Chuột là động vật máu gì

Bài viết này đề cập đến các kỹ thuật thu thập máu đã được phê duyệt cho động vật thí nghiệm như loài gặm nhấm, động vật gặm nhấm và không phải loài gặm nhấm.

Việc sử dụng động vật để trình diễn các kỹ thuật trong nội dung này đã được sự cho phép của Ủy ban Đạo đức động vật của Viện Jawaharlal.

Nguyên tắc chung của việc thu thập máu ở động vật

   * Phương pháp lấy máu được mô tả trong bài viết này đã được phê duyệt bởi Hội đồng đạo đức động vật của Viện.

   * Lấy máu cần gây ít đau đớn và căng thẳng nhất. Mẫu máu có thể được thu thập sau khi gây mê hoặc không gây mê.

Bảng 1: chất gây mê khuyến cáo (liều/kg) đối với động vật thí nghiệm

Loại động vật

Gây mê ngắn

Gây mê trung bình

Gây mê dài

chuột nhắt

Isoflurane (inhanation)

Halothane (inhanation)

Xylazine + Ketamine

(5mg + 100mg i.m.)

Xylazine + Ketamine

(16mg + 60mg i.m/i.p.)

Chuột cống

Isoflurane (inhanation)

Xylazine + Ketamine

(5mg + 100mg i.m.)

Xylazine + Ketamine

(16mg + 60mg i.m/i.p.)

Urethane (1200mg/kg o.p.)

   * Lấy máu bằng bất kỳ phương pháp nào ở bất kỳ loài động vật nào cần được đào tạo đầy đủ

   * Nói chung, mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch, động mạch hoặc buồng tim.

   * Tần suất lấy máu rất quan trọng. Một lần trong hai tuần là lý tưởng với loài không gặm nhấm. Nếu nghiên cứu cần nhiều mẫu máu, có thểáp dụng với lagomor (ví dụ: thỏ rừng và thỏ)

   * Tổng lượng máu lấy trong một lần tính cả huyết tương được giới hạn tối đa là 10% tổng lượng máu lưu thông ở động vật trưởng thành, khỏe mạnh, bình thường, mỗi lần lấy cách nhau 3 đến 4 tuần. Trong trường hợp mẫu máu cần lấy lặp đi lặp lạitrong khoảng thời gian ngắn, tối đa 0,6 ml/kg/ ngày hoặc 1,0% tổng lượng máu của động vật có thểlấytrong vòng 24 giờ. [2], [3]

   * Nếu nghiên cứu liên quan đến việc lấy mẫu máu lặp đi lặp lại, các mẫu có thể được lấy qua ống thông tạm thời. Điều này có thể làm giảm đau và căng thẳng ở động vật thí nghiệm.

   * Lượng máu ở động vật trưởng thành khoảng 55 đến 70 ml/kg trọng lượng cơ thể. Cần chú ý đối với trường hợp động vật già và béo phì. [4] Nếu thể tích máu vượt quá 10% tổng lượng máu,  cần phải bổ sung thêm chất truyền lỏng. Dung dịch Lactated Ringer (LRS) được khuyến nghị là chất thay thế tốt nhất của Viện Y tế Quốc gia (NIH). Nếu thể tích máu lấy ra vượt quá 30% tổng lượng máu tuần hoàn, con vật cần được chăm sóc đầy đủ, kịp thời để không bị hạ kali huyết. [5]

Phương pháp chung cho lấy máu động vật thí nghiệm nhỏ

  • Lấy máu không yêu cầu gây mê

-      Tĩnh mạch chân (nhắt, lang, thỏ)

-      Tĩnh mạch bàn (Chuột nhắt, cống)

  • Lấy máu yêu cầu gây mê (tại chỗ/ toàn thân)

-      Ven đuôi (chuột cống, nhắt)

-      Chóp đuôi (chuột nhắt)

-      Xoang hốc mắt (chuột cống, nhắt)

