Công thức tínhkế toán hoạt động kinh doanh thông thường năm 2024

Tức là hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta đã cung cấp cho khách hàng trong kỳ không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Và chúng ta ngầm hiểu là chúng ta có 1 số tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng bằng với số tiền của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chúng ta thích doanh thu bán và cung cấp dịch vụ nhiều. Vì đây là ngành nghề chính của Công ty. Chúng ta muốn năm sau tăng trưởng hơn năm trước. Doanh thu = Giá bán sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT * Số lượng sản phẩm bán ra.Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.

2. Các khoản giảm trừ doanh thu [Mã số 02] lấy từ bên Nợ của tài khoản 521 để lên chỉ tiêu này

Đây là những khoản hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán, Chiết khấu thương mại. Tức đây là những khoản làm cho doanh thu của Công ty giảm xuống. Làm cho mã số 01 giảm xuống. Doanh nghiệp nào mà khoản này càng nhiều thì phải xem lại chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp. Bởi và hàng hóa chất lượng sao mới có trường hợp này. Đó là suy đoán thôi vì trong 521 có khoản chiết khấu thương mại nữa đây là khoản cho các đại lý hưởng [do đại lý mua hàng của công ty chúng ta nhiều => Làm doanh thu công ty chúng ta tăng nên ta cho chính sách chiết khấu thương mại cho họ] Chúng ta muốn biết chi tiết các khoản giảm trừ doan thu gồm những khoản nào trong đó thì chúng ta xem mẫu báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk có cột thuyết minh 30. Tức là mở ra thuyết minh báo cáo tài chính tại mã số 30 thì chúng ta sẽ biết được chi tiết các khoản giám trừ doanh thu là gồm những khoản giảm trừ doanh thu nào trong đó. Vậy đọc báo cáo tài chính thì phải đọc kết hợp các báo cáo mới hiểu được sâu của báo cáo tài chính. Xem mẫu thuyết minh chi tiết của Vinamilk về các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần [Mã số 10]

Bằng Mã số 01- Mã số 02. Tức là khoản Tiền còn lại sau khi lấy phần doanh thu đi phần các khoản giảm trừ doanh thu.

4. Giá vốn hàng bán [Mã số 11] lấy từ bên Nợ của tài khoản 632 trừ đi bên có 632 để lên chỉ tiêu này

Đây là phần vốn mà các bạn bỏ bỏ tiền ra để mua hàng hóa về để bán hoặc Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. . Tức là tiền của các bạn sẽ bỏ ra. Và giá vốn này chỉ phát sinh khi chúng ta bán được hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì mới phát sinh giá vốn. Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm.

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ [Mã số 20=10-11]

Lấy doanh thu thu mã số 10 phần tiền còn lại trừ đi phần giá vốn phần tiền bỏ ra thì chúng ta sẽ còn phần tiền lời. Chúng ta mong muốn tỷ lệ này càng lớn càng tốt. Tùy theo mỗi Công ty mà tỷ lệ này so với doanh thu là bao nhiều % là vừa Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm: Tỷ lệ lợi nhuận gộp = [ Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần] * 100% Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.

6. Doanh thu hoạt động tài chính [Mã số 21] lấy từ bên Có của tài khoản 515 trừ đi bên Nợ 515 để lên chỉ tiêu này

Đây là khoản doanh thu mà doanh tiền sẽ chạy về túi của doanh nghiệp, gồm những khoản sau: Lãi tiền gửi ngân hàng; Lãi cho vay; Chiết khấu thanh toán mà nhà cung cấp cho công ty hưởng do thanh toán trướng thời hạn; Lãi chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán cho nhà cung cấp hoặc thu hồi công nợ phải thu có gốc ngoại tệ.

7. Chi phí hoạt động tài chính [Mã số 22] lấy từ bên Nợ của tài khoản 635 trừ đi bên có 635 để lên chỉ tiêu này

Chính là khoản chi phí lãi vay phải trả trong năm của Công ty vay của cá nhân, vay ngân hàng hoặc vay của Công ty; Chi phí chiết khấu thanh toán mà cho khách hàng hưởng khi thanh toán trước hạn; Lỗ do chênh lệch tỷ giá lúc thanh toán cho nhà cung cấp hoặc thu hồi nợ phải thu khách hàng của những khoản công nợ có gốc ngoại tệ; Hoặc là lỗ chứng khoán lúc bán

8. Chi phí bán hàng [Mã số 25] lấy từ bên Nợ của tài khoản 641 trừ đi bên có 641 để lên chỉ tiêu này

Tức là những khoản chi phí để bán được hàng thì chúng ta phải tốn chi phí đó: Ví dụ như chi phí quảng cáo truyền hình, Facebook, Google, Youtube, Chi phí bộ phận bán hàng, chi phí vận chuyển hàng đi bán,…Đây là những khoản chi phí mà công ty phải trả bằng tiền. Tức là dòng tiền sẽ đi ra

