Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của trung quốc năm 2010

Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010

Ảnh nguồn: vneconomy.vn

[ĐCSVN] - Đánh giá lại hoạt động xuất nhập khẩu trong nước năm 2010 để có thể tự hào về những kết quả đã đạt được trên lĩnh vực này.

Theo Bộ Công thương, năm 2010, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là của các thị trường truyền thống, giá nhiều nhóm hàng và nhu cầu thế giới tăng trở lại đã tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thanh toán.

Năm 2010, kết quả xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao [25,5%] vượt mức kế hoạch; tốc độ tăng xuất khẩu đã cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu; kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2010 ước đạt 5,96 tỷ USD/tháng là mức cao nhất từ trước tới nay.

Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá [KNXK] năm 2010 đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và tăng 18% so với kế hoạch [kế hoạch là 60,54 tỷ USD]. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng xuất khẩu và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài [kể cả dầu thô] đạt khoảng 38,8 tỷ USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 27,8%, nếu trừ dầu thô đạt khoảng 33,8 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009; khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt khoảng 32,8 tỷ USD, chiếm 46%, tăng 22,7% so với năm 2008.

Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong nhiều mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp chế biến. Một số mặt hàng khối FDI chiếm tỷ trọng lớn là: túi xách, va li mũ ô dù, hàng dệt may, giày dép, điện tử, máy tính, máy móc, thiết bị, dây cáp điện. Nhóm hàng công nghiệp chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và tỷ trọng của FDI trong nhóm này cũng chiếm cao nhất. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu các năm tiếp theo vẫn phụ thuộc nhiều vào khối này.

Riêng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 15,1 tỷ USD, chiếm 21% trong tổng KNXK, tăng 22,9% so với cùng kỳ. So với năm 2009, lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản giảm như: sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 49,2%, hạt tiêu giảm 12,7%, cà phê giảm 1%...nhưng do giá xuất khẩu bình quân của các mặt hàng đều tăng như: sắn và sản phẩm từ sắn tăng 90%, hạt tiêu tăng 22%, cà phê tăng 2%...đã phần nào bù đắp thiệt hại do lượng giảm. Xuất khẩu mặt hàng gạo tăng 14,6%, đạt kỷ lục về lượng [6,8 triệu tấn] và được lợi về giá, đã đóng góp lớn và gia tăng xuất khẩu của nhóm. Mặt hàng cao su mặc dù lượng xuất thì tăng 7% nhưng do giá xuất khẩu tăng 80% đã làm KNXK tăng cao nhất trong nhóm [tăng 93,6%]. Xuất khẩu thủy sản mặc dù gặp nhiều khó khăn do rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu, nhưng cũng tăng trưởng cao 16,5%. Tính chung nhóm hàng này tăng khoảng 2,8 tỷ USD so với năm 2009.

Nhóm khoáng sản ước đạt 7,9 tỷ USD, chiếm 11,1% trong tổng KNXK. Trong nhóm này, lượng xuất khẩu của tất cả mặt hàng đều giảm lớn, tuy nhiên do được lợi về giá xuất khẩu nên tổng giá trị xuất khẩu của nhóm chỉ giảm khoảng 8,4%. Cụ thể, lượng xuất khẩu dầu thô giảm 40,3%, tuy nhiên do giá xuất khẩu tăng 33% nên giá trị xuất khẩu chỉ giảm 20,2%; mặt hàng than đá mặc dù lượng giảm 23,1 nhưng do giá xuất khẩu tăng nên KNXK tăng 17,7%. Tính chung xuất khẩu nhóm khoáng sản giảm 731 triệu USD so với năm 2009.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 38,5 tỷ USD, chiếm 53,8% trong tổng KNXK, tăng 30% so với năm 2009. Đây là nhóm hàng tăng trưởng cao nhất và là nhóm hàng chủ lực trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng có mức tăng trưởng cao là: sắt thép các loại [162,3%], hoá chất [49,7%]; chất dẻo nguyên liệu [39,8%]; sản phẩm hoá chất, sản phẩm từ cao su, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng trên 50%. Mặt hàng dệt may trong năm đã xác lập kỷ lục lần đầu tiên kể từ tháng 8 đến tháng 12, xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/tháng. Mặt hàng giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cũng có mức tăng trưởng cao lần lượt là 24,9% và 28,8%. Mặt hàng giày dép là mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn thứ 2 sau dệt may. Tính chung xuất khẩu của nhóm tăng hơn 8,8 tỷ USD.

