Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 đã khẳng định cách mạng miền Bắc

Mục lục

Đại hội lần thứ III của Đảng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà

Thứ năm, 7/1/2021 | 11:23:49 Sáng

[HBĐT] - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp từ ngày 5 - 10/9/1960 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 500 nghìn đảng viên.


Đại hội diễn ra trong bối cảnh chung: Hệ thống XHCN thế giới do Liên Xô đứng đầu đã lớn mạnh vượt bậc, có ảnh hưởng sâu rộng trong quan hệ quốc tế, giữ vai trò quyết định đến giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới; tạo ra những thuận lợi mới cho phong trào cách mạng các nước. Ở Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Hiệp định Geneva được ký kết [ngày 21/7/1954], hòa bình được lập lại ở Đông Dương. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN và trở thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Ở miền Nam, cuộc đấu tranh của Nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai diễn ra quyết liệt.

Căn cứ vào đặc điểm đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, đại hội đề ra đường lối chung cho cách mạng Việt Nam: Đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Báo cáo chính trị của BCH T.Ư Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III chỉ rõ:

Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt làm hai. Song, hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một mục tiêu chung là thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc.

Miền Bắc là căn cứ địa chung của cả nước, sự lớn mạnh không ngừng của miền Bắc không những nâng cao lòng tin tưởng, cổ vũ tinh thần hăng hái cách mạng của đồng bào yêu nước miền Nam, mà còn làm cho lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng trên phạm vi cả nước ta càng nghiêng về phía cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi cuối cùng...

Mặt khác, muốn cho miền Bắc có hoàn cảnh hòa bình để xây dựng CNXH, muốn giữ gìn hòa bình ở Đông Dương và trên thế giới, miền Nam cần phải kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, làm thất bại chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của chúng, đánh đổ ách thống trị tàn bạo của chúng. Ngoài con đường đấy ra, không có con đường nào khác.

Đối với cách mạng XHCN ở miền Bắc, đại hội thông qua Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất [1961-1965], với những nhiệm vụ cơ bản: Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, ưu tiên phát công nghiệp nặng, phát triển toàn diện nông nghiệp. Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Nâng cao trình độ văn hóa của Nhân dân. Cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của Nhân dân lao động. Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự an ninh, bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Đại hội thông qua: Nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối của Đảng; Nghị quyết về ngày thành lập Đảng; Điều lệ Đảng [sửa đổi]; Lời kêu gọi của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam.

Đại hội bầu BCH T.Ư khóa mới gồm 78 đồng chí, trong đó có 47 ủy viên chính thức, 31 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Đảng; đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đảng.

[Còn nữa]


P.V [TH]


Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII trình,

Thực hiện quy trình bầu các Phó Chủ nhiệm; phân công nhiệm vụ Thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thực hiện quy trình bầu các đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí Thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đưa Hòa Bình phát triển nhanh, bền vững

[HBĐT] -Sau hơn 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, phát huy dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp, hoàn thành các chương trình, kế hoạch đề ra.Đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh ta, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy về những đóng góp của đoàn đại biểu tỉnh với đại hội, cũng như giải pháp nhằm đưa Nghị quyết Đại hội [NQĐH] lần thứ XIII của Đảng vào thực tiễn tỉnh nhà. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Diễn văn bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Đại hội Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III: Lãnh đạo đấu tranh thống nhất đất nước

08:06 - Thứ Bảy, 16/01/2021 Lượt xem: 3780 In bài viết

Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II [năm 1951], Đảng Lao động Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến kiến quốc giành nhiều thắng lợi quan trọng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là đòn quyết định chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Pháp gây ra và được đế quốc Mỹ giúp sức. Thế nhưng đã 6 năm trôi qua, nước ta chưa được thống nhất như Hiệp định Giơnevơ [ký ngày 20-7-1954] quy định do Mỹ - Diệm phá hoại hiệp định. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng có nhiệm vụ quan trọng là xác định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến 10-9-1960. Tham dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên cả nước.

Khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyết tâm thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân: “Ngày nào mà chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng được miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ - Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên”.

Đại hội đã nghe Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn trình bày; Báo cáo về sửa đổi Điều lệ Đảng do đồng chí Lê Đức Thọ trình bày; Báo cáo về phương hướng và nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất do đồng chí Nguyễn Duy Trinh trình bày và nhiều tham luận khác. Đại hội nhất trí thông qua nhiệm vụ và phương hướng của Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961-1965], thông qua Điều lệ sửa đổi của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết định đường lối chung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đường lối đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Đại hội quyết định đường lối tổ chức để tăng cường sức chiến đấu và sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới của cách mạng.

Phát biểu bế mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước mắt chúng ta còn nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta nhất định vượt qua mọi khó khăn. Vì chúng ta có chủ nghĩa Mác - Lênin vĩ đại dẫn đường. Vì chúng ta có cả phe xã hội chủ nghĩa hùng mạnh đứng đầu là Liên Xô vĩ đại, có hơn 80 đảng anh em với hơn 35 triệu đồng chí đoàn kết một lòng, có cả lực lượng dân tộc độc lập và hòa bình dân chủ thế giới to lớn giúp đỡ và ủng hộ chúng ta. Vì toàn thể cán bộ đảng viên ta đoàn kết chặt chẽ quyết tâm biến Nghị quyết Đại hội thành ý chí của toàn dân để giành thắng lợi mới”.

Thay mặt Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước hăng hái tiến lên, ai nấy đều cố gắng để trở thành những người lao động tiên tiến, những chiến sĩ tiên tiến. Người khẳng định: “Mười lăm năm trước đây, chỉ có 5.000 đảng viên và trong những điều kiện cực kỳ khó khăn mà Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi. Ngày nay, Đảng ta có hơn 50 vạn đồng chí, lại có những điều kiện rất thuận lợi cho nên Đảng nhất định lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà đến thắng lợi”.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tin xem nhiều

  • Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng: Nhiều quyết sách chỉ đạo quan trọng

    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 - 10/9/1960. Ảnh: Báo Nhân dân

    Video liên quan

Chủ Đề