Đánh giá học viện lục quân 2

Điểm chuẩn Trường Sĩ Quan Lục Quân 2 - Đại học Nguyễn Huệ 2022, Xem diem chuan Truong Si Quan Luc Quan 2 - Dai hoc Nguyen Hue nam 2022

Điểm chuẩn vào trường Sĩ Quan Lục Quân 2 - Đại học Nguyễn Huệ 2022

Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển 361 chỉ tiêu cho Ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân năm 2022. Trong đó, trường tuyển 11 Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở QK4 [Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế]. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trường Sĩ quan Lục quân 2 năm nay là 18 điểm.

Điểm chuẩn trường Sĩ quan Lục quân 2 năm 2022 đã được công bố đến các thí sinh ngày 16/9. Xem điểm chuẩn phía dưới.

Tra cứu điểm chuẩn Trường Sĩ Quan Lục Quân 2 - Đại học Nguyễn Huệ năm 2022 chính xác nhất ngay sau khi trường công bố kết quả!

Điểm chuẩn chính thức Trường Sĩ Quan Lục Quân 2 - Đại học Nguyễn Huệ năm 2022

Chú ý: Điểm chuẩn dưới đây là tổng điểm các môn xét tuyển + điểm ưu tiên nếu có

Trường: Trường Sĩ Quan Lục Quân 2 - Đại học Nguyễn Huệ - 2022

Năm:

Xét điểm thi THPT

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 7860201 Chỉ huy tham mưu Lục quân A00; A01 24.8 Thí sinh nam quân khu 4
2 7860201 Chỉ huy tham mưu Lục quân A00; A01 23.6 Thí sinh nam quân khu 5. Thí sinh mức 23.6 điểm xét điểm môn Toán >= 7.8
3 7860201 Chỉ huy tham mưu Lục quân A00; A01 23.75 Thí sinh nam quân khu 7
4 7860201 Chỉ huy tham mưu Lục quân A00; A01 24.5 Thí sinh nam quân khu 9

Học sinh lưu ý, để làm hồ sơ chính xác thí sinh xem mã ngành, tên ngành, khối xét tuyển năm 2022 tại đây

>> Xem thêm điểm chuẩn năm 2021

Xét điểm thi THPT

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2022 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Điểm chuẩn Trường Sĩ Quan Lục Quân 2 - Đại học Nguyễn Huệ năm 2022 chính xác nhất trên Diemthi.tuyensinh247.com

Trường Sĩ Quan Lục Quân 2 - Đại học Nguyễn Huệ

Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là mục tiêu, nhiệm vụ xuyên suốt trong 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Trường Sĩ quan Lục quân 2 [Đại học Nguyễn Huệ]. Trong những năm tới, Nhà trường xác định tập trung vào ba đột phá, nhằm góp phần đào tạo ra đội ngũ cán bộ Chỉ huy tham mưu Lục quân cấp phân đội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thăm và kiểm tra
Nhà trường, năm 2020

Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, được thể hiện sâu sắc trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 [khóa XI] “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đó cũng là nhiệm vụ, mục tiêu xuyên suốt của các nhà trường. Đối với Trường Sĩ quan Lục quân 2, nhiệm vụ đó còn mang tính cấp thiết nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của một trung tâm giáo dục, đào tạo cán bộ Quân đội cấp phân đội ở khu vực phía Nam. Những năm gần đây, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết quả học viên tốt nghiệp nhiệm kỳ 2015 - 2020 đạt trên 96,2% Khá, Giỏi [tăng 13,6% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015]. Đội tuyển Nhà trường đạt giải Nhì Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh toàn quân năm 2019; đạt giải Ba Hội thi Olimpic tiếng Anh toàn quân năm 2017 và 2019; giải Nhất khối học viện, nhà trường trong Hội thao thể dục, thể thao toàn quân năm 2017 và 2019. Qua khảo sát tại một số đơn vị, học viên tốt nghiệp ra trường đều hoàn thành được chức vụ ban đầu, có trên 97,3% hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ trở lên. Uy tín, vị thế của Trường trong hệ thống nhà trường Quân đội và hệ thống giáo dục quốc dân được khẳng định.

Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, công tác giáo dục, đào tạo của Nhà trường còn có mặt hạn chế. Chương trình, nội dung đào tạo một số môn học, ngành học còn trùng lặp, có nội dung chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn. Phương pháp dạy - học có sự đổi mới, nhưng còn chậm. Kết quả nghiên cứu khoa học chưa tương xứng với tiềm năng; trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng khai thác, sử dụng trang thiết bị hiện đại, cập nhật công nghệ thông tin, phương pháp dạy học tiên tiến còn hạn chế nhất định. Về cơ cấu độ tuổi, kinh nghiệm và cương vị công tác của đội ngũ giảng viên còn bất cập; số giảng viên qua thực tiễn chiến đấu ngày càng giảm, v.v.