Giá hàng hoá xuất khẩu cũng có xu hướng tăng dần vào những tháng cuối năm, so với mức giá bình quân của 12 tháng năm 2009 thì mức giá bình quân của các mặt hàng nông sản, khoáng sản đều tăng. Tính riêng nhóm hàng nông sản do tăng giá đã làm cho KNXK tăng 1,87 tỷ USD, nhóm khoáng sản do tăng giá đã làm cho KNXK tăng 1,78 tỷ USD. Tính chung cả 2 nhóm do tăng giá đã đóng góp 3,65 tỷ USD vào KNXK, bù đắp được thiệt hại do giảm lượng xuất khẩu [thiệt hại do giảm lượng khoảng hơn 2,58 tỷ USD], trong đó do giảm lượng xuất khẩu và dầu thô đã làm giảm 2,8 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu năm 2010 cũng tăng trên tất cả các khu vực thị trường, trong đó thị trường châu Á ước tăng 32,6%, tiếp đó đến thị trường châu Mỹ ước tăng 25,8%, thị trường châu Âu ước tăng 18,2%, thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á ước tăng 45% và thấp nhất là châu Đại dương ước tăng 13,6%. Thị trường Châu Á vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong câu cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 47%, với KNXK ước đạt 33,9 tỷ USD, trong đó tăng cao nhất là thị trường Inđônêsia và Brunây trên 70%, tiếp đến là Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Myanma tăng trên 40%. Thị trường Châu Âu ước đạt 12,5 tỷ USD, trong đó: khối EU ước đạt kim ngạch 9,47 tỷ USD, tăng 17,8%; khối các nước Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu, tăng 19,5%.Thị trường châu Mỹ ước đạt 13 tỷ USD, trong đó: thị trường Hoà Kỳ đạt kim ngạch 11,3 tỷ USD, tăng 24,1%. Thị trường Châu Phi –Tây Á-Nam Á đạt 4,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2009. Thị trường Châu Đại Dương đạt 2,3 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2009, tăng thấp nhất trong các khu vực, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô sang Ôxtrâylia giảm.

Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2009, mặc dù một số mặt hàng vẫn còn có mức nhập khẩu cao.

Tổng kim ngạch [KNNK] hàng hoá năm 2010 khoảng 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009, trong đó khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 36,4 tỷ USD, chiếm 43% tổng KNNK cả nước, tăng 39,9%; kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 47,5 tỷ USD, chiếm 56%, tăng 8,3% so với năm 2009. Mặc dù Chính phủ đã tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2009.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh, trong tổng nhập khẩu, nhóm hàng cần thiết nhập khẩu chiếm một tỷ trọng đáng kể, chủ yếu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, phục vụ cho đầu tư xây dựng các công trình, dự án. KNNK của nhóm ước đạt 68 tỷ USD, tăng 18% và chiếm tỷ trọng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu. Một số mặt hàng có lượng nhập khẩu cao là lúa mỳ tăng 62,4%, phôi thép tăng 61%, kim loại thường tăng 19,3%. Một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng cao là: bông [69%] phôi thép, kim loại thường [57%], sợi cá loại [43,6%], nguyên phụ liệu dệt may, da giày [36%], máy tính điện tử, linh kiện [30,7%]. Do vậy, khi xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng thì nhập khẩu nguyên liệu cho nhóm này tăng, trong đó khối FDI tăng 39,9%.

Giá nhập khẩu hàng hoá khá ổn định kể từ đầu năm nhưng ở mức cao, tuy nhiên từ 3 tháng trở lại đây, giá nhập khẩu lại có xu hướng tăng thêm dần, nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, day giày cũng gia tăng đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, đây cũng là yếu tốt làm tăng KNNK.

Một số mặt hàng nhập khẩu tính được về lượng, do lượng nhập khẩu giảm đã làm giảm hơn 2,1 tỷ USD nhập khẩu, tuy nhiên do giá nhập khẩu tăng đã làm nhập khẩu tăng lên hơn 5,1 tỷ USD, bù trừ giữa tăng giá và giảm lượng của những mặt hàng tính được này cũng đã làm tăng KNNK lên 2,98 tỷ USD.

Nhập siêu năm 2010 ước tính là 12,37 tỷ USD, bằng 17,27% kim ngạch xuất khẩu. Xét theo khối doanh nghiệp, thâm hụt thương mại chủ yếu rơi vào khu vực các doanh nghiệp trong nước với 9,78 tỷ USD, chiếm 79% thâm hụt thương mại của cả nước. Các doanh nghiệp FDI [không kể dầu thô] chỉ thâm hụt 2,6 tỷ USD, chiếm 21%.

Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 tăng cả về quy mô và tốc độ, xuất khẩu hàng hoá đều vượt mức kế hoạch đề ra. Do sự phục hồi của nền kinh tế nên nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tác có sự tăng trưởng vượt trội, xuất khẩu khu vực FDI tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu [xuất khẩu tăng 25,5%, nhập khẩu tăng 20,1,%]. Do vậy, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu đã giảm dần và bảo đảm mục tiêu do Chính phủ đề ra. Với kết quả đã đạt được, chúng ta có quyền hy vọng vào một năm mới với những triển vọng tốt đẹp hơn...

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thúc đẩy tài chính toàn diện
  • Tăng cường xúc tiến thương mại với các nước
  • Thị trường chứng khoán: Cần sự kiên định và lựa chọn sáng suốt
  • Tuần lễ giới thiệu và bán sản phẩm nông sản Hà Tĩnh tại Hà Nội
  • Giới thiệu nông sản an toàn và sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam
  • Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách vượt mốc 8000 tỷ đồng
  • Quảng Ninh: Đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện

Video liên quan

Chủ Đề