Đánh giá laptop Lenovo Tinhte

Diễn đàn Tag >

Trang thông tin, hình ảnh, video về thinkpad. Các bài viết, tin tức, thảo luận liên quan đến thinkpad.

1 ← 2 3 4 5 6 → 12 Sau > Trang 1 / 12

  1. [IMG]

1 ← 2 3 4 5 6 → 12 Sau > Trang 1 / 12

Đây là review về Lenovo ThinkPad E14 - Tạm ổn cho nhu cầu công tác và di chuyển nhiều của mình. Mình mua nó với giá Hàng công ty cấp, giá bán lẻ đâu đó khoảng 17-18tr.. Hi vọng phần review sẽ hữu ích cho bạn nào muốn mua nhé, nếu bạn có câu hỏi gì thì hãy comment vô bài này nha.


Chào anh em, đợt này mình đi công tác liên tục nên chả có thời gian viết gì cả, tính bỏ qua cuộc thi Review ThinkPad luôn. Nhưng may quá kịp ghé Highland dưới An Giang làm vài tấm hình em E14 đang xài, nên thôi cũng chia sẻ nhanh với anh em vài điểm mình thích và không thích sau 8 tháng gắn bó với em nó trên mọi nẻo đường 😁 Cấu hình chi tiết: - CPU: Intel Core i5-10210U - RAM: 8GB, DDR4, 2666 MHz

- Màn hình: 14.0", 1920 x 1080 Pixel, TN, 60 Hz, 220 nits, LED-backlit

- Đồ họa: Intel UHD Graphics - Ổ cứng: SSD Samsung 512 GB - Hệ điều hành: Windows 10 Home Single Language - Trọng lượng [kg]: 1.77 - Kích thước [mm]: 325 x 232 x 20.5

Mình dùng chủ yếu công việc văn phòng, họp online, trình chiếu và diễn thuyết. Di chuyển liên tục qua các tỉnh thành trong cả nước.

Về mặt thiết kế và ngoại hình, E14 là dòng trung cấp của ThinkPad nên không có quá nhiều để nói, vẫn những góc cạnh vuông vức, đúng chất doanh nhân cũng những điểm nhấn quen thuộc như bàn phím, Trackpoint đỏ, Logo ThinkPad phát sáng. Nói chung nhìn phát là biết ngay Laptop ThinkPad, không thể bị lẫn lộn với các sản phẩm Laptop của thương hiệu khác. Trọng lượng 1.8kg là khá nặng so với người hay di chuyển như mình, đeo hơn nửa năm mà vẫn chưa quen. Được cái khá nhỏ gọn nên khi cần là mình nhét cốp xe nếu di chuyển trong thành phố.

Mình đánh giá thời gian dùng pin của ThinkPad E14 không cao, nhất là khi phải sử dụng ngoài trời, mở độ sáng tối đa, kết nối WiFi tốc độ cao liên tục để vừa họp Online, vừa training và thuyết trình. Tầm khoảng 4 tiếng là máy bất đầu giảm dần độ sáng và chuyển qua chế độ tiết kiệm pin luôn, khiến hiệu năng giảm hẳn. Vì vậy mình phải mua thêm 1 cục sạc 65W để tiện di chuyển, ngoại ra mình cũng mới đặt cục pin dự phòng 20000mAh đầu ra 65W rồi, sẽ Review thêm cho anh em khi hàng về 😆 Một điểm mình rất thích là Lenovo có sẵn phần mềm Lenovo Vantage giúp tự động cập nhật phần mềm, đưa ra những góp ý để quản lý và cải thiện hiệu năng, đặc biệt là báo đầu vào sạc rất chuẩn và nhanh. Lenovo ThinkPad E14 cũng không hề kén sạc, mình xài củ sạc 45-65W của Samsung, Baseus hay Ugreen đều nhận đủ, không như HP cực kỳ kén sạc.

Viền màn hình trên khá dày, phía dưới thì bao dày luôn. Chất lượng hiển thị đủ dùng thôi chứ không quá xuất sắc, độ sáng thấp chỉ 220 nits nên dùng ngoài trời nắng hoặc ánh sáng mạnh là đuối. Loa thì được quảng cáo là được HARMAN tinh chỉnh, những mình thấy bình thường, hơi nhỏ nên chả dùng thuyết trình được khi cần, phải vác thêm cái loa di động.