-      Tĩnh mạch cảnh (chuột cống, nhắt)

-      Đặt ống dẫn tạm thời (chuột cống, nhắt)

-      Lấy máu qua huyết quản (chuột cống, nhắt, chồn bay)

-      Ven bàn chân (chuột lang)

-      Động mạch, tĩnh mạch tai (thỏ)

  • Quy trình kết thúc :

-      Lấy máu tim (chuột lang, chuột cống, nhắt, chồn bay)

-      Xoang hốc mắt (chuột cống, nhắt)

-      Ven sống lưng (chuột cống, nhắt)

1.Quy trình lấy máu ở tĩnh mạch nông dưới da

Yêu cầu: động vật, găng tay xử lý loài gặm nhấm, khăn bông, bông, ống lấy máu và kim cỡ 20G

-  Tĩnh mạch hiển sau (đùi sau) được sử dụng để lấy mẫu máu trong điều kiện vô trùng.

-  Mặt sau của chân sau được cạo lông bằng tông đơ điện cho đến khi nhìn thấy tĩnh mạch chủ. Có thể sử dụng kem tẩy lông.

-  Động vật được giữ bằng tay hoặc dùng dụng cụ giữ phù hợp

-  Chân sau được cố định và áp bóp nhẹ nhàng trên khớp gối

-  Chọc tĩnh mạch bằng kim 20G và máu được thu thập bằng ống mao dẫn hoặc bơm tiêm kèm kim tiêm. Vị trí chọc kim sau đó được cầm máu bằng cách ép băng gạc.

 Trong quá trình thu thập máu:

 + kem gây tê tại chỗ có thể được áp dụng tại vị trí lấy máu

 + không cố thực hiện chọc ven quá ba lần

 + nên tránh lấy mẫu liên tục

 + không nên lấy hơn bốn mẫu máu trong một ngày (khoảng thời gian 24 giờ). 

2.Quy trình lấy mẫu máu tĩnh mạch bàn chân. 

Các yêu cầu bao gồm: động vật (chuột cống hoặc chuột nhắt), găng tay xử lý loài gặm nhấm, bông, ống mao dẫn, kim 23G / 27G và ống lấy mẫu máu.

·              Động vật được giữ trong dụng cụ giữ chuyên dụng.

·           Bàn chân sau quanh mắt cá chân được cố định và tĩnh mạch bàn chân được xác định trên mu bàn chân (Mu bàn chân được đặt hướng lên trên).

·              Làm sạch bàn chân bằng cồn tuyệt đối và lấy máu tĩnh mạch bàn chân bằng kim 23G / 27G

Những giọt máu xuất hiện trên bề mặt da được thu thập vào ống mao quản và giữ vị trí lấy máu bằng cách ấn nhẹ để cầm máu [Hình 1].

Chuột là động vật máu gì
 

3. Quy trình lấy mẫu máu tĩnh mạch đuôi

Yêu cầu bao gồm:  động vật, găng tay xử lý động vật gặm nhấm, khăn, bông, ống lấy mẫu và buồng làm ấm động vật.

·              Phương pháp này được khuyến nghị để lấy một lượng lớn mẫu máu (tối đa 2ml / lần rút)

·              Động vật được giữ thoải mái trong một bộ dụng cụ cố định, nhiệt độ duy trì khoảng 24 đến 27 °C.

·              Không nên cọ xát đuôi từ gốc đến ngọn vì nó sẽ dẫn đến tăng bạch cầu. Nếu không nhìn thấy tĩnh mạch, có thể nhúng  đuôi vào nước ấm (40°C).

·               Kem gây tê tại chỗ phải được bôi lên bề mặt đuôi 30 phút trước khi tiến hành.

·              Sử dụng kim 23G để chọc ven và máu được thu thập bằng ống mao dẫn hoặc ống tiêm có kim. Trong trường hợp gặp khó khăn, có thể mở 0,5 đến 1 cm bề mặt da tại vị trí tĩnh mạch,  chích tĩnh mạch cho chảy máu và máu được thu thập bằng ống mao dẫn hoặc ống tiêm có kim.

