Đánh giá hoạt động kinh doanh nhựa bình minh 2023

CTCP Nhựa Bình Minh [mã: BMP] vừa công bố BCTC quý 2/2023 với doanh thu thuần 1.336 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vốn giảm mạnh giúp lợi nhuận gộp tăng 46,8% lên 572,7 tỷ đồng.

Điều này giúp Nhựa Bình Minh báo lãi ròng 294,6 tỷ đồng trong quý 2, gấp đôi so với cùng kỳ và là mức lãi kỷ lục theo quý từ khi trở thành công ty con của The Nawaplastic Industries [Saraburi] Co., Ltd - thành viên của Tập đoàn SCG [Thái Lan] vào năm 2018.

Ống nhựa PVC Bình Minh. Ảnh: website công ty

Lũy kế 6 tháng, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu thuần hơn 2.776 tỷ đồng, giảm 4% so với nửa đầu năm ngoái và lãi ròng 575,4 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ năm trước.

Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh đạt 3.526 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm gần 60% tài sản với 2.052 tỷ đồng. Hàng tồn kho ở mức 449 tỷ đồng, giảm 22%.

Doanh nghiệp này cũng chỉ có 55 tỷ đồng nợ vay tài chính với toàn bộ là nợ vay ngắn hạn.

Tính đến cuối tháng 6, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 2.756 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 818 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 733 tỷ đồng.

Năm 2023, Nhựa Bình Minh kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 6.357 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế lại giảm 6% so với năm trước, xuống còn 651 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục phá kỷ lục về doanh thu trong một năm.

Chốt phiên 20/7, cổ phiếu BMP có giá 102.700 đồng/cp, tăng gần 80% so với mức 57.500 đồng/cp hồi cuối tháng 3.

Vốn hoá thị trường cũng theo đó tăng lên hơn 8.400 tỷ đồng, đưa Nhựa Bình Minh tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp giá trị nhất ngành nhựa trên sàn chứng khoán.

Cổ phiếu BMP bứt phá mạnh, cổ đông vui nhất có lẽ là The Nawaplastic Industries [Saraburi] Co., Ltd, đang nắm giữ 55% vốn tại doanh nghiệp nhựa này.

The Nawaplastic trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh từ đầu tháng 3/2012 sau khi chi ra khoảng 243 tỷ đồng mua vào 5,85 triệu cổ phiếu BMP, tương ứng tỷ lệ 16,72% vốn thời điểm đó. Tổ chức này sau đó chi thêm khoảng 50 tỷ đồng để âm thầm gom thêm cổ phần và nâng sở hữu lên trên 20% vào cuối năm 2012.

"Đại gia" Thái Lan thực sự gây chú ý khi "ôm" trọn lô 24,13 triệu cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần hồi tháng 3/2018. Với giá trúng bình quân bằng giá khởi điểm 96.500 đồng/cổ phiếu, ước tính The Nawaplastic đã chi ra khoảng 2.300 tỷ đồng cho thương vụ trên.

Cổ đông này sau đó không hề giấu diếm tham vọng chi phối Nhựa Bình Minh khi liên tục tăng sở hữu.

Đến giữa năm 2018, tổ chức này đã nắm trên 54% cổ phần sau khi bỏ ra khoảng 130 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu. Vào đầu tháng 3 năm nay, The Nawaplastic tiếp tục chi thêm khoảng 25 tỷ đồng để nâng sở hữu tại Nhựa Bình Minh lên xấp xỉ 55%. Ước tính, tổ chức này đã chi ra tổng cộng khoảng 2.750 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần BMP như hiện nay.

Báo cáo triển vọng ngành nhựa xây dựng từ Chứng khoán Vietcombank [VCBS] nhận định, giá PVC trong nửa cuối năm 2022 và trong năm 2023 sẽ duy trì ở mặt bằng giá thấp trong vùng 800 - 1.000 USD/tấn giúp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành nhựa tích cực.

Cụ thể, nguồn cung thiếu hụt tại Mỹ đã phục hồi và nguồn cung trên thế giới tăng mạnh từ kế hoạch mở rộng của các doanh nghiệp lớn. Từ nay tới năm 2026, công suất PVC sẽ tăng 17% lên mức 70 triệu tấn/năm. Đồng thời, nhu cầu PVC sụt giảm mạnh tại Trung Quốc do thị trường bất động sản hụt hơi.

Cho tới hết năm 2023, VCBS nhận định nhu cầu cho nhựa PVC sẽ tiếp tục yếu khi số lượng các dự án bắt đầu triển khai tại Trung Quốc tại thời điểm hiện tại rất thấp [do ống nhựa được sử dụng nhiều khi các dự án hoàn thành và phải mất trên 1 năm từ thời điểm bắt đầu xây dựng].

SCG, "gã khổng lồ" đến từ Thái Lan là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á với 3 lĩnh vực kinh doanh chính là Xi măng - Vật liệu xây dựng [Cement-Building Materials], Hóa dầu [Chemicals], và Bao bì [Packaging]. Tập đoàn bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992 và đang từng bước mở rộng đầu tư vào các doanh nghiệp trong cả 3 lĩnh vực trụ cột.

Hiện tại, Tập đoàn SCG có hơn 20 công ty thành viên đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài Nhựa Bình Minh, “đại gia” Thái Lan còn đầu tư vào nhiều doanh nghiệp tên tuổi khác như Prime Group, Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Bao bì Tín Thành [Batico], Bao bì Biên Hòa [Sovi], Nhựa Duy Tân,…

Năm 2023, Nhựa Bình Minh đặt mục tiêu 651 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế giảm 6% so với cùng kỳ, đề xuất trả cổ tức bằng tiền đợt 2 năm 2022 với tỷ lệ 53%.

CTCP Nhựa Bình Minh [Mã: BMP] vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến diễn ra tại TPHCM vào ngày 28/4. Năm 2023, công ty đặt mục tiêu 6.357 tỷ đồng doanh thu tăng 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế khoảng 651 tỷ đồng giảm 6% so với năm 2022. Mức chia cổ tức năm 2023 dự kiến tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC của Nhựa Bình Minh.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC của Nhựa Bình Minh.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, công ty dự kiến trả cổ tức đợt 2 năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 53% [1 cổ phiếu nhận được 5.300 đồng]. Với gần 82 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Nhựa Bình Minh cần chi 434 tỷ đồng trả cổ tức.

Trước đó, ngày 26/10/2022, công ty đã trả cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2022 với tỷ lệ 31% cho cổ đông.

Ngoài ra, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Nhựa Bình Minh dự kiến bầu thành viên HĐQT [5 người] và ban kiểm soát [3 người] cho nhiệm kỳ mới.

Chủ Đề