Đánh giá công tác tài chính kế toán năm 2024

Mục đích của nghiên cứu là đánh giá chất lượng công tác quản lý tài chính, công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh. Cơ sở dữ liệu bao gồm phản hồi từ 62 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh tỉnh Vĩnh Long và ý kiến trả lời từ 10 chuyên gia có am hiểu và người trực tiếp xét duyệt, thẩm định quyết toán của các đơn vị sự nghiệp công lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc đánh giá chất lượng từ hai phía có sự khác biệt. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu cho thấy những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý tài chính, công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh. Từ đó tác giả khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, công tác kế toán góp phần nâng cao năng lực quản trị của các đơn vị này.

Bài viết của TS. Lâm Thị Trúc Linh * Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số tháng 9/2020 của TW Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.

File đính kèm

giai-phap-nang-cao-CLCT-quan-ly-tai-chinh-don-vi-SNCN-cap-tinh.pdf

Báo cáo tại Lớp tập huấn, Trưởng phòng nghiệp vụ 3, Thanh tra Bộ Tài chính Bùi Quang Đức cho biết, công tác tự kiểm tra và kiểm tra tài chính là hoạt động rất quan trọng tại các đơn vị. Vì vậy, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua các luật như: Luật Kế toán năm 2015; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các quy định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Kế toán năm 2015; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2028 và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Mục đích của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán nhằm:

Đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, tình hình chấp hành công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị.

Đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lương, quỹ thưởng, các quỹ của cơ quan và công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong đơn vị.

Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị.

Nhiệm vụ của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán:

Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị, của công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và các hoạt động khác.

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị được cung cấp thông qua báo cáo tài chính và các báo cáo khác.

Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến tình hình chi tiêu ngân sách nhà nước và các quỹ tại đơn vị. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu ngân sách nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đơn vị.

Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã được phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó.

Về yêu cầu của công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán:

Trường hợp tự kiểm tra định kỳ, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải được lập kế hoạch và tiến hành theo đúng trình tự quy định, có các bước công việc và phương pháp thực hiện riêng biệt đảm bảo tính phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau.

Đơn vị phải thông báo hoặc công khai cho các đối tượng liên quan trong đơn vị được biết trước khi tiến hành kiểm tra nhằm hạn chế sự lệch hướng trong quá trình kiểm tra và không bị thiên lệch theo ý chí chủ quan của người kiểm tra.

Quá trình thực hiện tự kiểm tra luôn phải chấp hành theo quy định của các chếđộ, chính sách hiện hành của Nhà nước, phải phân biệt rõ ràng, minh bạch những việc làm đúng và những việc làm sai. Những sai phạm đều phải được làm rõ, tìm ra nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thểđối với tổ chức, cá nhân mắc sai phạm.

Quá trình thực hiện tự kiểm tra luôn phải đảm bảo tính khách quan từ khâu tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra đến khâu đưa ra kết luận về kết quả kiểm tra.

Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải đảm bảo tính liên tục, thường xuyên, không được tạo nên sự gò ép, căng thẳng đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị. Cần có biện pháp giáo dục, tuyên truyền để mọi người đều có trách nhiệm tham gia công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán.

Những kết luận của việc tự kiểm tra phải được nêu rõ ràng, chính xác và chặt chẽ. Mỗi điểm kết luận phải có tài liệu chứng minh. Tuỳ hình thức kiểm tra để có kết luận kiểm tra phù hợp, có thể kết luận từng phần hoặc toàn bộ công tác tài chính, kế toán của đơn vị.

Trong các đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm tra, bộ phận kiểm tra phải lập báo cáo kiểm tra. Báo cáo kiểm tra phải nêu từng bước của quá trình kiểm tra, nội dung và các phần hành của công việc kiểm tra. Trong các báo cáo phải nêu ra những tồn tại và các kiến nghị sửa chữa, khắc phục.

Báo cáo viên Bùi Quang Đức cũng giới thiệu với các đại biểu và học viên một số nội dung: Hình thức tự kiểm tra tài chính, kế toán; Nội dung tự kiểm tra; Quy trình và thủ tục tự kiểm tra; Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và người được giao nhiệm vụ kiểm tra.

Quang cảnh Lớp tập huấn

Tại Lớp tập huấn, ông Bùi Quang Đức giới thiệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự kiểm tra tài chính, cụ thể:

Một là, cần nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ công chức, viên chức, người lao động về việc phát huy quyền dân chủ trong kiểm tra, giám sát việc quản lý tài chính, tài sản, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Hai là, Thủ trưởng đơn vị phải luôn coi trọng hoạt động tự kiểm tra tại cơ quan, đơn vị mình, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. Tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra; tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền; xử lý hoặc phối hợp với cơ quan của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị và việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản công, tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và những nội dung khác theo quy định của pháp luật…

Ba là, cần có các chính sách quy định theo hướng tổ chức kiểm toán nội bộ phù hợp với từng cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế, cho phép các cơ quan tài chính kiêm thực hiện kiểm toán nội bộ hoặc có quyền thuê kiểm toán độc lập để tiến hành kiểm toán nội bộ. Đồng thời bổ sung chế tài xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động tự kiểm tra tài chính kế toán của các đơn vị Nhà nước.

Bốn là, nâng cao vai trò của việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật; kịp thời đưa tin kết quả công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; biểu dương những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Năm là, coi trọng chất lượng cán bộ. Việc bổ nhiệm đề bạt người đứng đầu đơn vị cần xem xét kỹ đến tính gương mẫu, đạo đức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nâng cao trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của người được giao công tác kiểm tra trong nội bộ đơn vị, kiểm toán viên nội bộ…

Chủ Đề