Cơ sở hình thành kỷ luật là gì

Qua mỗi giai đoạn phát triển của Nhà nước, quy chế pháp lí hành chính của cán bộ, công chức ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, thể hiện đường lối cán bộ đúng đắn và sự quan tâm của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ công chức. Hoàn thiện các quy chế về trách nhiệm kỉ luật công chức, trong đó quy định rõ các trường hợp phải xử lý kỉ luật, nêu rõ điều kiện áp dụng với mỗi chế tài xử lí kỉ luật, hình thức kỷ luật phù hợp với hành vi vi phạm để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong quá trình xử lý là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong thời đại mới. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về trách nhiệm kỷ luật cũng như so sánh trách nhiệm kỷ luật này với những trách nhiệm pháp lý khác.

Căn cứ pháp lý:

Luật Hiến pháp năm 2013;

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

Bộ luật dân sự năm 2015

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2010;

Luật cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019;

Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỉ luật đối với công chức.

1. Trách nhiệm kỷ luật là gì?

Trách nhiệm kỉ luật làtrách nhiệm pháp líáp dụng đối vớicán bộ,công chức,viên chứcdo vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt độngcông vụhoặcvi phạm pháp luậtmà chưa đến mứctruy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể hơn, theo từ điển Pháp Việt pháp luật hành chính, kỷ luật là hình thức trừng phạt thuộc quyền của một số cơ quan, chính quyền và nhà chức trách hành chính đối với nhân viên dưới quyền mình, khi người đó vi phạm quy chế, kỷ luật công tác, hoặc vi phạm những khuyết điểm mang lại những hậu quả xấu cho cơ quan, công vụ.Trách nhiệm kỉ luật của công chức là một loại trách nhiệm pháp lí do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền áp dụng đối với những công chức có hành vi các quy định về nghĩa vụ đạo đức và văn hóa giao tiếp; vi phạm các quy định về những việc công chức không được làm và vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.

Các nguyên tắc xử lý kỉ luật công chức được quy định tại Điều 2 Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỉ luật đối với công chức: Phải khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật. Đây là nguyên tắc chung cho mọi hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý. Bởi bất cứ hoạt động truy cứu trách nhiệm nào cũng cần đến nguyên tắc trên để xử lý chính xác, không bỏ qua người có tội nhưng cũng không vu oan cho người vô tội; Chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật đối với một công chức trong một lần xử lý kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức thôi việc; Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn nếu vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật.

Trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà công chức còn vi phạm pháp luật chứng tỏ công chức đó không ăn năn, hối cải nên việc tăng mức độ nghiêm khắc của hình thức kỷ luật là cần thiết; Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức xử lý kỷ luật. Trách nhiệm kỷ luật của công chức được đặt ra khi công chức vi phạm pháp luật liên quan tới việc thực thi công vụ hay có ảnh hưởng xấu đến công vụ, nếu áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật thì sẽ không đủ tính răn đe, nghiêm khắc; Cấm mọi hành vi xâm phạm, thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình kỷ luật. Dù là đã có hành vi vi phạm pháp luật thì công chức vẫn là một con ngươi nên cũng được hưởng những quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vì vậy, việc thực hiện hành vi xâm phạm, thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình kỷ luật là không được phép.

Trách nhiệm kỷ luật công chức được đặt ra khi công chức vi phạm pháp luật liên quan tới việc thực thi công vụ hay có ảnh hưởng xấu đến công vụ. Là một dạng trách nhiệm pháp lý cụ thể nên trách nhiệm kỷ luật được đặt ra khi có vi phạm pháp luật, tuy nhiên chỉ có những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực thi công vụ hoặc gây ảnh hưởng xấu tới công vụ mới dẫn đến vi phạm kỷ luật. Ví dụ như có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà với tổ chức, cá nhân,

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý của công chức trước Nhà nước. Do trách nhiệm kỷ luật gắn liền với việc thực thi công vụ, nhiệm vụ mà nhà nước giao cho công chức nên trách nhiệm kỷ luật công chức là trách nhiệm trước nhà nước chứ không phải là của các bên có liên quan. Trách nhiệm kỷ luật được truy cứu bới các bên có thẩm quyền. Truy cứu trách nhiệm kỷ luật là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước nên hoạt động này phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền. Trách nhiệm kỷ luật được truy cứu theo những nguyên tắc, thủ tục luật định. Để đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội cũng như đảm bảo tính răn đe của các biện pháp xử lý kỉ luật, hoạt động truy cứu trách nhiệm kỷ luật phải tuân theo những nguyên tắc, thủ tục pháp luật quy định.

Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đã có luật riêng quy định về các vấn đề công chức trong đó có kỷ luật công chức. Nhìn chung công tác truy cứu trách nhiệm kỷ luật, xử lý kỷ luật công chức được thực hiện tương đối tốt bởi lẽ chất lượng cũng như đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của công chức ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên công tác truy cứu trách nhiệm kỷ luật tại nước ta ngày này chưa thực sự hiệu quả và công minh. Thực tế cho thấy việc công chức nhà nước vi phạm kỉ luật, có ý thức trách nhiệm kém [ thể hiện qua nhiều dấu hiệu: trì trệ, tắc trách, làm trái quy định, sai thủ tục, đùn đẩy, nhận hối lộ, tham nhũng] không phải hiếm nhưng hoạt động truy cứu trách nhiệm và xử lý kỉ luật những đối tượng này lại vô cùng hiếm, ít về số lượng, kém về chất lượng.