·              Khi hoàn thành việc lấy máu, sử dụng thuốc mỡ hoặc dung dịch chứa bạc / hoặc ấn và giữ nhẹ để cầm máu.

·              Nếu cần lấy mẫu nhiều lần,  ống dấn tạm thời có thể được sử dụng.

·              Bộ dụng cụ giữ động vật được rửa thường xuyên để tránh hoặc ngăn ngừa gây ức chế do pheromon hoặc nhiễm trùng chéo [Hình 2].

Chuột là động vật máu gì

4.Quy trình lấy mẫu máu bằng cách cắt đuôi

Yêu cầu bao gồm:  động vật, chất gây tê, bông, lưỡi dao phẫu thuật và ống lấy mẫu máu

·              Phương pháp này được khuyến nghị để lấy máu chỉ ở chuột nhắt.

·              Phương pháp này nên hạn chế sử dụng vì nó có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn trên đuôi động vật. Nếu cần, nên thực hiện sau khi gây tê cục bộ đuôi.

·              Trước khi lấy máu, gây tê cục bộ đuôi và cắt khoảng 1 mm từ mỏm đuôi bằng lưỡi dao mổ.

Cầm máu bằng ấn giữ mỏm đuôi chuột

5. Quy trình lấy mẫu máu xoang hốc mắt

Yêu cầu bao gồm:  động vật, chất gây tê, bông, ống mao quản và ống lấy mẫu máu.

Kỹ thuật này được sử dụng trong các trường hợp thực nghiệm phục hồi và phương pháp này còn được gọi là chảy máu đám rối tĩnh mạch sau mắt.

·              Mẫu máu được thu thập trong điều kiện gây tê toàn phần.

·              Thuốc gây tê nhãn khoa tại chỗ được bôi vào mắt trước khi lấy máu.

·              Con vật bị được túm giữ bằng ngón tay cái và ngón trỏ của bàn tay không thuận và kéo căng vùng da quanh mắt.

·               Một mao quản được đưa vào giữa hốc mắt  (chếch góc 30 độ so với mũi).

·              Đẩy nhẹ ngón tay cái đủ để đâm thủng tổ chức mô và đi vào vị trí đám rối/ xoang hốc mắt.

·              Khi đám rối / xoang bị chọc thủng, máu sẽ chảy qua ống mao dẫn.

·              Sau khi lấy đủ lượng máu cần thiết, ống mao mạch được rút ra một cách nhẹ nhàng và lau bằng bông vô trùng. Có thể cầm máu bằng cách áp ngón tay nhẹ nhàng vào mắt.

·              Ba mươi phút sau khi lấy máu, kiểm tra các tổn thương của động vật  [Hình 3] và [Hình 4].

·              Chú ý:

+ Không nên lấy mẫu máu lặp lại.

+ Phải có kỹ năng lấy máu.

+ Một lỗi nhỏ cũng sẽ gây hại cho mắt.

+ thời gian giữa hai lần lấy máu là 2 tuần.

·              Các tác dụng phụ bất lợi được báo cáo từ phương pháp này khoảng 1-2%, bao gồm tụ máu, loét giác mạc, viêm giác mạc, hình thành màng mắt, vỡ nhãn cầu, tổn thương dây thần kinh thị giác và các cấu trúc nội mạc khác, viêm hoại tử hoại tử của tuyến Harder.

Chuột là động vật máu gì

Chuột là động vật máu gì

6.Quy trình lấy mẫu máu tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch cổ)

Yêu cầu bao gồm: động vật, chất gây mê, bông, kim 25G và ống lấy mẫu máu

·              Ở phương pháp này, không cần làm ấm động vật và được sử dụng để thu thập thể tích lớn đến 1 ml mẫu máu.

·              Phương pháp này phải được thực hiện dưới gây mê toàn thân / hít mê và cần có hai người để lấy mẫu máu.

