Công văn hướng dẫn sáp nhập thôn

  • 17/02/2022

    Hải Hậu hoàn thành việc sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố

    Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh, nhưng Huyện Hải Hậu đã tập trung triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng hoàn thành việc sắp xếp, sáp nhập các chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở.

  • 25/10/2021

    Kết quả bước đầu thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố

    Bằng sự nỗ lực quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, nhiệm vụ sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả tích cực, bảo đảm tiến độ đề ra. Qua việc sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố sẽ nâng cao tính tự quản của người dân; đồng thời có điều kiện khôi phục, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

  • 12/10/2021

    Huyện Ý Yên tích cực triển khai sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố

    Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XII] về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Thông báo số 280-TB/TU của Ban TVTU; Kế hoạch số 97/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2022, huyện Ý Yên đang tích cực triển khai rà soát, đảm bảo đủ các điều kiện và yếu tố khi sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố.

  • 12/10/2021

    Thời điểm này việc sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố trên địa bàn huyện Trực Ninh đang khẩn trương tiến hành các bước để HĐND các xã, thị trấn thông qua. Một trong những vấn đề được địa phương tập trung giải quyết là thực hiện các bước đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và sự sâu sát, gần dân, kịp thời nắm bắt và giải quyết những tình huống phát sinh từ cơ sở của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện.

  • 28/09/2021

    Thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2022

    Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW  ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII  “về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Thông báo số 28-TB/TU ngày 13/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định, giai đoạn 2021-2022;  ngày 19/8/2021 UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 97/KH-UBND về thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2022.

  • 23/09/2021

    Hướng dẫn tuyên truyền việc triển khai thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định, giai đoạn 2021-2022

    Để tạo sự đồng thuận, thống nhất của nhân dân trong quá trình triển khai hiệu quả chủ trương này, ngày 13/9/2021, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ ban hành hướng dẫn số 36-HD/BTGTU tuyên truyền việc triển khai thực hiện sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định, giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung một số nội dung tuyên truyền sau:

  • 22/09/2021

    Văn bản hợp nhất Thông tư 04/2012/TT-BNV và Thông tư 14/2018/TT-BNV

  • 22/09/2021

    Thông tư số 14/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV

  • 22/09/2021

    Thông tư số 04/2012/TT- BNV hướng hẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố của Bộ Nội vụ

  • 21/09/2021

    Tài liệu hỏi-đáp về của sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố giai đoạn 2021-2022

    Ngày 17/9/2021 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành tài liệu hỏi-đáp về của sắp xếp, sáp nhập thôn [xóm], tổ dân phố giai đoạn 2021-2022 kèm theo Công văn số 193-CV/BTGTU của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Trang Thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ xin giới thiệu nội dung tài liệu hỏi-đáp:

  • Người đăng: dangtin Ngày đăng: 16:41 | 20/09 Lượt xem: 32234

    Theo quy định của pháp luật, thôn, tổ dân phố không phải là cấp hành chính mà là một tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư nhưng có vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nơi chứa đựng và giải quyết các mối quan hệ xã hội, cũng là nơi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước được thực thi trong thực tế. Sự hình thành các thôn, tổ dân phố mang yếu tố lịch sử, thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể của từng giai đoạn.

    Những năm trước đây, do khó khăn về giao thông, liên lạc...nên có xu hướng chia nhỏ các thôn để thuận lợi cho công tác quản lý dẫn đến số lượng thôn, tổ dân phố rất nhiều. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.719 thôn, tổ dân phố, nhưng phần lớn không đạt theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư 09 của Bộ Nội vụ [76%]. Có huyện số thôn, tổ dân phố không đạt chuẩn chiếm tỉ lệ rất lớn như Tam Kỳ: 93,58%,  Phước Sơn: 96,97%, thậm chí có huyện 100% số thôn không đạt tiêu chuẩn như Đông Giang. Thực tế đó cho thấy việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

     

     Ban Pháp chế HĐND tỉnh khảo sát thực tế về tổ chức, hoạt động 

    của thôn tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang.

              Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về :"Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" , Tỉnh ủy Quảng Nam đã có chỉ thị số 30-CT/TU "về lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố". Bên cạnh đó, UND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch 4225/KH-UBND để triển khai thực hiện với mục tiêu trong năm 2018 sẽ giảm 478 thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

              Tuy nhiên, để hoàn thành được mục tiêu để ra, cần có giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt nảy sinh từ thực tiễn. Bởi, việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, khối phố là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đến quá trình lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán...Do vậy, khi tổ chức thực hiện cần cân nhắc kỹ lưỡng và có lộ trình hợp lý để đảm bảo việc sắp xếp phải gắn với việc giảm số lượng những người hoạt động không chuyên trách, đảm bảo thuận lợi, hiệu quả trong quản lý và tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố. Theo ông Võ Hồng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, nên chia số thôn, tổ dân phố hiện có thành bốn nhóm: nhóm đạt các tiêu chí theo quy định, nhóm đạt từ 50% trở lên, nhóm chưa đạt 50% tiêu chí, nhóm đặc thù và trước mắt, tập trung sắp xếp, tổ chức lại các thôn, khối phố của nhóm chưa đạt 50% tiêu chí theo quy định để rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.

              Có thể thấy rằng trong gần 1.500 thôn, tổ dân phố chưa đạt chuẩn, có những thôn do địa hình chia cắt, tách biệt quá xa với các khu dân cư kế cận hoặc do yếu tố cố kết lâu đời của cộng đồng dân cư, do đặc điểm ngành nghề, truyền thống lịch sử...thì cần xem xét.   

              Một việc cần quan tâm nữa là sắp xếp lại đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập. Đây là những người có uy tín, nhiệt tình, có trách nhiệm với cộng đồng dân cư và được người dân bầu chọn. Nhiều người đã đảm đương nhiệm vụ hàng chục năm, nay vì chủ trương sắp xếp, tổ chức lại nên họ không còn được tiếp tục nhiệm vụ thì cũng cần có chính sách hỗ trợ phu hợp khi nghỉ việc.

              Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công tác sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố là sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Theo quy định hiện nay, khi thành lập thôn mới hoặc sáp nhập thôn thì phải lấy ý kiến toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn. Chỉ khi nào đa số người dân thống nhất thì mới được thực hiện. Do vậy, công tác tuyên truyền phải đi trước một bước. Cấp ủy đảng, chính quyền phải phổ biến đến tận người dân về sự cần thiết, những lợi ích khi sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố; giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân về những vấn đề liên quan nhằm tạo sự đồng thuận với chủ trương này và trước hết cán bộ, đảng viên phải đi đầu trong việc thực hiện. Mọi thông tin phải được công khai, minh bạch với người dân để tránh các xu hướng cục bộ "làng anh, xóm tôi", "tộc anh, họ tôi" trong quyết định các vấn đề liên quan đến cộng đồng như: địa điểm đặt nhà sinh hoạt của thôn, chọn nhân sự cho cấp ủy, Ban nhân dân thôn...

              Để đảm bảo kế hoạch sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố thành công, lãnh đạo tỉnh đã có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát. Phát biểu tại hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố và lãnh đạo cấp xã ngày 18.9.2018, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn ngọc Quang nhấn mạnh: Công tác sắp xếp tổ chức lại thôn, tổ dân phố đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Cấp ủy Đảng, chính quyền phải xem đây là công việc hết sức quan trọng và phải theo dõi, chỉ đạo sát sao, chuẩn bị chu đáo trong triển khai thực hiện. Bí thư, chủ tịch phải trực tiếp đối thoại để giải đáp những ý kiến, kiến nghị của người dân. Mặt trận, các đoàn thể cũng cần tăng cường công tác vận động quần chúng để tạo sự đồng thuận. 

    Tác giả: Nguyễn Nhật Hòa

    [Trở về]

    Các tin mới:

    Các tin khác:

    Chủ Đề