260 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học, 491 Thạc sỹ. Nhà trường hiện đang đào tạo 22 ngành với 68 hướng chuyên sâu bậc đại học, 13 ngành với hơn 35 hướng chuyên sâu bậc Thạc sỹ và 08 ngành với gần 20 hướng chuyên sâu bậc Tiến sỹ. Quy mô đào tạo của Trường có trên 30 ngàn sinh viên các hệ [trong đó có gần 20.000 sinh viên hệ chính quy], trên 2000 học viên cao học và gần 100 nghiên cứu sinh.

Hàng năm, các nhà khoa học của Trường tiến hành nghiên cứu hàng chục đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, hàng trăm đề tài cấp cơ sở, đề tài liên kết với với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều cán bộ của Trường là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Giao thông vận tải, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành.

Nhà trường là một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động xã hội, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục Đào tạo; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trường Đại học Giao thông Vận tải hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế; trở thành đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải và đất nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về Giao thông vận tải và một số lĩnh vực khác; có đẳng cấp trong khu vực và hội nhập Quốc tế; là địa chỉ tin cậy của người học, nhà đầu tư và toàn xã hội.

Sứ mệnh

Trường Đại học Giao thông Vận tải có sứ mạng đào tạo cho ngành Giao thông vận tải và đất nước những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và lòng yêu nghề, có khả năng sáng tạo và tính nhân văn. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các hoạt động của khác của Nhà trường nhằm mang lại những lợi ích với chất lượng tốt nhất cho cộng đồng và xã hội.

Trường Đại học Giao thông Vận tải luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu

Tầm nhìn

Trường Đại học Giao thông Vận tải hướng tải mô hình Đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế; trở thành Đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành Giao thông Vận tải nói riêng và đất nước nói chung.

Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trường đại học đa ngành về khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh tế với nhiều cấp và loại hình đào tạo khác nhau; duy trì vị trí đầu ngành trong lĩnh vực GTVT và trở thành trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Đến năm 2020 hội nhập với các trường tiên tiến tỏng khối ASEAN và một số nước Châu Á, có uy tín về đào tạo và nghiên cứu khoa học và đẳng cấp về lĩnh vực GTVT.

Trường đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên

2. Mục tiêu cụ thể

Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học làm trọng tâm trên cơ sở đổi mới chương trình đào tạo theo chương trình tiên tiến trên thế giới phù hợp với đặc điểm và điều kiện của Việt Nam. Đảm bảo đội ngũ giảng viên về số lượng, chú trọng nâng cao chất lượng về chuyên môn, ngoại ngữ, tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên phát huy năng lực trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Mở rộng qui mô của nhà trường về cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt của sinh viên ở mức tốt nhất; Xây dựng thương hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải để tăng cường sức mạnh đủ sức cạnh tranh hợp tác bình đẳng, chủ động hội nhập trong khu vực và trên thế giới.

Sinh viên, học viên trường đại học GTVT là trung tâm của quá trình đào tạo; được đào tạo toàn diện, phát huy đầy đủ tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của người học nhằm tạo ra đội ngũ kỹ sư giao thông năng động, có chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, có khả năng thích ứng nhanh, có đạo đức, có kỷ luật và lối sống văn hóa.

Cơ sở vật chất

Cùng với sự quan tâm của Nhà nước kết hợp với nội lực của Nhà trường và việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, cơ sở vật chất của Nhà trường đã có một số cải thiện đáng kể. Các phòng thí nghiệm, thực hành có chất lượng, các thiết bị mô phỏng hiện đại đạt chuẩn quốc tế, thư viện với trên 7.000 đầu sách, tàu thực tập 2.000 tấn UT-Glory… đã đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất của Nhà trường không ngừng tăng lên theo từng năm. Hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm, đặc biệt là thí nghiệm công nghệ cao đã và đang được đầu tư mới để đáp ứng nhu cầu đào tạo.

Học phí Trường Đại học Giao thông vận tải bao nhiêu?

TS Nguyễn Xuân Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM đã ký thông báo không tăng học phí năm học 2023- 2024. Theo đó, học phí chương trình đào tạo chuẩn là 354.000 đồng/tín chỉ. Học phí chương trình chất lượng cao là 770.000 đồng/tín chỉ. Học phí này được duy trì liên tục 4 năm nay mà không tăng.

Trường Đại học Giao thông vận tải đứng thứ mấy?

Bảng xếp hạng HCM đứng thứ 30 trong số 191 trường được đánh giá xếp hạng tại Việt Nam. Bảng xếp hạng tổng quát, không liệt kê theo nhóm ngành: Theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2023, Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM đứng thứ 30 trong bảng xếp hạng top 100 trường đại học tại Việt Nam.

Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội có những ngành gì?

NGÀNH CHUYÊN NGÀNH
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT GIAO THÔNG Kỹ thuật An toàn giao thông
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Kỹ thuật môi trường
KHOA CƠ BẢN
TOÁN ỨNG DỤNG Toán ứng dụng

Các chuyên ngành đào tạowww.utc.edu.vn › dao-tao › cac-chuyen-nganh-dao-taonull

Trường Đại học Giao thông vận tải làm nghề gì?

Làm việc trong trường đại học hoặc trung tâm đào tạo, đảm nhận việc giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngành Giao thông vận tải. Ngoài ra, bạn còn có thể làm việc ở các lĩnh vực khác như tư vấn, quản lý dự án, quản lý vận hành và bảo trì phương tiện vận tải...

Chủ Đề