Có thể thấy trong hoạt động xử lý kỉ luật công chức vẫn còn có nhiều điểm yếu như sự nể nang trong hoạt động xử lí, nhiều hoạt động vẫn còn mang tính tình thức, chưa thực sự có tính răn đe cao. Đặc biệt, việc báo cáo tình hình công chức vi phạm kỷ luật và tình hình truy cứu trách nhiệm vẫn chưa thực sự hiệu quả, minh bạch. Hàng năm Chính phủ báo cáo lên cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội chỉ có 1% công chức nhà nước không thực hiện tốt nhiệm vụ bị truy cứu và xử lý kỉ luật. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều công chức nhà nước sáng cắp ô tô đi, tối cắp ô tô về, hay có nhiều công chức đi ăn sáng, uống cà phê ngay trong giờ hành chính mà không hề bị xử lý.

Nguyên nhân là bởi, việc triển khai các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong các cơ quan đơn vị chưa thực sự quyết liệt và sâu sắc, bao gồm cả việc tuyên truyền giáo dục pháp luật;Do sự tác động của cơ chế thị trường: sự nể nang của cơ quan đối với người vi phạm vì không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải bởi người vi phạm có chức vụ, quyền và vị thế cao trong xã hội như việc quan chức gây tai nạn rồi nhờ quyền thế đánh chìm sự việc; Cơ quan quản lí không truy cứu để bao che cho công chức thuộc ngành của cơ quan, đơn vị đó tránh sự ảnh hưởng tới ngành của mình bởi hậu quả của việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật đối với những vi phạm là rất tiêu cực;

Một số quy định pháp luật về việc xử lý kỉ luật công chức vẫn còn hạn chế. Ví dụ như Về hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, thì điều này cũng cần phải làm rõ hơn trong các văn bản hướng dẫn. Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019 giải thích: Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn. Với quy định này Luật chưa trù liệu hết các hệ quả pháp lý đối với trường hợp giáng chức. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị giáng chức sẽ bị hạ xuống mấy cấp chức vụ. Và, nếu công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng chỉ là cấp phó thì giáng chức đến chức vụ nào

2. Trách nhiệm kỷ luật tiếng anh là gì?

Trách nhiệm kỷ luật tiếng anh là: Disciplinary responsibility.

3. Phân biệt trách nhiệm kỷ luật với các loại trách nhiệm pháp lý khác

Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước [thông qua cơ quan có thẩm quyền] với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật. Có 04 loại trách nhiệm pháp lý bao gồm:Trách nhiệm pháp lý hình sự; Trách nhiệm pháp lý hành chính; Trách nhiệm pháp lý dân sự; Trách nhiệm pháp lý kỷ luật.

Nhìn chung, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm pháp lý khác đều có những điểm tương đồng như sau: Đều là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài củaquy phạm pháp luật. Các loại trách nhiệm pháp lý này đều do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật; Đều nhằm mục đích trừng trị giáo dục chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật đồng thời giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật đối với cá nhân tổ chức khác, qua đó phòng ngừa và hạn chế được hành vi vi phạm phạm luật.

Tiêu chí

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm kỷluật

Căn cứ

Bộ luật hình sự 2015

Bộ luật dân sự2015

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Luật Cán bộ, công chức 2008

Khái niệm

Trách nhiệm hình sự được hiểu là hậu quả pháp lý mà người vi phạm phải chịu để trả giá cho hành vi vi phạm do mình gây ra ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể, hành vi vi phạm đó phải đủ cơ sở cấu thành tội được quy định tại Bộ luật hình sự.

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại.

Trách nhiệm hành chính được hiểu là hậu quả pháp lý đối với đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, phải chịu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối tượng

Cá nhân, pháp nhân thương mại

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân là cán bộ, công chức, được tuyển chọn vào ngạch nhà nước theo quy định.

Hình thức xử lý

Phạt chính

Phạt bổ sung

Các biện pháp khắc phục

Mức bồi thườngthiệt hại.

Các biện pháp khắc phục

Cảnh cáo

Phạt tiền

Khiển trách

Cảnh cáo

Hạ bậc lương

Hạ ngạch

Cắt chức

Buộc thôi việc

Căn cứ phát sinh

Qua thời gian điều tra, truy tố, xét xử, có kết luận của tòa án thì người vi phạm mới phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vimình gây ra.

Sau khi thỏa thuận thành công thì người có có lỗi phải bồi thường thiệt hại.

Nếu không thỏa thuận được, thì được giải quyết tại tòa án dân sự, sau khi có quyết định của tòa án thì người có lỗi phải bồi thường thiệt hại và có biện pháp khắc phục hậu quả [nếu có]

Khi bị cơ quan nhà nước phát hiện có hành vi vi phạm thì lập tức ra quyết định xử phạt hành chính và người vi phạm phải thực hiện trách nhiệm hành chính của mình

Khi phát hiện Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý kỷluật đối với cá nhân đó

Mục đích

Để răn đe, trừng phạt các cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. Bêncạnh đó, cũnggiáo dục họcóý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, để khuyên họ hoàn lương và bắt đầu lại cuộc sống mới, khôngphạm tội mới, hay tái phạm,

Nhằm răn đe những đối tượngcó hành vi vi phạm pháp luật phải cónghĩa vụ bồi thường thiệt hạicho người bịhại do hành vi vi phạmgây ra nhằm khắc phục những tổn thất do họ gây ra

Nhằm bảo vệ, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính nhà nước vàloại trừ những vi phạm pháp luật hạn chế những hậu quả xấu có thểxảy ra do hành vi vi phạm đó gây ra.

Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức

Video liên quan

Chủ Đề