Công văn về việc đi thăm doanh trại bộ đội năm 2024

Nhân dịp kỉ niệm 75 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020;

Thực hiện kế hoạch chuyên môn của nhà trường về tổ chức hoạt động ngoại khóa cho trẻ.

Trường Mầm non Huy Hoàng xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ tham quan doanh trại Quân đội nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày hội quốc phòng toàn dân và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH

Tổ chức cho các cháu lớp Sóc Nâu, Lớp Thỏ Trắng, Lớp Monky 1[Trứng] đi tham quan doanh trại Quân đội Lữ đoàn 405 Quân Khu III ;

Nhằm giúp các bé có tình cảm, gắn bó, yêu thương nhiều hơn đối với người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, có nhận thức và hiểu thêm về cuộc sống sinh hoạt của các chú Bộ đội. Qua đó nâng cao nhận thức, giáo dục biết tôn vinh phẩm chất tốt đẹp của các chú Bộ đội cho chúng ta có cuộc sống yên vui hạnh phúc. Từ đó giúp các bé có ý thức học tập, rèn luyện tích cực để trở thành con ngoan trò giỏi - những bé khỏe bé ngoan.

Cũng trong buổi tham quan này trẻ phát huy tính kỉ luật, tích cực tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ thêm yêu mến, gắn bó với các bạn trong lớp, trong trường.

II. NỘI DUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH:

  1. Nội dung của buổi giao lưu diễn ra như sau:

-Tham quan khu xe tăng, nơi sinh hoạt của các chú Bộ đội: phòng làm việc, , phòng ở, thao trường, nơi tăng gia sản xuất.

-Tặng hoa và Quà chúc mừng.

-Giao lưu văn nghệ.[ Các cháu hát múa chúc mừng các chú bộ đội nhân ngày vui của các chú ].

2.Chương trình: Thời gian thực hiện ngày 19/12/2019

-13h30 ngày 19/12/2019 Bé xuất phát tại trường .

-14h00 Bé đến tham quan, giao lưu văn nghệ và học tập kỹ năng sống.

-15h40 Bé tập trung lên xe về trường.

-16h20 Về tới trường phụ huynh đón bình thường.

III. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI

- Phương tiện đi lại bằng ô tô. Xe đón học sinh tại trường.

- Một số xe của phụ huynh học sinh .

- Số lượng trẻ tham gia 50 cháu lớp [ Sóc nâu, Thỏ trắng, Trứng Monky].

- Mỗi lớp có 1 giáo viên tham gia quản trẻ, nhân viên bao quát chung.

- Cô và cháu mặc đồng phục của trường.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Các lớp tham gia [sóc nâu+ Thỏ Trắng+ Monky ] chuẩn bị tập trước một số bài hát tập thể về chủ đề Chú Bộ đội.

- Cô Thoa GV tập một số tiết mục văn nghệ giao lưu.

- Ban giám hiệu phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên tham gia.

BẢNG PHÂN CÔNG CỤ THỂ

STT

Tên giáo viên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Thị Nguyệt

Hiêu Trưởng

Phụ trách chung

2

Nguyễn Tuấn Việt

TVHĐQT

Phụ trách thông tin viết bài

chụp hình

3

Nguyễn Thị Vân Anh

TVHĐQT

Phụ trách

Phụ lớp monky

4

Đặng Thị Kim Thoa

GV

Phụ trách Lớp Sóc Nâu

Văn nghệ

5

Đỗ Thị Anh

GV

Phụ trách quản Lý lớp thỏ trắng

6

Lê Huyền Trang

Giáo viên

Phụ trách học sinh Monky

7

Phạm Thị Thanh Thơm

Giáo viên

Phụ trách Lớp monky 2

8

Bà Vũ Thị Thủy

CTHĐQT

Phụ trách chung

9

Nguyễn Đức Thịnh

Lái xe

Phụ trách An toàn

10

Nguyễn Văn Ninh

Lái xe

Phụ trách an toàn

Trên đây là kế hoạch tổ chức cho trẻ tham quan doanh trại Quân đội Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 của trường Mầm non Huy Hoàng. Ban giám hiệu nhà trường đề nghị các bộ phận được phân công nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ.