·              Một người giữ và theo dõi động vật. Người còn lại mẫu máu từ động vật.

·              Vùng cổ của động vật được cạo lông và xác định vị trí bị lấy máu. Các tĩnh mạch cổ xuất hiện màu xanh lam có thể nhìn thấy  khoảng từ 2 đến 4 mm bên cạnh khớp nối xương ức. Kim 25G đâm theo hướng trực tiếp (sau về trước) và máu được rút từ từ để tránh tổn thương các mạch máu nhỏ. Động vật phải được theo dõi cẩn thận và không được đưa kim quá 3 đến 4 mm vào mạch máu.

·              Nếu việc lấy máu thất bại, kim phải rút ra từ từ và quan sát sự chảy máu tại vị trí được lấy. Nếu không có chảy máu, có thể tiến hành làm lại. Tránh việc đâm kim tiếp trong trường hợp chảy máu vì nó có thể làm xẹp tĩnh mạch.

·              Có thể dùng ngón tay được áp vào vị trí đâm kim để cầm máu.

·              Chú ý:

+ Số lần chọc ven lấy mạch máu tối đa là 3 lần.

+ Sử dụng kem gây tê cục bộ 30 phút trước khi lấy mẫu.

Chuột là động vật máu gì

7.Quy trình lấy mẫu máu qua đặt ống tạm thời

Yêu cầu bao gồm: động vật, chất gây tê, bông, kim 25G, buồng làm ấm động vật và ống lấy mẫu máu.

  • Thông thường một ống dẫn tạm thời được đặt trong tĩnh mạch đuôi và được sử dụng trong vài giờ.
  • Con vật được cố định và bôi kem gây tê cục bộ lên đuôi (cách đầu đuôi 1- 2 cm).
  • Đuôi được đặt ống dẫn hoặc sử dụng kim 25G.
  • Lấy máu đuôi thường đòi hỏi phải làm ấm động vật trước khi thực hiện để làm giãn mạch máu (37 - 39 ° C trong 5 - 15 phút).
  • Sau khi đặt ống dẫn, động vật phải được nhốt riêng trong các lồng lớn.

8.Quy trình tiến hành đặt ống thông

Yêu cầu bao gồm:  động vật, chất gây mê, bông, kim 25G,  ống thông tĩnh mạch, lưỡi dao phẫu thuật, heparin (hoặc bất kỳ thuốc chống đông máu) và ống lấy mẫu máu.

  • Phương pháp này liên quan đến việc lấy mẫu liên tục và nhiều lần trong động vật thí nghiệm.
  • Phương pháp này đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ và liên tục động vật.
  • Thông thường việc đạt ống thông mạch máu được thực hiện ở động mạch đùi, tĩnh mạch đùi, động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ và động mạch chủ.
  • Phương pháp này yêu cầu phải phẫu thuật và gây mê, nên sử dụng thuốc giảm đau thích hợp  để giảm thiểu cơn đau.
  • Sau khi phẫu thuật đặt ống dẫn, nên giữ và chăm sóc động vật trong lồng lớn và rộng rãi.
  • Mẫu máu có thể được lấy trong vòng 24 giờ với thể tích 0,1 đến 0,2 ml / mẫu.
  • Sau khi lấy máu, ống thông được rửa bằng thuốc chống đông máu và thể tích máu lấy có thể được thay thế (nếu cần) bằng dung dịch Ringerlactat và ống thông phải được đóng chặt [Hình 5].
  • Thận trọng: Thí nghiệm phải được tiến hành trong điều kiện vô trùng. Nhiễm trùng, xuất huyết, tắc nghẽn ống thông và sưng xung quanh vị trí đặt ống nên được kiểm tra thư xuyên. Kích thước kim và lượng máu tối đa được thu thập được đưa ra trong [Bảng 2].

