Đánh giá cơ cấu tài sản của vận tải biển

Các dữ liệu mới nhất cho thấy, chỉ số vận tải đường biển Baltic Dry, đo lường chi phí vận chuyển hàng khô trên toàn thế giới, đang có xu hướng hồi phục trở lại kể từ đầu tháng 09/2023 và đang ở mức cao nhất từ đầu năm đến nay, mặc dù vẫn thấp hơn 3 lần so với mức đỉnh điểm hồi đầu tháng 10/2021.

Giá cước vận tải container đường biển cũng đã giảm về mức trước dịch. Chỉ số container toàn cầu - đại diện cho giá cước vận tải container đã mất hơn 80% so với mức đỉnh hồi tháng 09/2021, quay lại mức giá gần với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra.

Đồng thời, chỉ số cước thuê tàu container Harpex Index kể từ khi giảm mạnh vào tháng 7/2023 đã có dấu hiện chững lại, tạo đáy và hồi phục.

Chỉ số giá cước container 40 feet từ cảng Thượng Hải [Trung Quốc] đến các cảng lớn trên toàn cầu từ tháng 10/2022 đến nay. [Nguồn: Drewry]

Theo đánh giá của Yuanta Securities Vietnam [YSVN], nhiều yếu tố đang hỗ trợ giá cước vận tải và giá cước thuê tàu sẽ phục hồi từ cuối năm 2023 và trong năm 2024. Cụ thể, giá cước đã về mức nền thấp so với giai đoạn trước đó và về ngang bằng với giai đoạn trước dịch COVID-19 nên sẽ khó giảm thêm. Trong khi đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu phục hồi khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục và lạm phát hạ nhiệt. Ngoài ra, nguồn cung tàu không tăng thêm nữa.

Tổng khối lượng hàng hoá [triệu tấn] thông qua các cảng biển tại Việt Nam. [Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam, YSVN]

Tại Việt Nam, tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 495,8 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2022. Sau khi giảm tốc kể từ quý 2 - quý 3/2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển có dấu hiệu tạo đáy trong quý 1/2023 và bắt đầu quay trở lại đà hồi phục.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 497,66 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu đã có dấu hiệu tạo đáy từ đầu năm và hồi phục dần những tháng gần đây.

Đồng thời, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã phục hồi tích cực. Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng vốn FDI đăng ký đạt 20,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2022; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 15,9 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Dòng vốn FDI vào nước ta được dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Tất cả những yếu tố trên được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nhóm doanh nghiệp cảng biển và vận tải biển, theo YSVN.

Cổ phiếu cảng biển, vận tải biển nào sẽ hưởng lợi?

Theo đánh giá của YSVN, mã cổ phiếu HAH của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An [Xếp dỡ Hải An] và mã cổ phiếu GMD của Công ty Cổ phần Gemadept [Cảng Gemadept] sẽ là hai mã cổ phiếu hưởng lợi lớn nhất từ sự phục hồi của ngành cảng biển và vận tải biển. Cụ thể:

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu HAH của Xếp dỡ Hải An kể từ đầu năm 2023 đến nay. [Nguồn: TradingView]

Đối với Xếp dỡ Hải An sẽ hưởng lợi từ việc giá cước vận tải phục hồi. Doanh nghiệp này đang sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam và tiếp tục mở rộng quy mô, dự kiến nhận thêm 4 tàu container mới cỡ 1.800 TEU trong giai đoạn 2023 - 2024, nâng tổng sức chở đội tàu lên 23.000 TEU vào cuối năm 2024. Đây sẽ là lợi thế để Xếp dỡ Hải An gia tăng thị phần, mở rộng tệp khách hàng khi thị trường sôi động trở lại, theo YSVN.

Bên cạnh đó, Xếp dỡ Hải An còn đang duy trì cơ cấu nguồn vốn lành mạnh, tổng nợ vay cuối quý 2/2023 đạt 1.171 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm trước và giảm 8% so với quý 1/2023. Tỷ lệ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này chỉ ở mức thấp khoảng 0,4 lần.

Mức định giá P/E, P/B của cổ phiếu HAH. [Nguồn: Fiinpro, YSVN]

Xem thêm: "Xếp dỡ Hải An [HAH]: Bất ngờ điều chỉnh giảm 19% mục tiêu lợi nhuận năm nay" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Về mặt phân tích kỹ thuật, mã cổ phiếu GMD đang được giao dịch tại mức P/E 7.9x lần - mức khá thấp so với trung bình 3 năm trở lại đây của cổ phiếu này, theo YSVN.

Sau khi lập đỉnh vào tháng 9/2021, giá cước vận tải biển bắt đầu dấu hiệu điều chỉnh, đặc biệt giảm mạnh trong 6 tháng cuối năm 2022 và tiếp tục giảm thêm trong những tháng đầu năm 2023.

Kinh tế toàn cầu ảm đạm, sức tiêu dùng suy giảm ảnh hưởng lớn đến thị trường vận tải biển quốc tế, trong đó có Việt Nam. Các khu vực cảng biển tại Việt Nam có khối lượng thông qua cao nhất trong cả nước đều giảm sút.

DƯ THỪA TÀU, VẬN TẢI BIỂN KHÔNG CÒN HƯỞNG LỢI TỪ GIÁ CƯỚC

Đánh giá về hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển những tháng cuối năm tại Hội nghị sơ kết và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam [VIMC] vừa tổ chức, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cho biết diễn biến của thị trường tàu hàng khô trong 6 tháng cuối năm được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn.