Vào một ngày mùa đông thật đẹp trời, cô và trò khối Mickey đã được đến thăm Doanh trại Quân đội Trung đoàn 257 – Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội. Nơi làm việc cũng như sinh hoạt của các chú bộ đội phòng không không quân. Một tình cảm khó quên đã để lại trong lòng các bạn nhỏ về hình tượng một chú bộ đội nghiêm trang nhưng thật thân thiện. Trước chuyến đi, chúng mình được xem những hình ảnh giới thiệu công việc; đặc thù nghề nghiệp của các cô chú bộ đội cũng như nơi ở và sinh hoạt của các cô chú. Chúng mình rất háo hức và chỉ mong nhanh nhanh được đến tận nơi để thăm nơi đóng quân của các cô chú Bộ đội và cả cả những chiến tích hào hừng rất thú vị nữa. Trước khi đi, các cô dặn dò chúng mình rất kỹ: phải giữ kỷ luật trong đoàn, đi đứng nhẹ nhàng, nói năng lịch sự ở nơi tôn nghiêm. Đúng 8h15 phút, toàn bộ các Bé khối Mickey đã tập trung tại sân trường. Trong trang phuc rất gọn gàng và tâm lí rất hồi hộp mong chờ trước chuyến đi, ai cũng muốn mình sẽ được tận mắt nhìn thấy doanh trại của các chú bộ đội; nhìn thấy máy bay và những chiếc xe tăng chiến đấu nữa. Xuất phát nào!Xe đã đến Doanh trại Quân đội Trung đoàn 257 – Ngọc Hồi. Nơi đây thật rộng rãi, nhiều cây xanh và có rất nhiều địa điểm chờ chúng mình ghé đến. Xe chúng mình vừa đến nơi, rất nhiều các cô chú bộ đội đã ra tận cổng để đón chúng mình. Đúng như mình tưởng tượng, cô chú bộ đội thật thân thiện và dễ gần. Chúng mình ríu rít chạy xung quanh các cô chú. Cô chú mời cả đoàn chúng mình vào hội trường của đơn vị đề giao lưu đấy. Chúng mình được nghe cô chú kể về những chiến công hào hùng của đơn vị. Đơn vị của các chú có 1 cái tên lửa được mệnh danh là: “Rồng lửa” đấy. Bạn ấy có những chiến công rất hào hùng đã cùng các chú bộ đội đánh tan quân giặc. Chúng mình được các cô chú bộ đội hát giao lưu văn nghệ rất vui nữa. Cô bộ đội là một hướng dẫn viên có giọng nói truyền cảm và rất thân thiện với chúng mình. Chúng mình cứ tròn mắt chăm chú nghe cô giới thiệu về các chiến công của đơn vị trong các đợt tổng tấn công của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thật thú vị phải không các bạn? Sau khi nghe cô hướng dẫn viên nói xong, chúng mình cùng đi thăm quan Tên lửa với biệt danh : “Rồng lửa” đã hạ 80 chiếc máy bay của kẻ thù. Một phần rất thú vị của chuyến đi ngày hôm nay là chúng mình được thăm quan khu sinh hoạt của các cô chú. Thật gọn gàng và ngăn nắp, chúng mình phải học tập sự ngăn nắp của các cô chú ấy đấy. Ngoài ra, chúng mình còn được đến thăm khu tăng gia sản xuất của các chú bộ đội và vườn cây thuốc Nam nữa. Các cô chú bộ đội thật chăm chỉ, vườn rau của các cô chú xanh mướt và phong phú với rất nhiều loại rau khác nhau. Cuối cùng chúng mình được đến thăm khu vực để rất nhiều xe tăng đấy. Các cô chú giới thiệu cho chúng mình những chiến công hào hùng của đoàn xe tăng và đặc biệt hơn chúng mình còn được các cô chú cho chúng mình vào trong buồng lái đấy. Trông mình có oai không nào? Cùng các cô chú vui chơi trên những đồi cỏ; vườn cây thật thích. Lúc đầu mình cứ nghĩ các cô chú bộ đội chắc nghiêm khắc lắm nhưng khi tiếp xúc cô chú rất thân thiện hướng dẫn như một hướng dẫn viên; vui đùa như một người bạn và đặc biệt các cô chú rất tài giỏi nữa nhé. Đến giờ chúng mình phải về rồi... Bạn nào cũng tỏ ra tiếc nuối vì vẫn còn muốn chơi tiếp. Tạm biệt các cô các chú, tạm biệt Xe tăng và cả bạnTên lửa với biệt danh : “Rồng lửa” chúng mình cùng quay về trường với rất nhiều kỉ niệm khó quên. Chúng con cảm ơn các những tình cảm của các cô chú đã dành cho chúng con có được một buổi thăm quan thật ý nghĩa và không bao giờ quên. Trở lại ngôi trường dấu yêu sau một ngày tham quan doanh trại Quân độiTrung đoàn 257 ; chúng mình quyết tâm học tập thật giỏi nghe lời các cô và bố mẹ quyết tâm phấn đấu là những con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.