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Nhà trường lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo đảm thực chất, toàn diện, vững chắc; lấy người học làm trung tâm, sát với yêu cầu chức trách, nhiệm vụ của học viên khi ra trường và thực tế huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới”. Để thực hiện tốt chủ trương trên, Nhà trường tập trung thực hiện ba đột phá:

Đột phá chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý - lực lượng giữ vai trò then chốt, quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhà trường đẩy mạnh công tác quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ này theo các tiêu chí: chuẩn hóa về trình độ học vấn, tác phong công tác, phương pháp sư phạm, phẩm chất, đạo đức, lối sống, mỗi cá nhân là một tấm gương sáng cho học viên noi theo. Đi đôi với việc đề nghị Bộ Quốc phòng bổ sung nguồn, Nhà trường chủ động tạo nguồn tại chỗ bằng cách phát hiện, lựa chọn từ số học viên tốt nghiệp loại giỏi, vận động viên có thành tích cao trong các giải thi đấu toàn quân, toàn quốc và cán bộ từ các đơn vị, học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội thuộc chuyên ngành mũi nhọn. Số này được tuyển chọn, sàng lọc chặt chẽ theo quy trình 03 bước: Phòng Đào tạo thẩm định năng lực công tác và trình độ chuyên môn; Phòng Chính trị kiểm tra chất lượng chính trị; Ban Giám hiệu trực tiếp tổ chức sát hạch lần cuối để lựa chọn ra những đồng chí đủ tiêu chuẩn bổ sung vào nguồn. Trên cơ sở rà soát, đánh giá đội ngũ hiện có, Nhà trường thực hiện việc luân chuyển một số cán bộ quản lý sang đội ngũ giảng viên và ngược lại, nhằm phát huy khả năng, sở trường từng cá nhân có đủ các điều kiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường cả trước mắt và lâu dài.

Cùng với đó, Nhà trường gắn đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ với gửi đi đào tạo tại các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội; phối hợp với Cục Nhà trường tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ tin học; cử cán bộ, giảng viên đi thực tế ở các đơn vị để nâng cao năng lực tổ chức, phương pháp dạy - học cho giảng viên, phương pháp tổ chức, chỉ huy cho cán bộ quản lý. Nhà trường chú trọng quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên cả về chất lượng chính trị, năng lực công tác và các mối quan hệ theo đúng thẩm quyền. Công tác đánh giá, nhận xét, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, giảng viên đảm bảo nghiêm túc, chặt chẽ, chính xác, đúng người, đúng việc, đúng sở trường. Để tạo động lực cho cán bộ, giảng viên phấn đấu, rèn luyện, Nhà trường xây dựng và ban hành Quy định chuẩn hóa chức danh, có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý, kể cả những cán bộ đi học dài hạn. Đến nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường được xây dựng tương đối vững chắc, có cơ cấu hợp lý, từng bước được “chuẩn hóa”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Tỷ lệ cán bộ, giảng viên có trình độ sau đại học đạt 49,86% [tăng 18,56% so với năm 2016], 5,78% tiến sĩ [tăng 1,7% so với năm 2016], 18 phó giáo sư, trên 50% cán bộ, giảng viên đã qua thực tế đơn vị theo chức danh đào tạo. Riêng đội ngũ giảng viên có 67% trình độ sau đại học [tăng 2% so với năm 2016].

Đột phá nâng cao chất lượng học viên cả trong công tác tuyển sinh và quá trình giáo dục, đào tạo. Đây là một trong những đột phá được cấp ủy, chỉ huy các cấp quán triệt sâu, kỹ và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị thực hiện đầy đủ các khâu, các bước, công khai, dân chủ trong tuyển sinh quân sự, đảm bảo đúng, đủ số lượng và chất lượng; làm tốt công tác sơ tuyển, như: thẩm định hồ sơ, lý lịch, quan hệ nhân thân, phẩm chất đạo đức, sức khỏe của từng thí sinh. Đồng thời, chỉ đạo sát sao việc tuyển sinh theo đúng quy trình của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực. Quá trình tuyển chọn, ngoài tiêu chuẩn chung cho học viên các trường quân sự, Nhà trường coi trọng động cơ, lòng yêu nghề, yêu Quân đội của học viên; thực hiện tốt “03 gặp” [gia đình, bản thân, đơn vị]. Trên cơ sở nâng cao chất lượng đầu vào, Nhà trường đặc biệt quan tâm sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, tác phong công tác tốt, giàu kinh nghiệm ưu tiên quản lý, chỉ huy, dìu dắt, thực hiện “03 cùng” [cùng ăn, cùng ở, cùng học tập công tác] với học viên, đặc biệt là học viên năm thứ nhất và thứ hai.