Chuột là động vật máu gì

9.Quy trình tiến hành lấy máu tĩnh mạch bàn chân

Yêu cầu:  động vật, chất gây tê, bông, kim 22G, chất tẩy lông và ống lấy mẫu máu.

  • Tĩnh mạch chủ được xác định ở một trong hai chân sau của động vật lớn. Phương pháp này thường được khuyên dùng cho chuột lang.
  • Một người phải giữ động vật đúng cách. Có thể nhìn thấy tĩnh mạch màu xanh.
  • Các sợi lông trên bề mặt da được loại bỏ bằng cách sử dụng chất tẩy lông phù hợp. Kem gây tê cục bộ được sử dụng tại vị trí lấy máu.
  • Sau 20 đến 30 phút, mẫu máu được thu thập chậm bằng cách sử dụng kim 22G.
  • Có thể lấy tối đa ba mẫu trên mỗi chân và 0,1 đến 0,3 ml máu cho mỗi mẫu.
  • Sau khi lấy mẫu, ấn nhẹ bằng ngón tay trong 2 phút để cầm máu [Hình 6].
  • Chú ý:

+ Không lấy quá sáu mẫu từ cả hai chân sau.

+ Số lần lấy máu không quá 3 lần.

Chuột là động vật máu gì

10.Quy trình tiến hành lấy mẫu máu tĩnh mạch/ động mạch tai

Yêu cầu bao gồm: động vật, chất gây tê, bông, kim 26G, cồn 95%, o-Xylene, lưỡi dao phẫu thuật và ống lấy mẫu máu.

  • Phương pháp này thường được áp dụng cho thỏ.
  • Động vật nên được đặt trong dụng cụ cố định.
  • Tai được làm sạch bằng cồn 95%,  bôi kem gây tê cục bộ tại vị trí tiêm 10 phút trước khi lấy mẫu. (Nếu được yêu cầu, thuốc giãn mạch o-Xylene / thuốc bôi có thể được bôi tại chỗ tiêm để làm giãn mạch máu).
  • Lưỡi dao phẫu thuật cỡ 11 được sử dụng để cắt tĩnh mạch tai ngoại biên và máu được thu thập trong ống thu mẫu. Mặt khác, kim 26G có thể được sử dụng để thu máu từ tĩnh mạch biên.
  • Sau khi lấy máu, dùng bông vô trùng giữ ở vị trí lấy máu và ấn ngón tay lên để cầm máu [Hình 7] và [Hình 8].

Chuột là động vật máu gì

11.Quy trình tiến hành lấy máu tim

Yêu cầu bao gồm: động vật, chất gây mê, khăn, bông, kim 19 đến 25G với ống tiêm 1 đến 5 ml, lưỡi dao phẫu thuật, ống (đường kính trong 0,1 đến 0,3 mm) để phẫu thuật lồng ngực, túi nhựa dùng một lần và ống lấy mẫu máu.

  •  Nói chung, việc chọc thủng tim được khuyến nghị cho giai đoạn cuối của nghiên cứu để thu thập một lượng máu duy nhất, chất lượng tốt và khối lượng lớn từ các động vật thí nghiệm.
  • Trong quá trình lấy mẫu máu, động vật sẽ được gây mê giai đoạn cuối.
  • Kim thích hợp được sử dụng để thu thập mẫu máu có hoặc không kèm mở ngực. Mẫu máu sẽ được lấy từ tim, tốt nhất là từ tâm thất, lấy từ từ để tránh xẹp tim [Hình 9].
  • Chú ý: Nếu động vật có tật tim lệch phải, lấy mẫu có thể thất bại.

Chuột là động vật máu gì

12.Quy trình  lấy mẫu máu thông qua Tĩnh mạch chủ sau

Yêu cầu bao gồm: động vật, chất gây mê, lưỡi dao phẫu thuật, que thủy tinh nhỏ, kéo cắt phẫu thuật, kim 21 đến 25G với ống tiêm 1 đến 5 ml và ống lấy mẫu máu.