Bàn phím của ThinkPad thì không phải bàn, với mình thì nó xuất sắc nhất trong những Laptop mình từng dùng, từ dòng Consumer đến Commercial của HP, ASUS, Dell... Mình từng có ý định mua hẳn bàn phím ThinkPad Wireless nhưng nghĩ lại chưa biết dùng vào đâu nên lại thôi :D Trackpad cũng tương tự, mượt mà, dễ làm quen, gần như không cần dùng chuột, phải nói là rất sướng.

Nhược điểm duy nhất chắc là việc phím Fn nằm phía dưới cùng bên trái, anh em sẽ phải làm quen một thời gian. Bị cái khi mình quen rồi thì qua Laptop khác lại hay nhấm nhầm 😔

Số lượng cổng kết nối vừa đủ xài, không dư không thiếu. Cảm biến vân tay nhạy, tuy nhiên anh em lưu ý giữ ngón tay khô nhé, ướt hoặc dơ tý là khỏi nhận luôn.


Tổng kết lại, thật sự mà nói thì Lenovo ThinkPad E14 mình được công ty cấp nên mình thấy nó khá ổn với nhu cầu sử dụng của mình, mình không dám đòi hỏi gì hơn. Tuy nhiên nếu phải bỏ tiền 17-18tr ra mua thì mình chưa ưng lắm về trọng lượng máy và thời lượng pin. Nếu có thể mình sẽ ráng lên dòng T :D

Hi vọng những chia sẻ nhanh của mình sẽ giúp ích được cho anh em. Nếu anh em có thắc mắc gì thì cứ hỏi nhé, mình sẽ ráng trả lời sớm. Giờ mình lại đi công tác tiếp đây 😃]

Về thiết kế bàn phím cũng ít có sự thay đổi qua các thời kỳ nên người dùng không mất nhiều thời gian làm quen. Cách bố trí các phím phù hợp với người dùng văn phòng, khoảng cách hợp lý và khuyến khích các thao tác kết hợp cả hai tay.

Không chỉ vậy, điểm thú vị trong thiết kế ThinkPad 25 là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Bạn có thể sử dụng trỏ chuột cùng hai nút nhấn trái, phải nằm ngay dưới bàn phím hoặc năng động hơn với touchpad cảm ứng đa điểm thông minh. Về cá nhân, mình quen sử dụng touchpad trên các sản phẩm khác nhau nên cảm thấy bất tiện khi quay lại với trỏ chuột và nút nhấn.

Màn hình

ThinkPad Anniversary 25 trang bị màn hình 13,3 inch độ phân giải Full HD. Công nghệp panel IPS với góc nhìn rộng cùng lớp chống chói phủ bên ngoài để giảm bớt sự tán xạ ánh sáng khi bạn cần làm việc ngoài trời hoặc nơi có ánh sáng phức tạp. Đáng tiếc chất lượng hiển thị của màn hình chỉ đạt mức trung bình khi định lượng bằng thiết bị Spyder 4 Elite. Cụ thể khả năng tái hiện dải màu theo tiêu chuẩn sRGB chỉ 73% và theo chuẩn Adobe RGB là 58%.

Tương tự độ sáng cao nhất của màn hình đo thực tế chỉ 202 nit nên cần lưu ý khi sử dụng trong môi trường có nguồn sáng mạnh. Bên cạnh đó, giá trị Color accuracy [tức độ chính xác màu sắc thể hiện] theo thang Delta-E kém nên không thích hợp để dùng cho tác vụ chỉnh sửa hình ảnh hoặc đồ họa.

Dù vậy xét ở mức chi tiết, màn hình ThinkPad 25 vẫn có một vài ưu điểm như độ tương phản [Contrast] và sự đồng nhất về màu sắc [Color Uniformity] cũng gần đạt đến mức tiêu chuẩn.

Hiệu năng tổng thể

Dù là phiên bản mang tính biểu trưng và chỉ được bán tại một số thị trường với số lượng có hạn. Tuy nhiên hiệu năng tổng thể ThinkPad 25 vẫn được đánh giá cao, không hề kém những mẫu laptop mỏng nhẹ Tinhte thử nghiệm gần đây. Bộ đôi chip Core i7-7500U cùng đồ họa rời tầm trung GeForce 940MX đủ đáp ứng tốt yêu cầu xử lý đa nhiệm, đa tác vụ các công việc văn phòng. Thậm chí bạn có thể chơi một số tựa game offline không đòi hỏi cấu hình cao cho nhu cầu giải trí di động; tất nhiên vẫn trong chừng mực nhất định vì những giới hạn của đồ họa di động so với nền tảng để bàn.