Giảng viên đạo diễn tình huống trong Diễn tập chiến thuật

Trong quá trình giáo dục, đào tạo, Nhà trường chỉ đạo các khoa giáo viên và cơ quan chức năng tiếp tục rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu, cắt bỏ những nội dung trùng lặp, cân đối thời gian giữa các khối kiến thức để tăng thời gian huấn luyện thực hành và cập nhật sự phát triển của vũ khí, trang bị, nghệ thuật quân sự, bảo đảm trang bị kiến thức toàn diện nhưng chuyên sâu, phù hợp với đặc thù đào tạo Sĩ quan Chỉ huy tham mưu Lục quân và hòa nhập hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy - học, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, chuyển mạnh từ chú trọng trang bị kiến thức sang phát triển năng lực tư duy vận dụng lý luận vào thực tiễn của người học; chú trọng vận dụng phương pháp dạy - học nêu vấn đề và hướng dẫn nghiên cứu. Ngoài truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu còn tập trung truyền thụ kinh nghiệm quản lý, chỉ huy và một số kỹ năng mềm cho học viên. Tích cực đổi mới và thực hiện nghiêm quy chế thi và kiểm tra, thanh tra, phúc tra kết quả giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp; kiên quyết nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế, bảo đảm đánh giá thực chất, khách quan kết quả, chất lượng học tập của học viên.

Đột phá huy động các nguồn lực, đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Bộ Quốc phòng, Nhà trường đã có hệ thống giảng đường cơ bản với trang thiết bị dạy - học khá đồng bộ. Ngay sau khi nghiệm thu các hạng mục công trình, Nhà trường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị kết hợp khai thác sử dụng với giữ gìn, bảo quản tốt cơ sở vật chất được giao; đầu tư hàng trăm tỷ đồng củng cố doanh trại, cải tạo nâng cấp thao trường, bãi tập, trung tâm huấn luyện dã ngoại; xây dựng, hoàn thiện thao trường kỹ thuật chiến đấu bộ binh, huấn luyện chiến thuật, khu thể dục thể thao cộng đồng; xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị hiện đại tại trung tâm mô phỏng để nâng cao năng lực huấn luyện và thực hành luyện tập với các tình huống sát thực tế chiến đấu theo tiêu chuẩn của Quân đội và chỉ số chiến thuật. Từ nguồn xã hội hóa, Nhà trường đưa vào sử dụng khuôn viên văn hóa, tượng đài Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ. Đây là một biểu tượng của khát vọng, niềm tin và tình cảm kính trọng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường đối với một Hoàng đế - nhà quân sự lỗi lạc, anh hùng của dân tộc Việt Nam. Thông qua đó giúp các thế hệ cán bộ, học viên, công nhân viên, chiến sĩ của Nhà trường noi gương, vận dụng 05 bài học to lớn: “Tự tin, thần tốc, táo bạo, chọn đúng thời cơ, chắc chắn trong hành động” vào trong quá trình học tập, công tác. Bên cạnh đó, Nhà trường chủ động nâng cấp, cải tiến hệ thống thông tin tư liệu, thư viện số, nâng cao chất lượng biên soạn giáo trình, tài liệu; đề nghị cấp trên điều động, bổ sung vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật thế hệ mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy và học. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trong các giờ nghỉ, ngày nghỉ được duy trì có nền nếp, tạo môi trường văn hoá quân sự lành mạnh trong toàn Trường.

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành  và vinh dự được mang tên người Anh hùng “Cờ đào, áo vải  Quang Trung - Nguyễn Huệ”, cán bộ, giảng viên, công nhân viên, học viên, chiến sĩ Trường Sĩ quan Lục quân 2 tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Nhà trường cách mạng, chính quy, tiên tiến, mẫu mực, xứng đáng với danh hiệu đơn vị “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.

Trung tướng, PGS, TS. NGUYỄN NGỌC CẢ, Hiệu trưởng Nhà trường

Chủ Đề