Chương trình giáo dục phổ thông 2022 được xây dựng theo hướng mở về nội dung giáo dục có thể hiểu là

Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng mở

[ĐCSVN]- Chia sẻ về những nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với chủ trương xây dựng nền giáo dục mở, GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho hay, mục tiêu đổi mới là xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập.

GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: VA

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng mở được thể hiện trước hết ở việc bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc; đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục, điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh; nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiêt để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.

Chương trình cũng đảm bảo tính ổn định, khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học – công nghệ và yêu cầu của thực tế.

Trả lời câu hỏi, chương trình mới mở cho người học cụ thể như thế nào, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: Người học được tự chọn môn học [chọn môn Ngoại ngữ 2 từ lớp 6; chọn 5/9 môn học lựa chọn từ lớp 10]; được tự chọn học phần [chọn môn thể thao phù hợp từ lớp 1; chọn học phần Công nghệ từ lớp 6; chọn học phần Tin học từ lớp 6; chọn học phần Mĩ thuật từ lớp 10];

Học sinh cũng được tự chọn chuyên đề học tập từ lớp 10; đồng thời, được tự chọn nội dung học tập cụ thể [chọn nội dung học tập trong môn Mĩ thuật từ tiểu học; đề xuất thuyết trình, thảo luận về các tác phẩm văn học mà học sinh quan tâm, yêu thích trong giờ đọc sách hoặc thực hành ở môn Ngữ văn từ tiểu học].

Với giáo viên, các thầy cô có quyền đề xuất chọn sách giáo khoa; dạy học theo chương trình, không phụ thuộc từng câu chữ trong sách giáo khoa, sách giáo viên. Giáo viên môn Ngữ văn có quyền thay đổi một số văn bản trong sách giáo khoa cho phù hợp.

Giáo viên cũng được chủ động phân bổ thời lượng dạy học; chủ động áp dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học [trong/ngoài lớp; trong/ngoài nhà trường; làm việc chung/làm việc nhóm, làm việc độc lập].

Đề cập đến việc “mở” với người viết sách giáo khoa, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, người viết sách dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung khái quát đối với từng cấp học, lớp học, chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học, tư liệu và thiết bị dạy học cụ thể.

“Vị trí của sách giáo khoa đã thay đổi. Nếu trước đây, sách giáo khoa được coi là “pháp lệnh” thì nay sách giáo khoa là tài liệu chính thức để dạy học. Trước chỉ có 1 bộ sách giáo khoa thì nay có nhiều bộ sách cho mỗi môn học. Do đó, yêu cầu sách giáo khoa phải đa dạng” – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông lý giải.

Chương trình giáo dục phổ thông mới mở cả về nội dung giáo dục [thực hiện phân hóa, tự chọn; thường xuyên đánh giá, phát triển chương trình]; mở về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và mở cả về phương thức giáo dục [kết hợp học với hành; kết hợp giáo dục ở nhà trường với giáo dục trong gia đình và xã hội] - GS Nguyễn Minh Thuyết.

GS cho biết thêm, chương trình mở cho cả địa phương và cơ sở giáo dục. Theo đó, UBND cấp tỉnh được tổ chức biên soạn, bổ sung nội dung giáo dục của địa phương vào chương trình giáo dục phổ thông. Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường; được chọn sách giáo khoa phù hợp.

“Điều này là cần thiết vì mỗi địa phương đều có những đặc điểm khác nhau về lịch sử, địa lý, dân cư, điều kiện, nhu cầu phát triển…]. Tương tự, mỗi cơ sở giáo dục cũng có những đặc điểm khác nhau về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đối tượng học sinh…” GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh./.

Mỹ Anh

MỤC 1 : Chương trình giáo dục phổ thông

Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây

Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây

Danh sách câu trả lời: triết lí ; mục tiêu ; hoạt động ; nội dung ; tổ chức ; đánh giá kết quả ; chuyên đề ;

Chương trình giáo dục phổ thông là toàn bộ phương hướng và kế hoạch giáo dục phổ thông, trong đó nêu rõ mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức kết quả đánh giá giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.

Trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, người giáo viên đóng vai trò gì?

Câu trả lời

Đóng góp ý kiến, thực hiện và đánh giá hiệu quả kế hoạch giáo dục của nhà trường

Những thành viên nào đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng Chương trình giáo dục nhà trường:

Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh

Chương trình tổng thể là văn bản qui định những vấn đề chung nhất, có tính định hướng của chương trình giáo dục phổ thông bao gồm:

  • Điều kiện thực hiện chương trình giáo dục
  • Quan điểm xây dựng chương trình
  • Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục
  • Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng cáp học
  • Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục
  • Thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục
  • Định hướng nội dung giáo dục bắt buộc
  • Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi

Chương trình môn học, hoạt động giáo dục có những vai trò gì?

