Cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Theo dõi sự thay đổi của Thanh tra nhà nước

 Luật thanh tra 2010  Thanh tra nhà nước

Thanh tra nhà nước là gì?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:

  • Căn cứ pháp lý: Luật thanh tra 2010

    Thanh tra nhà nước là Hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Trong hoạt động quản lý nhà nước thì thanh tra là hoạt động không thể thiếu; thanh tra là giai đoạn cuối của quá trình quản lý; có vai trò kiểm định, đánh giá sự hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu rõ hơn vấn đề này; thông qua bài viết sau về “Cơ quan thanh tra nhà nước” .

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về thanh tra nhà nước

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự; thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Nguyên tắc hoạt động của cơ quan thanh tra

Hoạt động thanh tra cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian giữa các cơ quan thực hiện chức năng; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

Cơ quan thanh tra Hành chính

Thanh tra Chính phủ

  • Vị trí: là cơ quan ngang Bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ mang hàm bộ trưởng và là thành viên của Chính phủ.
  • Có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại và phòng chống tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra.
  • Cơ cấu: gồm Tổng thanh tra, các phó tổng thanh tra và các thanh tra viên.

Bộ máy thanh tra gồm các vụ, văn phòng và các đơn vị cơ sở trực thuộc như: tạp chí thanh tra, trường cán bộ thanh tra.

  • Nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra Chính phủ được quy định cụ thể tại Điều 15 Luật Thanh tra năm 2010.
  • Nhiệm vụ của Tổng thanh tra được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Thanh tra năm 2010.

Thanh tra Tỉnh

  • Vị trí: là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về thanh tra; giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng; tiến hành thanh tra trong phạm vi thuộc thẩm quyền.
  • Chức năng: UBND quản lý nhà nước về thanh tra; thực hiện công tác thanh tra hành chính; lập quy, áp dụng pháp luật, tài phán, tố cáo; kiến nghị phản ánh; tuyên truyền pháp luật;…
  • Cơ cấu: Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, thanh tra viên.

Bộ máy thanh tra tỉnh gồm các phòng như sau:

– Phòng thanh tra kinh tế – xã hội.

– Phòng thanh tra  xét – khiếu tố.

– Phòng tổng hợp.

  • Nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra Tỉnh được quy định cụ thể tại điều 21 luật Thanh tra năm 2010 .

Thanh tra Huyện – Cơ quan thanh tra Hành chính

  • Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND; có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về thanh tra; thực hiện công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại và tố cáo phòng chống tham nhũng.
  • Cơ cấu: Chánh thanh tra huyện, các Phó Chánh thanh tra huyện.
  • Địa vị pháp lý: được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Thanh tra năm 2010.

Thanh tra Bộ

  • Vị trí: là cơ quan của Bộ; giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; tiến hành hoạt động thanh tra hành chính đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cá nhân, tổ chức theo ngành lĩnh vực.
  • Địa vị pháp lý của thanh tra Bộ được quy định cụ thể tại điều 19 Luật thanh tra năm 2010.
  • Cơ cấu gồm có: Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên.

Thanh tra Sở

  • Vị trí: là cơ quan của Sở; giúp giám đốc sở tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành; tiến hành hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
  • Thanh tra Sở được thành lập ở những sở được Ủy ban nhân dân ủy quyền.
  • Địa vị pháp lý của thanh tra Sở và Chánh thanh tra Sở được quy định cụ thể tại điều 24; điều 25 Luật thanh tra năm 2010.

Cơ quan thanh tra chuyên ngành

  • Là bộ phận nằm trong cơ cấu của bộ, sở; có nhiệm vụ thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi thẩm quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp.
  • Vị trí pháp lý: là bộ phận của cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn; hoặc là bộ phận của cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
  • Nhiệm vụ: vừa tiến hành hoạt động thanh tra hành chính; vừa tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành trong phạm vi thẩm quyền.
  • Đối tượng: là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp hành về chuyên môn kỹ thuật; quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Có thẩm quyền xử phạt hành chính.

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Cơ quan thanh tra hành chính có được thanh tra chuyên ngành hay không?

Các cơ quan thanh tra hành chính chỉ thực hiện hoạt động thanh tra hành chính mà không thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Đối tượng của cơ quan thanh tra hành chính

Đối tượng của cơ quan thanh tra hành chính là các cơ quan, cá nhân, tổ chức có sự lệ thuộc về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Cơ quan thanh tra hành chính được định nghĩa như thế nào

Cơ quan thanh tra hành chính là cơ quan quản lý nhà nước hoặc là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thực hiện quản lý nhà nước về thanh tra; hoặc giúp cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra theo quy định của pháp luật. 

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về thanh tra nhà nước
  • 2. Mục địch của thanh tra thanh tra nhà nước
  • 3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước
  • 4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra
  • 5. Trách nhiệm của các bên
  • 5. Các hành vi bị nghiêm cấm khi thanh tra
  • 6. Xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra
  • 7. Thời hạn thanh tra hành chính
  • 8. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

1. Khái niệm về thanh tra nhà nước

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

2. Mục địch của thanh tra thanh tra nhà nước

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước

1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:

a] Thanh tra Chính phủ;

b] Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ [sau đây gọi chung là Thanh tra bộ];

c] Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh];

d] Thanh tra sở;

đ] Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Thanh tra huyện].

2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra

1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

5. Trách nhiệm của các bên

a. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra

Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong hoạt động thanh tra phải tuân theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

b. Trách nhiệm và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra, có quyền giải trình về nội dung thanh tra, có quyền và trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; có quyền và trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

c. Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức hữu quan

1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan Công an, Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó.

3. Cơ quan, tổ chức hữu quan khác khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó.

5. Các hành vi bị nghiêm cấm khi thanh tra

1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra.

2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, phạm vi, nội dung thanh tra được giao.

3. Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; bao che cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

4. Tiết lộ thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra khi chưa có kết luận chính thức.

5. Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

6. Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thanh tra nhà nước; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

7. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra.

8. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

9. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

6. Xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra

1. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 hằng năm, Tổng Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra.

Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hằng năm.

2. Sau khi được phê duyệt, Định hướng chương trình thanh tra được Thanh tra Chính phủ gửi cho Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra cấp mình.

3. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm, Chánh Thanh tra bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chánh Thanh tra tỉnh căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của bộ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch thanh tra.

Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.

4. Chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm, Chánh Thanh tra sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, Chánh Thanh tra huyện căn cứ vào kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý của sở, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch thanh tra.

Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.

5. Kế hoạch thanh tra quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.

7. Thời hạn thanh tra hành chính

1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:

a] Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;

b] Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;

c] Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định.

8. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

a. Quyền của đối tượng thanh tra

1. Đối tượng thanh tra có quyền sau đây:

a] Giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;

b] Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;

c] Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.

b. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

1. Chấp hành quyết định thanh tra.

2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

3. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề