Đánh giá chính sách chi trả dịch vụ rừng năm 2024

[TN&MT] - Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng [DVMTR] đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Nhờ có tiền DVMTR, người nhận khoán bảo vệ, phát triển rừng có thêm nguồn thu cải thiện cuộc sống; đơn vị chủ rừng và quản lý rừng có nguồn tái đầu tư cho phát triển rừng, phát triển hạ tầng.

Chính sách chi trả DVMTR giúp nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng và hộ nhận khoán rừng từng bước được nâng cao. Cơ bản người dân đã có ý thức hơn trong thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng trên cơ sở hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình. Qua đó giúp giảm đáng kể tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh về cả số vụ và mức độ thiệt hại.

Ông Trần Xuân Tâm, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tỉnh Điện Biên, cho biết: Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 về chính sách chi trả DVMTR là một bước ngoặt chính sách đối với nghề rừng cho các địa phương có rừng. Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng giúp nâng cao năng lực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng.

.jpg]Nhờ có tiền DVMTR, người nhận khoán bảo vệ, phát triển rừng có thêm nguồn thu cải thiện cuộc sống, yên tâm gắn bó với rừng.

​Bên cạnh đó, về khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội thì chính sách chi trả DVMTR đã tạo động lực cho các bên liên quan tham gia bảo vệ phát triển rừng. Thông qua chính sách, đã tạo ra mối liên kết mang tính bền vững giữa người sử dụng và người cung ứng DVMTR. Các chủ rừng, người bảo vệ rừng hiểu được giá trị DVMTR, thấy được trách nhiệm và quyền lợi của việc cung ứng dịch vụ giúp cho người dân yên tâm gắn bó với rừng.

Theo đó, việc chi trả tiền DVMTR đã trực tiếp giúp nhiều địa phương có kinh phí để triển khai công tác bảo vệ rừng; các chủ rừng và các hộ nhận khoán rừng có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Các chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và hộ nhận khoán bảo vệ rừng cũng được hưởng toàn bộ tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả. Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR vì vậy về cơ bản đã có những tác động tích cực đến công tác quản lý và bảo vệ rừng ở các khu vực, địa phương có cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thực hiện chi trả tiền DVMTR cho hơn 4.608 chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân, có những hộ được số tiền cao nhất trong một năm lên đến: 120 triệu đồng/năm.

.jpg]Rừng Điện Biên ngày càng xanh tốt nhờ được bảo vệ và chăm sóc

Ngoài việc hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình nhận khoán và bảo vệ rừng, một số thôn bản đã họp bàn thống nhất sử dụng nguồn tiền DVMTR để đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội phục vụ lợi ích chung của thôn như: Làm mới và tu sửa đường giao thông nông thôn, xây dựng, tu sửa, làm mới công trình nhà văn hóa, trụ sở thôn, điểm trường. Tiền DVMTR mua cây giống trồng rừng và giúp cho người dân vay vốn hỗ trợ sản sản xuất phát triển kinh tế. Có thể nhận thấy, chính sách chi trả DVMTR không những giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ, PCCCR, mà còn góp phần tạo sinh kế, giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với nghề rừng.

Từ những kết quả thực tiễn đã minh chứng cho thấy, cùng với các nguồn thu nhập khác từ rừng, tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người dân gắn bó với rừng. Chính sách chi trả DVMTR có tác động rất lớn trong việc cải thiện đời sống của người dân, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ rừng, từ đó giúp ổn định an ninh, chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Chính sách chi trả DVMTR triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2013, được xem là một trong những chính sách đột phá trong bảo vệ và phát triển rừng bởi chuyển hướng tiếp cận từ chỗ dựa hoàn toàn vào ngân sách sang huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách và xã hội hóa cho việc quản lý và bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa Bình Phước

Theo báo cáo tại hội thảo, nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng từng bước trở thành một nguồn tài chính ổn định, khoảng 1.000-1.300 tỷ đồng/năm. Từ nguồn thu này giúp giảm áp lực chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư lâm nghiệp hàng năm từ 22-25%.

Với mức chi trả trung bình 250.000 đồng/ha, chính sách này đã bổ sung thêm thu nhập trung bình từ 1,8-2 triệu đồng/hộ/năm cho gần 349.000 hộ gia đình cùng hơn 5.700 nhóm hộ, cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ gần 5 triệu ha rừng trên toàn quốc.

Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, ngành lâm nghiệp đặt ra 3 tiêu chí thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng là minh bạch, công bằng và bền vững.

Theo ông Ngãi, minh bạch là thiết lập lại thể chế, hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương chi tiền với chính sách rõ ràng và minh bạch đến tận chủ rừng, người được nhận dịch vụ đã có đóng góp thực sự hiệu quả vào môi trường rừng. Đồng thời để minh bạch sẽ đưa hệ thống cơ quan giám sát vào hoạt động tốt hơn.

Công bằng cũng phải đảm bảo ở hai khía cạnh. Một là người dân tạo ra dịch vụ môi trường rừng thì phải được hưởng quyền đó. Hai là, cơ quan, cá nhân, đơn vị nào sử dụng dịch vụ phải chi trả dịch vụ. Nếu người dân được trả dịch vụ đó thì cũng cần công bằng ở chỗ ai đóng góp nhiều sẽ được nhiều.

Bền vững là phải tạo ra được hai tiêu chí quan trọng là đáp ứng được yêu cầu của ngành lâm nghiệp là bảo vệ phát triển rừng tốt và người dân khi tham gia thực sự được hưởng quyền lợi đó, tạo ra thu nhập, động lực để bảo vệ và phát triển rừng.

Tuy nhiên, các nguồn thu phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng chính hiện mới khai thác được từ thủy điện, du lịch, nước sạch. Một số dịch vụ khác như tích lũy carbon, nuôi trồng thủy sản, nước công nghiệp vẫn còn khó khăn. Bên cạnh đó, dịch môi trường rừng vẫn còn không đồng đều trên cả nước. Nơi nào có dịch vụ môi trường rừng nơi đó có tiền thu, còn nơi nào không có dịch vụ môi trường rừng nơi đó không có nguồn thu, từ đó tạo sự chênh lệch.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận về gắn kết chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng với các chính sách khác đang được triển khai thực hiện như: Tái cơ cấu các nông, lâm trường quốc doanh, sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái, hay thúc đẩy mô hình đồng quản lý trong hệ thống rừng đặc dụng… nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rừng ở Việt Nam trong tương lai.

Theo ông Phạm Hồng Lượng, Phó Giám đốc Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và các thông tư hướng dẫn thi hành, cần xây dựng và triển khai thí điểm hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát phục vụ chi trả. Đặc biệt là thí điểm chính sách liên quan tới cơ sở sản xuất công nghiệp và nuôi trồng thủy sản...

Chủ Đề