6 tháng 12 2016 lúc 9:15

Hôm nay các bạn lớp Yellow Fireflies [2 đến 3 tuổi] có may mắn được đi tham quan doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam đấy các bạn ạ! Vì sao ư? Vì các bạn ấy đã hoàn thành tiết học về nghề nghiệp, và được tham quan thực tế về cuộc sống và nghề nghiệp của các chú bộ đội mặc màu xanh áo lính và đội mũ gắn sao đấy!

Sáng ngày 26 tháng 5 năm 2010, các bạn khởi hành lên đường từ trường Maple Bear Vincom! Chuyến đi lần này hết sức đặc biệt, bởi vì sẽ đi đến một nơi mà ra vào phải được sự cho phép và quản lý vô cùng nghiêm ngặt, nên đã có một sỹ quan quân đội đi cùng để dẫn các bạn đi đấy! Khi nhìn thấy chú sỹ quan nghiêm nghị, các bạn cũng hơi e dè một chút, nhưng sau đó trên quãng đường đi, các bạn đã nói chuyện vui vẻ và làm quen với chú sỹ quan rất nhanh!

Hôm đó là một ngày rất đẹp trời! Thời tiết mát mẻ làm cho các bạn đều hào hứng và sung sức lắm! Khi xuống xe, các bạn đã rất bất ngờ vì khuôn viên của doanh trại rất rộng rãi, thoáng mát và vô cùng ngăn nắp, sạch sẽ! Ở cổng gác có một chú bộ đội đứng nghiêm chào, các bạn cũng bắt chước giơ những bàn tay bé xinh đặt lên đầu để chào lại, làm các cô cũng thấy buồn cười vì sự ngộ nghĩnh của các bạn . Khi gặp các chú bộ đội ở lữ đoàn, các bạn rất ngoan khoanh tay chào lễ phép. Rồi các bạn được các chú dẫn đi tham quan một vòng từ phòng họp, phòng hội nghị, phòng học, phòng làm việc, chỗ nghỉ ngơi và nhà ăn, nhà bếp, cả vườn rau tăng gia của các chú nữa! Chỗ nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ và có trật tự hết! Các bạn còn được các chú hướng dẫn cách gấp chăn màn sao cho thật vuông vắn, gọn gàng nữa. Có bạn còn mượn mũ của chú để đội thử, trông yêu ơi là yêu!

Sau khi đã tham quan một vòng, các bạn được các chú mời vào phòng hội nghị để tham dự một buổi giao lưu thân mật. Các bạn lớp Yellow Fireflies mạnh dạn lắm, đã biểu diễn luôn 4 bài hát cho các chú nghe, vừa hát vừa múa nữa cơ đấy! Rồi các bạn đã tặng cho các chú bộ đội 1 món quà tinh thần rất ý nghĩa, đó là một bức tranh lớn mà cả lớp cùng chung tay vẽ nên để tặng các chú đấy! Các chú rất ấn tượng và bảo sẽ treo bức tranh lên để mỗi khi nhìn thấy sẽ nhớ tới các bạn trường mẫu giáo Maple Bear đấy!

