Có công ty nào giữ bằng gốc của nhân viên năm 2024

Tôi là người lao động. Gần đây tôi có trúng tuyển tại một công ty, tuy nhiên công ty yêu cầu tôi phải nộp bằng gốc. Sau ba tháng thử việc và được nhận làm chinh thức, công ty vẫn không trả bằng gốc cho tôi và nói rằng yêu cầu công ty khi làm việc là phải nộp bằng gốc. Luật sư cho tôi hỏi việc công ty giữ bằng gốc của tôi là đúng hay sai? Tôi phải làm thế nào để đòi lại được bằng? Mong luật sư giúp đỡ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng đội ngũ luật sư Công ty luật TNHH HTC Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn tư vấn cho bạn để giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019;

Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Nội dung tư vấn

Hiện nay, có nhiều trường hợp vì không muốn người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng hoặc một số nguyên nhân khác nên người sử dụng lao động đã giữ những giấy tờ gốc về bằng cấp, giấy tờ tùy thân…. Điều này làm cho người lao động luôn ở trong tình thế bất an, không thể chấm dứt hợp đồng để xin làm công việc khác vì hồ sơ không đầy đủ.

Có thể thấy rằng, khi đi xin việc thì thông thường công ty chỉ yêu cầu hồ sơ nộp có bản sao các giấy tờ mà họ cần và theo quy định của pháp luật thì chỉ cần có bản sao [trong một số trường hợp cụ thể thì cần có công chứng], bởi những giấy tờ tùy thân là thuộc quyền sở hữu của người đó, bằng tốt nghiệp đại học cũng coi như là một “tài sản” của người sở hữu nó vì nó rất quan trọng. Các doanh nghiệp mà yêu cầu bản chính bằng tốt nghiệp thường là có tâm lý lo sợ các bạn sẽ tìm việc khác trong khoảng thời gian làm việc của công ty, và do đó, công ty sẽ phải tuyển dụng nhiều lần…và rất nhiều lý do khác nữa. Tuy nhiên, việc giữ bằng tốt nghiệp đại học bản chính là trái với quy định của pháp luật lao động.

Người sử dụng lao động không được phép giữ bằng gốc của người lao động. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, một trong những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Theo đó pháp luật cấm người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2020, hành vi giữ bằng gốc của người lao động sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Đồng thời pháp luật cũng quy định người sử dụng lao động buộc phải trả lại bản chính văn bằng cho người lao đồng là một biện pháp khắc phục hậu quả.

Để lấy lại bằng gốc của mình bạn cần gửi đơn đến công ty để yêu cầu quyền lợi chính đáng của mình. Nếu bạn đã có yêu cầu với công ty mà công ty không trả bằng giấy tờ cho bạn thì quyền, lợi ích của bạn đã bị xâm phạm do một hành vi trái pháp luật. Do đó, bạn có quyền khiếu nại, tố cáo đến Thanh tra Sở lao động, thương binh và xã hội, hoặc khởi kiện đến Tòa án cấp quận [huyện] nơi Công ty có trụ sở chính đề nghị công ty phải trả hồ bằng gốc cho bạn.

Trường hợp Người lao động chọn khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Trong 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết, nếu công ty vẫn không trả bằng lại người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

Lưu ý:

- Cả hai lần khiếu nại, người lao động đều có thể khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn.

- Đồng thời, nên khiếu nại đích danh. Nếu khiếu nại nặc danh thì có thể đơn khiếu nại sẽ không được giải quyết, vì người giải quyết khiếu nại sẽ không biết phải gửi văn bản trả lời giải quyết khiếu nại đến ai.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề công ty giữ bản chính văn bằng của người lao động. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Về thời gian đi đường của người lao động, theo quy định tại Khoản 6 Điều 113 Bộ luật Lao động: "Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm".

Giả sử, người lao động xin nghỉ tổng cộng 5 ngày, trong đó thời gian đi đường hết 2,5 ngày. Căn cứ theo quy định thì 0,5 ngày công ty sẽ áp dụng hình thức như thế nào để người lao động được hưởng thêm thời gian đi đường? Công ty cho nghỉ có hưởng lương hay không cần trả lương cho người lao động?

Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019, hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

"1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động".

Việc giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động là chưa phù hợp quy định tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 nêu trên.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.

Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Chủ Đề