Có mấy cách sản xuất giống cây trồng

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “ Sản xuất giống cây trồng có mấy cách? ” cùng với kiến thức mở rộng chi tiết do HOCBAI247 biên soạn là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi

Sản xuất giống cây trồng có mấy cách?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải :

Đáp án: B

Giải thích : (Sản xuất giống cây trồng có 2 cách:

– Sản xuất giống cây trồng bằng hạt

– Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính – SGK trang 26)

Kiến thức tham khảo

Phân tích các hình thức sản xuất giống cây trồng?

Mục đích của sản xuất giống cây trồng là tạo ra nhiều hạt giống cây con giống phục vụ gieo trồng.

1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt:

Năm thứ 1: gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.

Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng, lấy hạt các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

Năm thứ 3: từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.

Năm thứ 4: từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính

Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả (trái), cây hoa, cây cảnh (kiểng). – Giâm cành: Lấy 1 đoạn thân cây, cành cây cắt bỏ 1 đầu và đem cắm xuống vùng đất ẩm. Sau một thời gian phần bị cắt sẽ mọc rễ, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ qua rễ trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Ví dụ: Mía, khoai lang, sắn dây,…

– Chiết cành: Trên 1 cây đang sống bình thường chọn ra cành cây cần chiết. Sau đó lấy dao tách 1 đoạn vỏ ở đó và dùng đất bó lại đoạn thân vừa tách vỏ đó. Sau 1 thời gian đoạn mà ta bó đất đó sẽ mọc rễ, cắt bỏ ra khỏi cây mẹ rồi đem ra trồng. Cây sẽ phát triển như cây bình thường. Ví dụ: Cam chanh bưởi,…

– Ghép mắt: Lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào.Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt.

Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống?

Hạt giống tốt, nếu như không biết bảo quản thì chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nảy mầm.

Các điều kiện để bảo quản hạt giống tốt:

– Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh, …

– Nơi cất giữ (bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không được xâm nhập.

– Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt, độ ẩm, sâu mọt, để có biện pháp xử lí kịp thời.

– Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao, túi kín. Khi bảo quản lượng lớn hạt giống người ta đựng hạt giống trong bao, túi kín và bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ.

– Hạt giống cũng có thể được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.

Sản xuất giống cây trồng có mấy cách?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Các câu hỏi tương tự

Sản xuất giống cây trồng bằng hạt, từ giống nguyên chủng nhân giống sản xuất đại trà ở năm thứ mấy?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Sản xuất giống cây trồng bằng hạt cần trải qua mấy năm?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Có mấy cách sản xuất giống cây trồng

Người Sắt

Đáp án: B

Giải thích: (Sản xuất giống cây trồng có 2 cách:

- Sản xuất giống cây trồng bằng hạt

- Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính – SGK trang 26)

Trả lời hay

1 Trả lời 10:34 07/12

  • Có mấy cách sản xuất giống cây trồng

    Sư Tử

    Đáp án B: có 2 cách

    Trả lời hay

    1 Trả lời 10:35 07/12

    • Có mấy cách sản xuất giống cây trồng

      Xuka

      Đáp án B

      Trả lời hay

      1 Trả lời 10:35 07/12

      • Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Sản xuất giống cây trồng có mấy cách?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 7 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

        Trắc nghiệm: Sản xuất giống cây trồng có mấy cách?

        A. 1

        B. 2

        C. 3

        D. 4

        Trả lời:

        Đáp án đúng: B. 2

        Sản xuất giống cây trồng có 2 cách, đó là sản xuất giống cây trồng bằng hạt và sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính.

        Giải thích:

        - Sản xuất giống cây bằng hạt được tiến hành qua 4 năm:

        + Năm thứ 1: Gieo hạt giống đã được phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.

        + Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành thừng dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

        + Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.

        + Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

        Kiến thức tham khảo về sản xuất giống cây trồng.

        1. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt

        a) Ưu điểm

        - Hệ số nhân giống cao.

        - Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao hơn bình thường

        - Kỹ thuật đơn giản và dễ làm.

        - Chi phí lao động thấp nên do đó giá thành cây con cũng sẽ thấp.

        - Cây trồng bằng hạt thường thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.

        b) Nhược điểm

        - Cây giống trồng từ hạt thường không giữ được những đặc tính của cây mẹ.

        - Cây giống trồng từ hạt thường thu hoạch muộn

        - Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc và thu hoạch.

