Chuyên ngành Ngân hàng Đại học Ngoại thương

Kinh tế - Ngoại thương thuộc nhóm ngành kinh doanh, ngành này cung cấp những kiến thức chuyên môn chính gồm: Kinh tế quốc tế; kinh tế quản lý; nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu; kiến thức kinh doanh quốc tế: Marketing, đầu tư, bảo hiểm, luật kinh doanh, thương mại điện tử, thuế, hải quan, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế,...​

Ngành Kinh tế - Ngoại thương học những gì?

Sinh viên theo học ngành Kinh tế - Ngoại thương được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Marketing căn bản, marketing quốc tế; kinh tế học quốc tế; lý thuyết tài chính – tiền tệ; luật kinh tế; chuyển giao công nghệ quốc tế; kinh tế tài nguyên và môi trường; luật thương mại quốc tế; kinh tế đối ngoại, tài chính quốc tế, kinh doanh quốc tế; kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, vận tải và bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, quản trị tài chính,…

Chuyên ngành Ngân hàng Đại học Ngoại thương

Sinh viên LHU nắm vững kiến thức, tự tin trước nhà tuyển dụng

Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Ngoại ngữ; tin học; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thương lượng; giải quyết tình huống kinh doanh,…

Với nền tảng kiến thức vững chắc, cử nhân Kinh tế - Ngoại thương của Trường Đại học Lạc Hồng hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại, năng động.

Học ngành Kinh tế - Ngoại thương ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Sinh viên học ngành Kinh tế - Ngoại thương tại Trường Đại học Lạc Hồng, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như: Cán bộ quản lý; chuyên gia kinh doanh; chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế; chuyên gia nghiên cứu thị trường; chuyên gia marketing quốc tế; chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng; chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế; chuyên gia xúc tiến thương mại; nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế; nhân viên ngân hàng ở khâu thanh toán quốc tế, khai báo hải quan; chuyên viên tại các doanh nghiệp có liên quan đến các yếu tố quốc tế như xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế; chuyên viên giao dịch thương mại quốc tế, hải quan, vận tải - bảo hiểm, thanh toán - tín dụng quốc tế, thị trường chứng khoán.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại: Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu; các lĩnh vực logistics, vận tải, giao nhận quốc tế; các bộ phận kinh doanh, tiêu thụ, cung ứng, marketing, kế hoạch, xuất nhập khẩu; phòng thanh toán quốc tế, bộ phận quản lý ngoại hối, tín dụng; các ngân hàng thương mại; các công ty đa quốc gia; các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp bộ đến địa phương như: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, sở công thương, sở kế hoạch và đầu tư; các khu công nghiệp, khu chế xuất; các viện nghiên cứu kinh tế, các trường đại học;…

Học Ngành Kinh tế - Ngoại thương bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

Để học tốt ngành Kinh tế - Ngoại thương bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Năng động, tự tin, tháo vát, mạnh mẽ, quyết đoán; có tư duy logic, nhạy bén; thích giao tiếp; có kỹ năng đàm phán, thương lượng, thuyết phục người khác; am hiểu kiến thức kinh tế, kinh doanh; có chuyên môn kinh tế; giải quyết tốt tình huống trong kinh doanh; chịu áp lực tốt; thích môi trường cạnh tranh; quan tâm đến những biến động của nền kinh tế, đam mê lĩnh vực kinh doanh; ngoại ngữ tốt.

Ngành Kinh tế - Ngoại thương xét tuyển bằng phương thức nào?

Để xét tuyển vào ngành Kinh tế - Ngoại thương tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

      • Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
      • Phương thức 2: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 ≥ 18 điểm
      • Phương thức 3: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của (HK1 + HK2 lớp 11) + HK1 lớp 12 ≥ 18.
      • Phương thức 4: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 ≥ 6.0 điểm
      • Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia
      • Phương thức 6: Xét tuyển thẳng Đại học

Khi cánh cửa hội nhập ngày một rộng mở, hoạt động Ngoại thương nhanh chóng trở thành cánh tay đắc lực, giúp cho nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hóa, làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và giải quyết nhiều vấn đề khác về thương mại quốc tế. Để kịp thời nắm bắt xu thế hội nhập quốc tế, các bạn thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, các bạn thí sinh muốn “giữ vai trò chủ chốt trong cán cân thương mại Việt Nam” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Kinh tế - Ngoại thương của Trường Đại học Lạc Hồng nhé!

Chương trình đào tạo tại FTU có tốt không? Nếu thực sự muốn quan tâm đến những vấn đề này thì đừng vội bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi. Tất cả những thông tin về FTU nói chung và ngành học nói riêng sẽ được bật mí.

Chuyên ngành Ngân hàng Đại học Ngoại thương

Những điều cần biết về đại học Ngoại thương

Trường đại học Ngoại thương có tên quốc tế là Foreign Trade University và được gọi tắt là FTU. Đây là một trường đại học công lập của Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 1967 đại học Ngoại thương được thành lập trực thuộc Bộ Ngoại thương, đến năm 1985 chuyển sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp sau đó tái thiết trở thành Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến nay.