Khi phải tạm biệt các chú để đi về, các bạn ngồi ở trong xe mà vẫn vẫy tay thật lâu chào các chú, bùi ngùi xúc động lắm… Sau chuyến đi lần này, các bạn đã hiểu kỹ hơn về cuộc sống thường nhật của các chú bộ đội, một trải nghiệm lý thú mà không phải ai cũng được biết đâu. Cảm ơn các chú bộ đội nhiệt tình và mến khách, cảm ơn các cô giáo của trường mẫu giáo Maple Bear thân yêu nhé!

Những câu hỏi liên quan

23 tháng 11 2017 lúc 21:28

Trời đã về khuya, mọi vật bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ, chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ri ri ngoài vườn. Em vẫn không tài nào ngủ được bởi không khí hội Gióng vẫn còn âm ỉ trong người. Ngồi tựa lưng vào bậu cửa, em mơ màng nhớ lại bầu không khí sôi động của đám rước ban chiều.

Đang thả hồn theo mây gió thì bỗng đâu một vầng sáng xuất hiện khiến em hoa cả mắt. Đằng sau vầng sáng đó là một cánh cửa mờ ảo được tạo bằng sương và khói, vẫn chưa hết ngạc nhiên thì vẳng lại từ sau cánh cửa là tiếng ngựa hí vang xen lẫn tiếng binh khí chạm vào nhau nghe sắc lạnh. Tò mò, em bước chân vào trong làn khói sương và ngạc nhiên thay trước mắt em là một quang cảnh vô cùng hỗn loạn. Xác giặc chất thành đống, những tên còn sống đang toán loạn tìm đường tháo chạy. Từ đằng xa một tráng sĩ thân hình cao lớn vạm vỡ, oai phong lẫm liệt đang vung roi sắt đánh giết quân thù. Lại gần hơn nữa thì thấy rõ hơn con ngựa tráng sĩ đang cưỡi không phải ngựa thật mà là một con ngựa sắt miệng còn đang phun lửa về phía kẻ thù. Trận đánh đang hồi ác liệt thì bỗng đâu roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc tơi bời. Ngây người trước cảnh tượng cực kì hùng tráng ấy, em không thốt nên lời.

Ước mơ gặp Thánh Gióng đã có trong em từ lâu bởi em luôn xem Ngài là thần tượng của mình. Giờ đây khi tận mắt được trông thấy Ngài hùng dũng giết giặc, em không khỏi không cảm động. Bạo dạn, em tiến lại gần Ngài và cất tiếng hỏi hết sức cung kính.

- Ngài có phải Thánh Gióng - ạnh hùng của làng Phù Đổng, người có công đánh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết?

Nhìn em một hồi, Thánh Gióng đáp, giọng sang sảng:

- Đúng vậy. Nhìn ngươi rất lạ, chắc không phải người nơi đây?

- Ngài nói đúng, cháu là người của tương lai ngàn vạn năm sau. Nhưng cháu cũng là “con Rồng cháu Tiên” giống như nhân dân nước Việt, là con cháu của Ngài...

- Ra là vậy. Thế ngươi gặp ta có chuyện gì?

- Thưa, cháu rất ngưỡng mộ tài năng phi thường của Ngài, cháu cũng muốn mình có thể vươn vai thành “Thánh Gióng”. Ngài chỉ cho cháu bí quyết có được không?

Nghe ước muốn ngây ngô của em, Thánh Gióng cười vang. Tiếng cười của Ngài làm những bụi tre gần đó rung lên. Xong Ngài nói:

- Cháu yêu, ta rất vui khi thấy cháu quý mến ta, nhưng quả thật ta không có bí quyết nào để nói cho cháu. Có chăng thì đó chính là tình yêu thương và đùm bọc của nhân dân làng Gióng nói riêng và nhân dân Lạc việt nói chung với ta. Cháu thấy đấy, nếu không nhờ cơm gạo, áo quần,tình yêu thương,... của bà con chòm xóm thì ta đâu có thể dễ đàng vươn vai thành tráng sĩ như bây giờ. Và nếu không có ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt trợ giúp thì ta thật khó khăn khi đánh đuổi giặc Ân. Chiến thắng vẻ vang này không phải công sức của mình ta. Nó là kết quả của tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân Đại Việt. Cháu nhìn xem, thanh roi sắt cứng cáp là thế ấy vậy mà đánh mãi cũng phải gãy, nhưng bó tre thân thuộc kia sao lại bền đến vậy? Bởi nó không chỉ có một mình, nó có sự gắn kết của nhiều cây tre. Đoàn kết và yêu thương chính là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.

Nghe người anh hùng làng Gióng tâm sự, em cảm thấy mình hiểu ra nhiều điều và càng khâm phục Ngài hơn. Em đang định hỏi tiếp thì Ngài đã thúc ngựa hí vang và phóng vút đi. Vẳng lại bên tai chỉ còn tiếng chào từ biệt. Thế rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời, nhìn từ xa vẫn còn thấy một vệt sáng le lói lẫn vào trong mây khói...

Bỗng có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ gọi:

- Dậy đi con! Lên giường mà ngủ chứ! Ngồi đây khéo cảm lạnh bây giờ.

Em mở mắt, choàng tỉnh giấc. Hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ rất thú vị. Giấc mơ đã giúp em hiểu hơn về người anh hùng làng Gióng và hiểu hơn về “bí quyết” vươn vai Phù Đổng của Thánh Gióng nói riêng và của dân tộc Việt Nam ta nói chung trong những năm tháng đánh giặc cứu nước cũng như xây dựng xã hội mới sau này

24 tháng 12 2020 lúc 21:44

j

13 tháng 6 2019 lúc 21:27

Bài làm :

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương [thứ nhất]. Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu [trong dân gian gọi là mộ tổ] từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan [tức hát ghẹo], một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

13 tháng 6 2019 lúc 21:27

Bài làm :

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động

Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!

23 tháng 11 2016 lúc 21:08

thầy tôi.

năm nay thầy đã già rồi.

trên đầu thầy có những sợi tóc trắng.

nhưng trông thầy vẫn trẻ lắm.

những kiến thưc vẫn còn đâu đó gần thầy tôi.

ngồi đây tôi vẫn nghĩ về kỉ niểm đó.

thầy trò tôi đi chơi xa vượt đèo rốc ko ngại khó

nhưng trên môi thầy vẫn nở nụ cười ấy.

đi đường thầy hỏi việc học tạp ra sao?

tôi sợ thầy buồn nên im lặng.

nhưng tôi vẫn thấy sao sao ý

ko để ý nụ cười của thầy đã ko còn trên môi nữa.

và hình như thầy đâng buồn

tôi rật mình khi thầy gọi tôi .

tiếng nói ấy đầy cảm súc đang dâng trào của thầy tôi

lúc dố tôi đã tháy hối hận về câu trả im lặng đó của tôi.

lúc đó tôi thốt lên một câu rằng thầy ơi chúng ta đến nơi chưa?

thầy bảo rằng em đã hỏi câu này bao lần rồi?

tôi ko trả lời

khi đó tôi thấy sựu xuất hiện của nụ cười đó trên gương mặt thaayf

mk ko giỏi viết thơ nên viết thành văn rồi thôi ko hay cứ tick cho mình nhé .thank

nhớ like nhiêu vô! đừng chê nhé

28 tháng 12 2016 lúc 18:57

Núi Thái Sơn đâu bằng công cha

Nước trong nguồn bằng làm sao sữa mẹ

Công nghĩa cha mẹ mênh mông là thế ?