Cụ thể với PCMark 10, công cụ benchmark dành riêng cho Windows 10, hệ thống đạt 3.321 điểm hiệu năng tổng thể. Tương tự cấu hình đạt 3.801 điểm trong phép thử PCMark 8 Home và 4.729 điểm phép thử Creative. Chuyển sang phần đánh giá năng lực xử lý đồ họa với 3DMark. Mẫu ThinkPad của Lenovo đạt 8.949 điểm 3DMark Cloud Gate, trong đó điểm đồ họa đạt 13.306 và CPU là 4.170 điểm. Với phép thử Time Spy được thiết kế nhằm khai thác sức mạnh bộ thư viện DirectX 12, cấu hình thử nghiệm đạt 689 điểm, riêng đồ họa GeForce 940MX đạt 615 và chip i7-7500U là 2.206 điểm.

Về tốc độ truy xuất dữ liệu của SSD cũng để lại ấn tượng tốt với tác vụ đọc dữ liệu tuần tự cao nhất đạt 1441,2 MB/s, tác vụ ghi đạt 1.056,8 MB/s. Với PCMark 8 giả lập các tác vụ thường dùng như tốc độ tải game, dựng phim, xử lý hình ảnh, SSD đạt 369,9 MB/s và 5.056 điểm. So với một số laptop mình từng thử nghiệm thì SSD của ThinkPad 25 có sự hài hòa hơn giữa tốc độ đọc và ghi dữ liệu. Bên cạnh đó là mức dung lượng lưu trữ đến 512GB, cho phép tập trung một lượng lớn dữ liệu, thích hợp cho người dùng thích sự gọn nhẹ và tính di động cao.

Thời lượng pin, tản nhiệt

Thời lượng dùng pin thể nghiệm qua công cụ PCMark 8, máy chạy ở chế độ High Performance, độ sáng màn hình giảm xuống mức 40% tương đương khi dùng pin. Kết quả cho thấy thời gian sử dụng liên tục của máy vào khoảng 8 giờ chỉ với một lần sạc pin. Điểm cộng ở phiên bản Anniversary Edition là có đến 2 bộ pin bên trong máy, giúp mở rộng thời lượng dung pin đáng kể. Như vậy bạn có thể an tâm bỏ cục sạc ở nhà, hàng ngày chỉ cần xách máy tính đến văn phòng và tối về sạc pin là xong.

Về hiệu quả tản nhiệt trong môi trường khoảng 28 độ C. Máy hoạt động êm khi chạy ứng dụng văn phòng, gần như không làm ảnh hưởng đến xung quanh cả trong môi trường yên tĩnh. Nhiệt độ CPU ghi nhận qua tiện ích HWMonitor dao động ở 45 độ trong khi khu vực chiếu nghỉ tay là 32,3 độ. Trong phép thử 3DMark Stress test dùng kiểm thử tính ổn định của cấu hình và hiệu quả tản nhiệt. Độ ồn cao nhất đo được ở vị trí quạt làm mát là 61,7 decibel, nhỉnh hơn một chút độ ồn của máy lạnh ở khoảng cách 6m nên vẫn chấp nhận được. Vị trí nóng nhất trên bàn phím ghi nhận ở 54,5 độ và khu vực chiếu nghỉ tay bên trái cũng nhích lên 42,2 độ C.

Tổng quan sản phẩm

ThinkPad Anniversary 25 đã tạo được dấu ấn của một phiên bản đánh dấu chặng đường 25 năm kể từ khi IBM ra mắt mẫu laptop đầu tiên của dòng. Sản phẩm có thiết kế đẹp với những đặc điểm gợi nhớ về ThinkPad đồng thời cũng mỏng gọn và nhẹ hơn đáng kể so với trước.

Về cấu hình phần cứng ThinkPad 25 cũng hề kém những mẫu laptop mỏng nhẹ hiện nay. Chip Core i7-7500U cùng đồ họa rời tầm trung GeForce 940MX đáp ứng tốt các yêu cầu công việc trong khi bộ đôi pin tích hợp mang lại sự tiện dụng, thoải mái hơn đối với người dùng thường xuyên di chuyển. Đáng tiếc là chất lượng hiển thị của màn hình khá kém, cần chú trọng hơn để tương xứng với kỳ vọng từ fan ThinkPad.

Video liên quan

Chủ Đề