Theo các công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu, tốc độ tăng trưởng của thị trường tàu hàng khô trong năm 2023 sẽ đạt mức 1,5 - 2,5%. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2023, số lượng tàu hàng khô đóng mới được giao ở mức cao, cũng vẫn tác động mạnh lên nguồn cung tàu và giá giao ngay sẽ khó có thể tăng trưởng lên mức cao như hồi 2022.

Thị trường tàu container trong nửa cuối năm 2023 được dự báo sẽ diễn biến chậm do số lượng tàu đóng mới được giao ở mức cao [120 chiếc], trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển hàng hoá thấp như hiện nay sẽ xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung. Các hãng tàu được cho là sẽ tiếp tục giảm giá cước vận chuyển như trong nửa đầu năm để đảm bảo hoạt động của đội tàu.

Do đó, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh đề nghị tổng công ty tiếp tục thực hiện tốt công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, theo dõi sát diễn biến thị trường vận tải biển để có giải pháp ứng phó kịp thời, đảm bảo hiệu quả hoạt động vận tải biển không bị giảm sút nhiều so với năm 2022.

Đối với hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển, tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, ước tính trong 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển vẫn sẽ tiếp tục giảm khoảng 3%, đạt khoảng 359,467 triệu tấn.

Trước đó, khối lượng hàng hóa qua cảng biển trong 5 tháng đầu năm đạt 296,102 triệu tấn [không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng], giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022. Các khu vực cảng biển có khối lượng thông qua cao nhất trong cả nước đều giảm sút. Cụ thể, khu vực Vũng Tàu giảm 13%, Hải Phòng giảm 3%, TP. HCM giảm 3%.

DOANH THU SỤT GIẢM ĐÁNG KỂ

Trong bối cảnh khó khăn trên, lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn đề nghị VIMC cần có giải pháp cơ cấu lại và khai thác tối đa hiệu quả hoạt động của các cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn, các cảng nước sâu khu vực Cái Mép - Thị Vải... để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, trên cơ sở hệ sinh thái cảng biển - vận tải biển - dịch vụ logistics mà tổng công ty định hướng, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh đề nghị VIMC xây dựng phương án, có các cơ chế, chính sách, giải pháp thị trường phù hợp để kết nối các đơn vị thành viên.

Đồng thời, duy trì cung cấp dịch vụ cho các khách hàng hiện hữu; tiếp cận và từng bước hợp tác với các khách hàng lớn, tiềm năng; cung cấp dịch vụ chuỗi cho các khách hàng là các chủ hàng có khối lượng hàng hóa vận chuyển nội địa và xuất nhập khẩu lớn.

Về hoạt động đầu tư phát triển, tổng công ty cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư, gắn với bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; ưu tiên tập trung nhân lực, vật lực cho các dự án; tuân thủ các quy trình, thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án; đồng thời tuyệt đối không để xẩy ra sai phạm, thất thoát, lãng phí... trong đầu tư.

Đối với các dự án đang trình xin các cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh yêu cầu VIMC bám sát các bộ ngành, cơ quan liên quan để báo cáo, giải trình nhằm sớm đạt được phê duyệt chủ trương đầu tư để tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo của dự án, đảm bảo các thủ tục được thực hiện theo đúng trình tự, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Về nội dung tăng cường hiệu quả quản trị doanh nghiệp, theo Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh, nhóm người đại diện vốn nhà nước tại VIMC khẩn trương phối hợp với hội đồng quản trị chỉ đạo VIMC ban hành quy chế đầu tư vốn và quản lý vốn đầu tư của VIMC tại các đơn vị có vốn góp theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban...

So sánh với cùng kỳ, doanh thu hợp nhất toàn VIMC sụt giảm trên 21% [tương ứng sụt giảm 2.379,5 tỷ đồng]; trong đó, công ty mẹ giảm 25%, tương ứng giảm gần 300 tỷ đồng, khiến cho lợi nhuận 6 tháng đầu năm của VIMC cũng sụt giảm mạnh.

Liên quan về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, lãnh đạo VIMC cho biết trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thị trường hàng hải thế giới, chỉ số BDI [chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic] đạt mức trên 1.200 điểm trong tháng 1/2023, giảm về 700 điểm trong tháng 2, tăng liên tiếp lên mức 1.600 điểm trong tháng 3, 4 và 5/2023 và giảm về khoảng 1.200 điểm trong tháng 6/2023.

Trong bối cảnh đó, sản lượng vận tải biển 6 tháng đầu năm 2023 của VIMC đạt 9,8 triệu tấn, sản lượng thông qua cảng 6 tháng đầu năm đạt 52,3 triệu tấn.

Doanh thu hợp nhất toàn VIMC 6 tháng đầu năm đạt 8.703,5 tỷ đồng, trong đó, công ty mẹ đạt 896,2 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của VIMC đạt 1.555,5 tỷ đồng, trong đó, công ty mẹ đạt 141,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VIMC cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, có nhiều sáng kiến tại các diễn đàn quốc tế, khu vực, như: tham gia là họp thường niên Hiệp hội chủ tàu lần thứ 32 tại Trung Quốc với sáng kiến “Vận tải xanh, chính sách thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuyền viên”; kết nối với các trung tâm phân phối sắt thép, ô tô, hàng nông sản tại Trung Quốc; tham gia Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hà Lan: Sáng kiến về chuyển đổi số đối với vận tải thủy nội địa; tổ chức Tọa đàm “Hàng hải Việt Nam phát triển xanh và bền vững” tại VIMC với sự tham gia của Tổng Thư ký của Tổ chức Hàng hải Quốc tế [IMO]...

Chủ Đề