Đặc điểm chung của thuốc phát tán phong hàn

Thuốc phát tán phong hàn là gì?

Trong Y học cổ truyền sử các thuốc phát tán phong hàn được sử dụng điều trị bệnh bằng cách làm nóng cơ thể bên ngoài để tiết ra mồ hôi nhẹ và đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài. Đây là các vị thuốc đông y giúp điều trị các triệu chứng như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, cảm lạnh, đau họng…

Thuốc phát tán phong hàn có đặc điểm vị cay, tính ấm, phần lớn qui kinh phế [liên quan đến phế chủ bì mao]. Thuốc có công dụng: Giải biểu, phát hãn, phát tán phong hàn,thông kinh hoạt lạc, chỉ thống do làm thông dương khí.

Thuốc được sử dụng để điều trị các chứng sốt rét, sốt ít, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, cảm mạo phong hàn, chảy nước mũi, ho hen do lạnh. Các vị thuốc phát tán phong hàn có đặc điểm công dụng như sau.

Thuốc phát tán phong hàn hay còn gọi là thuốc tân ôn giải biểu, là thuốc cay, ấm, điều trị các trường hợp phong hàn xâm nhập vào phần biểu.

Tác dụng chung: điều trị cảm mạo do lạnh, ho hen do lạnh, đau thần kinh do lạnh, dị ứng do lạnh.

Cách sử dụng:

Chỉ dùng khi bệnh ở biểu mà do phong hàn. Mùa hè thường dùng lượng ít, màu đông dùng lượng cao hơn.

Phụ nữ sau đẻ, người già, trẻ em dùng lượng ít và phối hợp với thuốc bổ.

Thuốc sắc xong phải uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn. Không nên dùng kéo dài.

Không dùng trường hợp tự hãn, đạo hãn, thiếu máu, mất máu, mụn nhọt đã vỡ, ban chẩn đã mọc hết, sốt do hư âm.

Các vị thuốc

  • Quế chi: tính vị: cay ngọt. Tác dụng điều trị: cảm mạo phong hàn có mồ hôi, ôn thông kinh mạch, trừ phong thấp, điều trị chứng co cứng cơ do lạnh, đau khớp, đau dây thần kinh do hàn tà xâm nhập. Ho, long đàm, khí hóa lợi tiểu. Chống chỉ định: không dùng cho trường hợp âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai. Liều lượng: 6-16 g/ ngày.
  • Sinh khương [gừng sống]
    sinh khương

Tính vị cay ấm

Tác dụng điều trị: cảm mạo do lạnh, nôn mửa do lạnh, ho do lạnh, kích thích tiêu hóa chống đầy hơi, hạn chế độc tính của nam tinh, phụ tử, bán hạ.

Chống chỉ định: ho do phế nhiệt, vị nhiệt gây nôn mửa.

Liều lượng: 5-12 g/ ngày.

  • Tía tô, dùng toàn cây trên mặt đất

Tính vị: cay ấm

Tác dụng điều trị: cảm mạo do lạnh, giảm ho, long đàm, giải uất, chữa túc ngực khó thở, ngực bụng đầy tức, tim hồi hộp do thiếu vitamin B, nôn mửa, an thai, viêm tuyến vú, ngộ độc thức ăn do cua, cá.

Liều lượng: 6-12 g/ngày.

Tính vị: cay, ấm

Tác dụng điều trị:cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh do lạnh, kích thích mọc ban chẩn điều trị dị ứng, chảy máu cam, xuất huyết

Liều lượng: 4-12 g/ngày.

Tính vị: cay, đắng

Tác dụng điều trị: cảm mạo do lạnh, thống kinh do lạnh, mun nhọt khi mới bị viêm.

Liều lượng: 3-6 g/ ngày

Tính vị: cay., ấm.

Tác dụng điều trị: cảm mạo, đau họng, đau khớp do lạnh.

Liều lượng: 4-12 g/ngày.

Tính vị: cay ấm

Tác dụng điều trị: cảm mạo do lạnh, hen suyễn khó thở, lợi niệu chữa phù thũng do viêm cầu thận cấp, hoàng đảm do viêm gan.

Liều lượng: 4-12 g/ngày để làm ra mồ hôi, 2-3 g/ngày để chữa bệnh hen suyễn.

Tính vị: cay ấm.

Tác dụng điều trị: cảm mạo phong hàn, ho đàm nhiều do cảm mạo, đau khớp, đau thần kinh do lạnh, điều trị đau răng, sâu răng.

Liều lượng: 2-8 g/ngày.

coppy ghi nguồn://drugsofcanada.com

link bài viết: thuốc phát tán phong hàn

Các vị thuốc trị cảm phong hàn

Video liên quan

Chủ Đề