Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bắt nguồn từ nước nào

Từ thập kỉ 40 của thế kỉ 20, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật [KH - KT] hiện đại, khởi đầu từ nước Mĩ. Cuộc cách mạng này đã đưa tới nhiều thành tựu kì diệu và đổi thay cho nền văn minh nhân loại.

I. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ

1. Nguồn gốc và đặc điểm

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người trong tình hình bùng nổ dân số và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Đặc điểm của cách mạng KH KT là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kĩ thuật đầu bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật và tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

2. Những thành tựu

Từ sau thập kỉ 70, cách mạng KH KT đã thu được nhiều thành tựu kì diệu trong các ngành Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học

Tháng 3/1997, các nhà khoa học đã tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính, tháng 6/2000, các nhà khoa học đã công bố Bản đồ gen người.

Trong lĩnh vực công nghệ đã xuất hiện những phát minh quan trọng như công cụ sản xuất mới [máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động rôbốt], năng lượng mới [năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử], vật liệu mới, công nghệ sinh học [giống lúa có năng suất cao], thông tin liên lạc và giao thông vận tải [cáp sợi thủy tinh quang dẫn, máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao], chinh phục vũ trụ.

Trong những thập niên gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh trên toàn cầu, máy vi tính, internet đã ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã dẫn đến những thay đổi về dân cư, nhân lực, giáo dụchình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó

Từ sau chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa, những biểu hiện của xu thế này gồm:

+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực [Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF], Ngân hàng Thế giới [WB], Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], Liên minh châu Âu [EU] ].

Video liên quan

Chủ Đề