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp [Mã số 26] lấy từ bên Nợ của tài khoản 642 trừ đi bên có 642 để lên chỉ tiêu này

Đây là những khoản chi phí không cấu tạo trong giá vốn, cũng như không nằm trong chi phí tài chính và chi phí bán hàng mà nó là những khoản chi phí quản lý chung của Công ty: ví dụ tiền lương ban giám đốc, tiền lương của tất cả những bộ phận khác không phải bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng. Đây là những khoản chi phí mà công ty phải trả bằng tiền

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [Mã số 30=20+[21-22]-25-26]

Tức là khoản lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp cộng cho doanh thu tài chính trừ điu chi phí tài chính và trừ đi chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp thì phần còn lại là bao nhiêu tiền. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh này là khoản tiền thuần sau khi lấy doanh thu trừ chi phí thì công ty có khoản tiền thuần là 11 ngàn tỷ. Chúng ta xem tiếp tục phần lợi nhuận khác cũng như phần thuế TNDN phải nộp thì chúng ta sẽ biết được phần lợi nhuận sau thuế TNDN còn lại của Công ty là bao nhiêu

11. Thu nhập khác [Mã số 31] lấy từ bên Có của tài khoản 711 trừ đi bên Nợ 711 để lên chỉ tiêu này

Tức là đây là những khoản thu nhập khác tương ứng vời dòng tiền mà công ty có được ngoài những khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như là doanh thu tài chính

12. Chi phí khác [Mã số 32] lấy từ bên nợ của tài khoản 811 trừ đi bên có 811 để lên chỉ tiêu này

Đây là những khoản chi phí mà không phải là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí Quản lý doanh nghiệp thì ghi hết vào đây

13. Lợi nhuận từ hoạt động khác [Mã số 40=31-32]

Đây là là thu nhập còn lại sau khi lấy thu nhập khác trừ đi chi phí khác.

14. Lợi nhuận kế toán trước thuế [Mã số 50=30+40]

Đây là toàn bộ phần lợi nhuận trước thuế lấy chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mã số 30+Lợi nhuận khác mã số 40. Đây là khoản lợi nhuận chưa đóng thuế người ta gọi là Lợi nhuận trước thuế. Đây cũng được ngầm hiểu là tương ứng với 1 khoản tiền mà doanh nghiệp có được. sốn này càng lớn là càng tốt

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành [Mã số 51]

Đây là khoản thuế TNDN hiện hành của năm hiện hành. Số thuế TNDN hiện hành phải nộp được tính theo công thức sau: Thuế TNDN phải nộp [Chi phí thuế TNDN hiện hành]=Thu nhập tính thuế trừ phần trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ [nếu có]*Thuế suất thuế TNDN 20%. Thu nhập tính thuế=Lợi nhuận kế toán trước thuế [A]+ Chi phí không được trừ theo Luật thuế TNDN [B] Thu nhập miễn thuế [C]-Những khoản lỗ năm trước chuyển sang [D] đồng thời Cộng và trừ những khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm Lợi nhuận kế toán trước thuế khác TRỪ phần trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ [nếu có] [A] Lợi nhuận kế toán trước thuế: chắc chắn là phải lấy đúng số liệu chỉ tiêu 50 trên Báo cáo kết quả kinh doanh của Báo cáo tài chính và chỉ tiêu này chắc chắn bằng chỉ tiêu số 19 trên phụ lục 03-1A/TNDN. [B] Chi phí không được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN là các bạn cần xem những khoản nào chi phí được trừ và những khoản nào chi phí không được trừ tại Điều 6 của TT78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 cũng như TT119 ;TT151;TT96 sửa đổi bổ sung một số điều của cho TT78 [Ngắn gọn cho các bạn dễ hiểu là những khoản chi phí mà không có hóa đơn gtgt hoặc hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn đặc thù thì thuế sẽ không chấp nhận là chi phí được trừ]. [C]Thu nhập miễn thuế: [Các bạn có thể xem khoản thu nhập miễn thuế này tại Điều 8 của TT78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014] tức là chúng ta hạch toán vào 511;515 hoặc 711 trong năm] mà chúng ta không phải đóng thuế TNDN trên khoản này nữa. Ví dụ như khoản lãi nhận được từ khoản đầu tư vào Công ty con thì đây là khoản mà chúng ta đã hạch toán vào 515 và khoản này không phải chịu thuế TNDN một lần nữa. Nếu có xảy ra trường hợp này thì chúng ta lấy thu nhập miễn thuế gõ vào chỉ tiêu C2 của Tờ khai 03/TNDN [D] Những khoản lỗ năm trước chuyển sang được bù trừ vào lợi nhuận kế toán trước thuế của năm nay Vậy những khoản lỗ năm trước chuyển sang được hiểu như thế nào cho đúng ? Khi Công ty đang làm ăn bị lỗ thì chúng ta lấy số liệu lỗ nào để chuyển lỗ vào những năm sau, Lỗ theo số liệu kế toán trên Báo cáo kết quả kinh doanh chỉ tiêu 50 hay Lỗ theo thu nhập chịu thuế hay Lỗ theo thu nhập tính thuế trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN. 1. Theo như thông tư 78 thì : “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế: là số chênh lệch âm về Thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang. 2. Theo TT123 thì: “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về Thu nhập chịu thuế.” => Định nghĩa phát sinh giữa TT78 và TT123 là khác nhau về LỖ PHÁT SINH TRONG KỲ TÍNH THUẾ 3. Công thức tính THU NHẬP TÍNH THUẾ và THU NHẬP CHỊU THUẾ theo TT78 và TT123 thì giống nhau

  • Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuế [A]-[Thu nhập được miễn thuế+Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định]
  • [b] Thu nhập chịu thuế=[Doanh thu – chi phí được trừ] +Các khoản thu nhập khác.

\=>Vậy chiếu theo định nghĩa về LỖ PHÁT SINH TRONG KỲ TÍNH THUẾ theo TT78 cũng như Công thức tính THU NHẬP TÍNH THUẾ thì “Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế để được chuyển lỗ sang các năm sau là: “Thu nhập chịu thuế [Doanh thu trừ đi chi phí được trừ] trừ đi phần Thu nhập được miễn thuế và không tính phần chuyển lỗ của các năm trước chuyển sang” => Chiếu theo Công thức tính Thu nhập chịu thuế [A] trên thì =[Lợi nhuận trước thuế hoặc Lỗ kế toán +Chi phí không hợp lý theo luật thuế TNDN]. Vậy công thức tính Thu nhập chịu thuế TNDN trên thì phần Doanh thu và khoản thu nhập khác nó đã bao gồm PHẦN DOANH THU TÀI CHÍNH được chia từ Công ty con hoặc công ty liên doanh liên kết [Tức là đã bao gồm doanh thu miễn thuế].=> Do đó, TT78 ra đời đã làm rõ vấn đề này khẳng định lại 1 lần nữa: Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế được chuyển lỗ sang kỳ sau là: Thu nhập chịu thuế [Doanh thu trừ đi chi phí được trừ] trừ đi phần Thu nhập được miễn thuế và không tính phần chuyển lỗ của các năm trước chuyển sang]. Kết luận chuyển lỗ: KHI MÀ DOANH NGHIỆP QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN BỊ LỖ THÌ CÔNG TY SẼ LẤY SỐ LỖ CỦA PHẦN THU NHẬP TÍNH THUẾ TRÊN TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN MÀ KHÔNG BAO GỒM PHẦN CHUYỂN LỖ CỦA CÁC NĂM TRƯỚC CHUYỂN SANG VÀ PHẢI TRỪ ĐI PHẦN THU NHẬP MIỄN THUẾ [Tức là lấy C1 trừ C2 trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN]. Sau đó chúng ta phải hiểu là chuyển lỗ được chuyển trong vòng mấy năm? Chuyển lỗ sẽ được chuyển liên tục trong vòng 5 năm, kể từ sau năm phát sinh lỗ. Nếu sau 5 năm mà chúng ta không chuyển lỗ hết thì xem như khoản lỗ này sẽ mất luôn [không được chuyển lỗ cho những kỳ tính thuế tiếp theo].

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại [Mã số 52]

Đây chính là phần chi phí mà đã hạch toán trong năm hiện hành nhưng thuế không chấp nhận là chi phí của năm hiện hành với lý do là có sự chênh lệch về mặt áp dụng chính sách giữa thuế và kế toán nhưng sẽ được chấp nhận là chi phí cho những năm sau

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp [Mã số 60=50-51-52] chính là tài khoản 4212

Đây chính là khoản lợi nhuận còn lại sau thuế thuộc những thành viên góp vốn. Và đây chính là lợi nhuận dùng để chia cổ tức; chia lợi nhuận và trích các loại quỹ của doanh nghiệp

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu [Mã số 70]

Bằng lợi nhuận sau thuế của Công ty/Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường. Lãi cở bản trên cổ phiếu thường áp dụng cho Công ty cổ phần mới có chỉ tiêu này. Còn các công ty còn lại không có tính chỉ tiêu này. Công ty nào mà có Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu càng cao thì công ty đó làm ăn có hiểu quả; làm ra được nhiều lợi nhuận và cổ đông mừng. Và công ty nào mà có chỉ chỉ tiêu này càng cao thì giá cổ phiếu của Công ty này sẽ cao và được giá trên thị trường chứng khoán và nhà đầu tư [cổ đông] được lợi

Chủ Đề