Đại học Ngoại thương có 3 cơ sở chính là cơ sở 1 tại 91 phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội; cơ sở 2 tại thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở 3 tại Uông Bí, Quảng Ninh. Trường chủ yếu tập trung đào tạo các lĩnh vực về kinh tế với nhiều ngành khác nhau. Chính vì thế mà khiến không ít người băn khoăn đại học Ngoại thương gồm những ngành nào?

Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam bước vào công cuộc phát triển kinh tế, phát triển đất nước Đại học Ngoại thương đang dần thể hiện vị thế và vai trò của mình. Ngoại thương đang mở rộng đào tạo đa phương tiện hướng tới toàn cầu hóa để không ngừng thu hút và thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chuyên ngành Ngân hàng Đại học Ngoại thương

Giải đáp: Đại học ngoại thương gồm những ngành nào?

Được biết đến là một trường nằm trong top đầu về đào tạo kinh tế. Vì lẽ đó mà các ngành đào tạo của Đại học Ngoại thương luôn bắt kịp xu thế của thời đại. Vậy đại học Ngoại thương gồm những ngành nào? Cùng xem lời giải trong phần này nhé!

Ngành đào tạo hệ chuẩn

  • Ngành kinh tế – mã ngành 7310101: Với hai chuyên ngành là kinh tế đối ngoại và thương mại quốc tế
  • Ngành tài chính ngân hàng – mã ngành 7340201: Có 3 chuyên ngành là tài chính quốc tế, phân tích đầu tư tài chính và ngân hàng
  • Ngành quản trị kinh doanh – mã ngành 7340101: Với chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế
  • Ngành kinh doanh quốc tế – mã ngành 7340120: Chuyên ngành kinh doanh quốc tế
  • Ngành kinh tế quốc tế – mã ngành 7310106: Gồm 2 chuyên ngành là kinh tế quốc tế và kinh tế phát triển quốc tế
  • Ngành luật – mã ngành 7380101: Có chuyên ngành luật thương mại quốc tế
  • Ngành kế toán – mã ngành 7340301: Với 3 chuyên ngành gồm kế toán kiểm toán và kế toán kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA
  • Ngành ngôn ngữ Anh – mã ngành 7220201: Chuyên ngành tiếng Anh thương mại 
  • Ngành ngôn ngữ Pháp – mã ngành 7220203: Chuyên ngành tiếng Pháp thương mại
  • Ngành ngôn ngữ Trung – mã ngành 7220204: Chuyên ngành tiếng Trung thương mại
  • Ngành ngôn ngữ Nhật – mã ngành 7220209: Chuyên ngành tiếng Nhật thương mại
  • Ngành quản trị khách sạn – mã ngành 7810201: Chương trình CLC quản trị khách sạn

Ngành đào tạo chất lượng cao

  • Ngành kinh tế đối ngoại
  • Ngành kinh doanh quốc tế
  • Ngành kinh tế quốc tế
  • Quản trị doanh nghiệp quốc tế
  • Ngân hàng và tài chính quốc tế
  • Quản trị khách sạn
  • Kinh doanh quốc tế theo mô hình liên kết Nhật Bản
  • Kế toán và kiểm toán theo định hướng nghề nghiệp ACCA
  • Ngành logistic – quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế

Ngành đào tạo hệ tiên tiến

  • Chương trình đào tạo tiên tiến kinh tế đối ngoại
  • Ngành quản trị kinh doanh 
  • Chương trình đào tạo tiên tiến tài chính – ngân hàng

Chuyên ngành Ngân hàng Đại học Ngoại thương

Cơ hội việc làm cho sinh viên FTU

Ngoài việc muốn biết đại học Ngoại thương gồm những ngành nào chắc hẳn bạn cũng đang rất quan tâm đến cơ hội việc làm khi học tại đây. Hàng năm số lượng nguyện vọng nộp về đại học Ngoại thương là rất lớn. Tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh của trường khá ít nên tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao đại học Ngoại thương trở nên hot như vậy?

Đại học Ngoại thương đào tạo cử nhân các ngành kinh tế, luật, ngôn ngữ,… có thể làm việc được trong môi trường hội nhập quốc tế. Từ đó đáp ứng tôi nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tiến trình hội nhập của Việt Nam. Với mỗi ngành đào tạo sinh viên lại có nhiều cơ hội làm việc khác nhau. Cụ thể như: 

  • Ngành kinh tế: Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, các tập đoàn xuyên quốc gia, các hiệp hội ngành nghề,…
  • Ngành quản trị kinh doanh: Sinh viên có thể làm việc ở các vị trí là nhân viên hoặc cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp, dự án, tổ chức,…
  • Ngành tài chính – ngân hàng: Sinh viên có cơ hội làm việc trong ngân hàng, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, trường đại học, viện nghiên cứu,…
  • Ngành kế toán: Làm nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước,…
  • Ngành ngôn ngữ thương mại: Có thể làm việc tại các cơ sở giáo dục, xuất nhập khẩu, tài chính, bất động sản,…
  • ….

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi đại học Ngoại Thương gồm những ngành nào? Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác về chương trình đào tạo của FTU nhé!