Bằng làm sao công của cô thầy

Ngày 20 - 11 năm nay

1 bài thơ tặng cô em viết

Ôi mái trường sao mà thắm thiết

Asnh mắt của cô là ánh mắt mẹ hiền

Tà áo dài và giọng nói thân thương

Khi lên lớp em ngỡ là cô Tấm

Cô Tấm ơi sao đầu cô chẳng nấm

Mà đẹp tươi một đóa hoa hồng

Lời của cô em ghi mãi trong lòng

Học giỏi chăm ngoan là điều cô dạy

Líu lo nghe giọng hát chhim ca

Lời của em là những đóa hoa

Ngắt tặng mừng cô giáo

Mến yêu cô em nhớ lời dạy bảo

Chăm học chăm làm đẹp ý mẹ cha

Mơ ước ngắm nhìn như những đóa hoa

Là những điểm 10 cô cho thắm trên trang vở mới

Tuổi học trò muôn ngàn nỗi nhớ

Nhớ nhất nụ cười cô giáo mến yêu ơi !

11 tháng 11 2019 lúc 20:38

Thiếu niên vượt khó ?>?

Vô lí ???/

15 tháng 4 2019 lúc 8:26

Bài làm

Chim muông, loài vật ở sở thú không phải là ít. Từ con cọp đường bệ đến một con thỏ hiền lành đều được chăm sóc, tỉa lông để cho khách tham quan chiêm ngưỡng. Sặc sỡ và đẹp nhất, chính là bầy công.

Trong bầy công ở sở thú, nổi bật nhất là chàng công. Chàng công cao độ bảy mươi xăng-ti-mét, đầu to bằng quả nắm đấm lớn, mắt hơi xếch. Chàng ta khoác một áo choàng lông màu lục ánh đồng. Dầu và ức của chàng có màu vàng xanh. Mỏ chàng công hơi khoằm. Mào của chàng hẹp và thẳng đứng. Khi chàng công xếp đuôi lại, chàng ta trông giống một con vịt xiêm lông sặc sỡ, có đôi chân giống chân gà. Chàng công đẹp nhất khi múa. Công lúc nào cũng múa có đôi: có trống, có mái. Khi chàng công múa, lông đuôi xòe ra hình nan quạt. Lông đuôi có nhiều hình sao màu vàng, nâu, xanh, đỏ đồng rất đẹp. Mỗi hình sao trên bộ lông đuôi của chàng công lấp lánh dưới ánh sáng như một viên thạch bích màu lục ánh đồne tuyệt đẹp. Khi múa, chàng công kêu “ực ực”, đuôi xòe dài độ một sải tay, lông đuôi uốn cong cầu vồng, cuối chiếc đuôi nào cũng có một hình sao màu ngũ sắc. Đuôi công xòe ra như chiếc ô màu rực rỡ, nhịp nhàng đôi chân xoay theo hình vòng cung.

Người chăm sóc thú cho em biết là sống ở trong chuồng, công ít múa. Có lẽ vì chật hẹp và thiếu tự do. Công chỉ múa vào mùa giao phối là nhiều. Hôm em đi sở thú, rất may đúng dịp Tết. Mùa xuân chính là mùa công múa. Vì thế, em có dịp ngắm đôi công múa.

Ở sở thú, công được cho ăn nước uống đầy đủ; khách tham quan trầm trồ thán phục. Riêng chàng công, hình như chàng cũng quen cảnh đông người nên chàng ta cũng điềm nhiên ría lông, rỉa cánh. Chàng nghệ sĩ của rừng xanh rúc đầu vào cánh chẳng cần coi mọi người xung quanh đang bàn tán gì về mình.

Nhìn bộ lông tuyệt đẹp của chàng công, em liên tưởng đến ngành hội họa. Nếu em là họa sĩ, em sẽ vẽ lại hình ảnh chàng công múa. Chim công múa thật đẹp làm sao!

15 tháng 4 2019 lúc 8:33

bạn ơi không copy nha

15 tháng 11 2016 lúc 9:50

nêu mình viết thì bạn chép bài của mình phải không?

vậy coi như là bạn tự hủy hoại đời mình đó

15 tháng 11 2016 lúc 19:51

tham khảo thôi mà

3 tháng 11 2016 lúc 22:34

Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc. Năm ngoái, tôi được học sinh giỏi nên bố mẹ cho về quê chơi một tháng với ông bà.

Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.

Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.

Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm.. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.

Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dái suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt...

Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc... Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí... Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.

“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.

4 tháng 11 2016 lúc 4:54

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.

Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.

Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.

Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.

Chủ Đề