  • Nói chung, mẫu máu tĩnh mạch chủ sau được khuyến nghị cho giai đoạn cuối của nghiên cứu.
  • Động vật phải được gây mê và rạch da hình chữ 'Y' hoặc 'V' trên thành bụng được thực hiện và ruột được lấy ra một cách nhẹ nhàng.
  • Gan được đẩy về phía trước và tĩnh mạch chủ sau (giữa thận) được bộc lộ.
  • Sử dụng kim 21G đến 25G để lấy máu từ tĩnh mạch chủ sau.
  • Quy trình này sẽ được lặp lại ba đến bốn lần để thu thập thêm lượng mẫu máu.

Thảo luận

Thu thập máu từ động vật thí nghiệm là một trong những quy trình quan trọng trong nghiên cứu y sinh. Ngay cả một lỗi nhỏ trong quy trình thu thập cũng có thể dẫn đến rất nhiều biến động trong kết quả.

Những điểm cần nhớ

• Trước khi bắt đầu bất kỳ loại lấy mẫu máu nào, phải đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu về hóa chất, phẫu thuật, chất lỏng đều có sẵn tại nơi làm việc.

• Không nên thực hiện quá hai đến ba lần thử để thu thập bất kỳ loại mẫu sinh học in vitro nào (không bao gồm chất bài tiết sinh học).

• Ống lấy máu phải được dán nhãn trước khi bắt đầu thí nghiệm và mẫu máu được lấy trong ống thu thập được dán nhãn thích hợp.

Tham khảo

1.     Hoff J, Rlagt LV. Methods of blood collection in the mouse. Lab animals 2000;29:47-53.  

2.     Blood sampling online.2009; [12 screens].

Available from: http://www.nc3rs.org.uk/bloodsamplingmicrosite/page.asp?id=313 [Last cited on 2010 Feb 24].   

3.     Guidelines for Survival Bleeding of Mice and Rats. NIH-ARAC Guidelines [online]. 2005 Jan 12. Available from: http://oacu.od.nih.gov/ARAC/Bleeding.pdf [accessed on 2010 Mar 09]

4.     McGuill MW, Rowan AN. Biological Effects of Blood Loss: Implications for Sampling Volumes and Techniques. ILAR J 1989. p. 31

5.     Procedure for rabbit bloodcollection[online]

Available from: http://www.research.uky.edu/ori/univet/resources/sop/Procedure_rabbit_blood_collection.pdf [Last cited on 2010 Feb 23]

6.     CPCSEA guidelines for laboratory animal facility. Indian J Pharmacol 2003;35:257-74.

7.     Vogel HG, editor. Drug discovery and evaluation: Pharmacological assays. 2 nd ed. Berlin: Springer; 2002

8.     Anaesthesia and Analgesia in Laboratory Animalsat UCSF [online].

Available from: http://www.iacuc.ucsf.edu/Index.asp [Last cited on 2010 Feb 24]. and Available from: http://www.iacuc.ucsf.edu/Proc/awRatFrm.asp. [Last cited on 2010 Feb 24]

9.     Hem A, Smith AJ, Solberg P. Saphenous vein puncture for blood sampling of the mouse, rat, hamster, gerbil, guinea pig, ferret and mink. Lab Anim 1998;32:364-8 [PUBMED]  [Full text]

10.  Paulose CS, Dakshinamurti K. Chronic catheterization using vascular-access-port in rats: Blood sampling with minimal stress for plasma catecholamine determination. J Neurosci Methods 1987;22:141-6.[PUBMED

11.  Yoburn BC, Morales R, Inturrisi CE. Chronic vascular catheterization in the rat: Comparison of three techniques. Physiol Behav 1984;33:89-94. [PUBMED]

Nguồn: S Parasuraman, R Raveendran. R Kesavan

            Department of the Pharmacology, Jawaharlal Institute of Postgraduate               Medical Education and Research, Pondicherry, India

Ths Nguyễn Chí Hiếu biên dịch