Công trình nào lập báo cáo kinh tế kỹ thuật năm 2024

Pháp luật quy định những loại công trình nào yêu cầu bắt buộc phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Đề nghị tư vấn:

Tôi đang lập kế hoạch cho UBND xã về việc xây dựng nhà thờ cho đồng bào theo đạo thiên chúa giáo ở giáo xứ UBND N.L, tuy nhiên hiện nay có thông tin cho biết công trình mà tôi đang chuẩn bị nêu kế hoạch thuộc loại dự án, công trình chỉ cần yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng mà không phải làm báo cáo nào khác? Như vậy có đúng không, mong luật sư tư vấn giúp tôi!

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

  1. Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  1. Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng [không bao gồm tiền sử dụng đất].”

Như vậy, nếu bạn có những giấy tờ, quyết định của UBND chứng minh cho việc xây dựng công trình, dự án xây dựng này nhằm mục đích tôn giáo, cụ thể ở đây là những người theo đạo thiên chúa ở địa phương thì khi lập dự án, bạn chỉ cần lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. [Theo điểm a, Khoản 2, Điều 5Nghị định 59/2015/NĐ-CP]

Về hồ sơ trình thẩm định báo cáo này, bạn tham khảo tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Theo đó, Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

  1. Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
  1. Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 55 của Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể như sau:

“Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ [nếu có] và dự toán xây dựng.

2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.”

Thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng mà bạn nộp sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;

Mẫu kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

[Khoản 3 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 [sửa đổi 2020]]

Các văn bản có liên quan đến báo cáo kinh tế kỹ thuật – Luật Xây dựng 2014; – Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách; – Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

2. Những trường hợp cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

– Đối với báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:

Tại khoản Điều 52 Luật Xây dựng 2014 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng có quy định về các trường hợp phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, theo đó trừ trường hợp là người quyết định đầu tư mà có yêu cầu về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thì các dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm:

– Dự án đầu tư xây dựng mà sử dụng cho mục đích tôn giáo;

– Dự án đầu tư xây dựng mới, hay sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mà có tổng mức đầu tư là dưới 15 tỷ đồng [không bao gồm là tiền sử dụng đất];

– Dự án đầu tư xây dựng mà có nội dung chủ yếu chính là mua sắm hàng hóa, là cung cấp dịch vụ, là lắp đặt thiết bị công trình hoặc là dự án sửa chữa, cải tạo nhưng không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình mà có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% của tổng mức đầu tư và sẽ không quá 05 tỷ đồng [trừ các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A, các dự án đầu tư mà theo phương thức đối tác công tư].

Như vậy, những trường hợp phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm những trường hợp sau:

+ Trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu;

+ Dự án đầu tư mà xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

+ Dự án đầu tư xây dựng mới, hay sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mà có tổng mức đầu tư là dưới 15 tỷ đồng;

+ Dự án đầu tư xây dựng mà có nội dung chủ yếu chính là mua sắm hàng hóa, là cung cấp dịch vụ, là lắp đặt thiết bị công trình hoặc là dự án sửa chữa, cải tạo nhưng không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình mà có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% của tổng mức đầu tư và sẽ không quá 05 tỷ đồng;

Xem thêm: Lập báo cáo dự án đầu tư nhà máy dược phẩm WHO GMP Tư vấn tổng thể/ Lập dự án đầu tư nhà máy thực phẩm bảo vệ sức khỏe

3. Thẩm quyền thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh Nghị định 15/2021/NĐ-CP trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp;

Chỉ đạo, kiểm tra các các cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành, cụ thể:

- Sở Xây dựng đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và đường bộ trong đô thị [trừ đường quốc lộ qua đô thị];

- Sở Giao thông vận tải đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông [trừ dự án, công trình do Sở Xây dựng quản lý quy định như trên];

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Sở Công Thương đối với dự án, công trình thuộc thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp [trừ dự án, công trình do Sở Xây dựng quản lý nêu trên];

- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với các dự án, công trình được đầu tư xây dựng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được giao quản lý;

- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thì thực hiện nhiệm vụ của Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải quy định phía trên.

[Khoản 4 Điều 109 Nghị định 15/2021/NĐ-CP]

4. Nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng

- Căn cứ theo Điều 55 Luật Xây dựng năm 2014 thì nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng có những phần nội dung cơ bản sau:

+ Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ [nếu có] + Dự toán xây dựng + Các nội dung khác của báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

- Nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật về công trình thường có các mục sau: + Các căn cứ lập báo cáo + Sự cần thiết phải đầu tư + Mục tiêu xây dựng + Địa điểm xây dựng + Quy mô cấp công trình + Các giải pháp kỹ thuật + Khối lượng + An toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường + Nguồn kinh phí xây dựng + Tổng hợp kinh phí xây dựng + Thời gian thi công + Tổ chức thực hiện + Kết luận và kiến nghị

5. Hồ sơ báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

Tại Điều 55 Luật Xây dựng 2014 có quy định về nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, theo đó nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm có:

– Thiết kế của bản vẽ thi công, có thiết kế công nghệ [nếu có] và có dự toán xây dựng.

– Những nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, về mục tiêu xây dựng, về địa điểm xây dựng, về diện tích sử dụng đất, về quy mô, về công suất, về cấp công trình, về giải pháp thi công xây dựng, về an toàn xây dựng, về phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, về bố trí kinh phí thực hiện, về thời gian xây dựng, về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Theo quy định trên, thì hồ sơ báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm có các loại giấy tờ sau:

– Thiết kế bản vẽ thi công; – Thiết kế công nghệ [nếu có]; – Dự toán xây dựng; – Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư; – Thuyết minh về mục tiêu xây dựng; – Thuyết minh về địa điểm xây dựng; – Thuyết minh về diện tích sử dụng đất; – Thuyết minh về quy mô; – Thuyết minh về công suất; – Thuyết minh về cấp công trình; – Thuyết minh về giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng; – Thuyết minh về phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường; – Thuyết minh về bố trí kinh phí thực hiện; – Thuyết minh về thời gian xây dựng; – Thuyết minh về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Trên đây là bài viết tổng hợp về lập báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, nội dung, quy trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật được trình bày từ GMPc Việt Nam – đơn vị dẫn đầu về tư vấn lập báo cáo dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Quý khách cần hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ Hotline: 0982.866.668.

Bao nhiêu tiền thì lập báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Như vậy, nếu mức đầu tư không quá 15 tỷ đồng, chỉ cần Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Ngược lại, nếu trên 15 tỷ đồng, cần Báo cáo khả thi mà không cần Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì?

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

Thời gian thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật bao nhiêu ngày?

35 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Chủ đầu tư, trong đó gồm: 30 ngày thực hiện việc thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật và 05 ngày phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật. Tổ chức. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ai là người phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi bổ sung tại khoản 13 Luật số 62/2020/QH14 thì thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là của người quyết định đầu tư, cụ thể: "Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư ...

Chủ Đề