        Do vậy, phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp:

        - Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép

        - Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn.

        - Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.

        2. Lưu ý khi nhân giống bằng hạt

        Để hạt nảy mầm đều, tỷ lệ nảy mầm cao cần phải nắm được đặc tính sinh lý của hạt.

        + Một số giống cây ăn quả hạt chín sinh lý sớm, hạt có thể nảy mầm ngay khi quả chín, ví dụ: mít, cam, quýt, đu đủ…

        + Một số giống sau thu hoạch nên gieo ngay, càng để lâu sức nảy mầm càng giảm, như: vải, nhãn, đu đủ, na…

        + Một số giống muốn hạt nảy mầm tốt cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 3 – 6°C từ 1 – 2 tuần, như: đào, mận, hồng…

        + Một số hạt có vỏ cứng cần được xử lý trước khi gieo như ngâm nước nóng, gọt bớt lớp vỏ ngoài, tác động cơ giới bằng cách đập nhẹ để tách được lớp vỏ cứng, xử lý hoá học đối với hạt đào, mơ, mận, táo ta… Riêng với dừa thì dùng dao phạt một lớp vỏ ngoài phía gần cuống cho đến gần sọ dừa …

        3. Phương pháp sản xuất vô tính ở cây trồng

        - Giâm cành: Từ một đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào đất ẩm, sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ.
        Ví dụ: nguyệt quế, linh sam, hoa hồng, sung,...

        - Ghép mắt: Lấy mắt ghép, ghép vào một cây khác (gốc ghép).
        Ví dụ:bưởi, mít, cây hoa hòe, mai,...

        - Chiết cành: bóc một khoảnh vỏ của cành sau đó bó đất. Khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất.
        Ví dụ:hoa giấy, khế, nhãn,...

        4. Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính

        Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như: giâm cành, chiết cành, ghép cành…

        Ưu điểm:

        - Cây thích nghi tốt

        - Cây giữ được đặc tính của cây mẹ

        - Nhanh ra hoa, quả.

        - Tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt (đối với giâm cành)

        Nhược điểm:

        - Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa

        - Cây không có rễ cọc nên yếu

        - Không tạo được nhiều cây (đối với phương pháp chiết cành).

        a) Ưu, nhược điểm của phương pháp Giâm cành

        Giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng. Cơ sở khoa học của phương pháp tương tự như nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

        Ưu điểm:

        - Giữ được những đặc tính, tính trạng của cây giống mẹ.

        - Cây trồng từ giâm cành sớm ra hoa, kết quả.

        - Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh.

        Nhược điểm:

        - Nếu sản xuất với quy mô lớn đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và kĩ thuật cao.

        - Khó thực hiện đối với một số giống cây khó ra rễ.

        - Dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

        b) Ưu, nhược điểm của phương pháp Ghép cành:

        Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.

        Ưu điểm:

        - Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

        - Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

        - Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao.

        - Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ

        - Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất lợi như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

        - Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

        - Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ

        - Điều tiết sinh trưởng cây ghép cho cao hay lùn đi

        - Có khả năng hồi phục sinh trưởng cây, duy trì giống cây quý.

        - Ngoài ra nghề làm vườn ươm sản xuất cây ghép cũng mang lại thu nhập cao .

        Nhược điểm:

        - Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn.

        - Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ.

        - Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn.

        - Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

        - Đòi hỏi phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây,.

        c) Ưu, nhược điểm của phương pháp Chiết cành

        Cơ sở khoa học của phương pháp là sau khi ta tiến hành khoanh vỏ, dưới ảnh hưởng của các chất nội sinh trong tế bào như auxin, cytokinin khi gặp những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì dễ được hình thành và chọc thủng biểu bì đâm ra ngoài.

        Ưu điểm:

        - Cây trồng bằng cành chiết sớm ra hoa, kết quả.

        - Giữ được đặc tính, tính trạng tốt của cây mẹ.

        - Cây trồng bằng cành chiết phân tán thấp, tán cây cân đối, gọn, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

        - Sớm có cây giống để trồng.

        Nhược điểm:

        - Một số cây giống ăn quả sử dụng phương pháp chiết cành đạt hiệu quả thấp do tỉ lệ ra rễ thấp.

        - Tuổi thọ không cao vì cây không có rễ cọc ăn sâu.

        - Cây chiết qua nhiều thế hệ hay bị nhiễm vi rút.