Chương trình lớp 1 năm 2022 -- 2023

Những kiến thức từ môn học này giúp trẻ phát triển toàn diện và có thể thành công trong bất kể con đường nghề nghiệp nào mà các em sẽ chọn lựa sau này.

Chúng ta biết rằng, sự bùng nổ mạnh mẽ của KHCN thời kỳ 4.0 không chỉ thay đổi bộ mặt nền kinh tế toàn cầu, làm thay đổi cuộc sống của con người mà nó đã và đang len lỏi đến mọi tầng lớp, thế hệ trong xã hội bằng nhiều cách khác nhau và biểu hiện rõ rệt nhất ở thế hệ trẻ - chủ nhân đất nước trong tương lai.

Ngày nay, với sự hỗ trợ của những thiết bị công nghệ bắt mắt, sinh động… thì công nghệ đã len lỏi vào bài học của trẻ một cách tự nhiên, biến việc học tập của trẻ trở thành quá trình khám phá, trải nghiệm trong thế giới khoa học. Ở đó những đứa trẻ vốn dĩ luôn tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh trở thành một nhà khoa học thực thụ.

Từ năm học 2022- 2023, Bộ GD&ĐT triển khai dạy học bắt buộc môn Tin học đối với HS từ lớp 3 xuyên suốt tới lớp 9. [Ảnh minh họa]

Vì vậy, từ năm học 2022- 2023, Bộ GD&ĐT triển khai dạy học bắt buộc môn Tin học đối với HS từ lớp 3 xuyên suốt tới lớp 9 [trong chương trình hiện hành là môn tự chọn]. 

Môn Tin học sẽ được triển khai ra sao?

Môn Tin học cung cấp cho học sinh 3 mạch kiến thức: Học vấn số hóa phổ thông [DL], Công nghệ thông tin và truyền thông [ICT] và Khoa học máy tính [CS]. Mạch kiến thức này giúp học sinh bước đầu hiểu các nguyên tắc cơ bản và thực hành của tư duy máy tính, tư duy tự động hóa, có khả năng thích ứng với những tiến bộ và thiết bị công nghệ số mới sẽ xuất hiện trong tương lai và tạo nền tảng cơ bản cho việc thiết kế, phát triển các hệ thống máy tính.

Việc dạy học thông qua các dự án, bài tập giải quyết vấn đề cụ thể, thiết thực, nhằm khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng các môn học áp dụng công nghệ số để hiểu và giải quyết vấn đề thực tế trong môi trường số, sáng tạo ra các sản phẩm của cá nhân, của nhóm.

Nội dung của chương trình được tổ chức thành 7 chủ đề lớn xuyên suốt trong cả 3 cấp học là: Máy tính và xã hội tri thức; Mạng máy tính và Internet; Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin; Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số hóa; Ứng dụng tin học; Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính và Hướng nghiệp với tin học.

Giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Tin học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực ứng dụng tin học, làm quen và sử dụng Internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của máy tính và hệ thống máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong chia sẻ và trao đổi thông tin.

Ảnh minh họa.

Ở tiểu học, học sinh chủ yếu học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị kỹ thuật số tuân theo các nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ, đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính.

Ở trung học cơ sở, học sinh học sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng làm ra các sản phẩm phục vụ học tập và sinh hoạt; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tự động hoá của công nghệ kỹ thuật số; học tổ chức lưu trữ, quản lý, tra cứu và tìm kiếm dữ liệu số, đánh giá và lựa chọn thông tin.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn Tin học được tổ chức từ các chủ đề bắt buộc và chủ đề tuỳ chọn theo định hướng Tin học ứng dụng hoặc theo định hướng Khoa học máy tính.

Sau khi học tin học, học lập trình, các em sẽ biết đọc, biết viết mã code. Những điều này không chỉ mang lại cho các em nhiều điều thú vị, thúc đẩy phát triển tư duy mà còn trở thành tờ thông hành giúp các em có được những công việc ưng ý sau này.

sưu tầm!

Do Trường TH&THCS Lê Quý Đôn là một trường công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nên chương trình học của khối Tiểu học sẽ thực hiện theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:

Căn cứ theo Điều 2 của Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:

1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Theo đó, năm học 2022-2023, chương trình học của các lớp thuộc cấp Tiểu học của nhà trường sẽ thực hiện như sau:

* Các lớp thuộc khối 1,2,3 của cấp Tiểu học sẽ thực hiện theo chương trình tổng thể của chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:

a] Nội dung giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 [ở lớp 3, lớp 4, lớp 5]; Tự nhiên và Xã hội [ở lớp 1, lớp 2, lớp 3]; Lịch sử và Địa lí [ở lớp 4, lớp 5]; Khoa học [ở lớp 4, lớp 5]; Tin học và Công nghệ [ở lớp 3, lớp 4, lớp 5]; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật [Âm nhạc, Mĩ thuật]; Hoạt động trải nghiệm.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 [ở lớp 1, lớp 2].

b] Thời lượng giáo dục

Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp Tiểu học

* Các lớp thuộc khối 4,5 của cấp Tiểu học sẽ thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:

Trong đó, các số trong cột tương ứng với mỗi môn học, hoạt động giáo dục là số tiết của môn học, hoạt động giáo dục đó trong một tuần. Các số kèm theo dấu + ở dòng tổng số tiết/tuần chỉ tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong môn tuần. Dấu * chỉ thời lượng của các nội dung tự chọn và môn học tự chọn ở Tiểu học.

Ở Tiểu học, thời lượng mỗi năm học ít nhất là 35 tuần. Đối với các trường, lớp dạy học 5 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 4 giờ [240 phút]; các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày hoặc nhiều hơn 5 buổi/tuần, mỗi ngày học không quá 7 giờ [420 phút]. Mỗi tiết học trung bình 35 phút.

Chủ Đề