Chương trình môn học, hoạt động giáo dục là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt động giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học và hoạt động giáo dục. Chương trình môn học là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập cho môn học. Cùng với Chương trình tổng thể, Chương trình môn học còn là căn cứ để biên soạn nội dung giáo dục địa phương và xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây:

Nội dung giáo dục của địa phương lã những vấn đé cơ bản hoậc thời sự vé vãn hóa, lịch sử, địa li, kinh tế, xã hội, mỏi trường, hướng nghiệp… cùa địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhát trong cà nưởc, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biét về nơi sinh sóng, bồi dưỡng cho học sinh tinh yéu quẻ hương, ý thửc tim hiểu vã vận dụng những điều đã học để gỏp phần giải quyết những vấn đề cùa què hương

Phân loại và kéo thả

Cột 1: Một số nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học

– Địa lí, dân cư

– Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương

– Phong tục, tập quán địa phương

– Cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên

– ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.

– Lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa

Cột 2: Yêu cầu nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học

Còn lại

 MỤC 3 :  Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

Chọn đáp án đúng nhất

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở thông qua việc trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường.

Đáp án: Đúng

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thể hiện hướng mở trong qui định thời lượng giáo dục đối với giáo dục tiểu học như thế nào?

Đáp án:

Chương trình quy định thời lượng giáo dục đối với giáo dục tiểu học “Thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học”. Tuy nhiên, chương trình không quy định đầy đủ, cụ thể nội dung, kế hoạch giáo dục 2 buổi/ngày ở tiểu học. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học chỉ là phần chung cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh cả nước. Vẫn còn một phần “mở” của chương trình cần được định hướng xây dựng về thời lượng, nội dung, kế hoạch giáo dục cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học.

MỤC 4 : Khái niệm kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học

Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây

Thứ tự cần điền là: VẬN DỤNG – TUÂN THỦ – THAY ĐỔI

Những ai tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phổ thông cấp tiểu học?

Đáp án: Hội đồng giáo dục nhà trường, tổ chuyên môn và các giáo viên

Mục đích của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học nhằm đạt tới các mục đích sau:

a] Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

b] Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

MỤC 5 : Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học

Chọn đáp án đúng nhất

Phát biểu nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?

Trả lời:

Đảm bảo sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực hoạt động của người học

Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây

Từ cần điền: MẠCH KIẾN THỨC – TỔNG THỜI LƯỢNG

Có những nguyên tắc nào cần thực hiện khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?

Trả lời:

Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của môn học, lớp học và cấp học, từ đó đảm bảo chất lượng giáo dục.

Đảm bảo tính logic của mạch kiến thức, tính thống nhất giữa các môn học và các hoạt động giáo dục; đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục phù hợp với quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiều học

Đảm bảo phù hợp năng lực nhận thức của học sinh, đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường

Đảm bảo tính thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại trường, cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học trong nhà trường

Đảm bảo huy động các nguồn lực xây dựng thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường; có lộ trình, kế hoạch thực hiện chi tiết, khả thi

Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lí giáo dục, các lực lượng bên ngoài nhà trường với các trường tiểu học

 MỤC 6 : Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

1.Thực hiện nguyên tắc phân hóa trong dạy học và giáo dục Mỗi nhà trường có một đối tượng học sinh cụ thể, có đội ngũ giáo viên khác nhau
2. Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường tiểu học Tuân thủ các quy định của Chính phủ …
3. Nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên tạo điều kiện cho giáo viên trong quá trình dạy học được chủ động trong việc lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với trình độ của học sinh và điều kiện dạy học của nhà trường
4. Nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên nghiên cứu sâu và nắm chắc mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, nội dung dạy học
5. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nâng cao năng lực quản trị dạy học, giáo dục; từng bước thích ứng với chủ trương phân cấp,
6. Huy động nguồn lực tham gia giáo dục nhà trường phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, gia đình, cha mẹ học sinh được hướng dẫn phối hợp và tham gia giáo dục con

Ý nào sau đây KHÔNG thuộc nguyên tắc phân hóa trong dạy học và giáo dục trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Đáp án: 

Các nhà trường tuân thủ theo yêu cầu cần đạt và định hướng nội dung của Chương trình giáo dục.

MỤC 7 : Định hướng cấu trúc của kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học

Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Nối đúng thứ tự đề mục trong định hướng cấu trúc của kế hoạch giáo dục nhà trường

  1. Căn cứ xây dựng kế hoạch

  2. Điều kiện thực hiện chương trình trong năm học.

  3. Mục tiêu giáo dục năm học.

  4. Tổ chức các môn học và hoạt động giáo dục trong năm học.

  5. Giải pháp thực hiện

  6. Tổ chức thực hiện

  7. Phụ lục

MỤC 8 : Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Việc “xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp các mục tiêu kế hoạch giáo dục; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị” là nội dung của bước nào trong quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Đáp án: Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường

  1. Để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học cần thực hiện theo những bước nào?

Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo các hoạt động/ bước chính sau:

  1. Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
  2. Đánh giá tình hình và các điều kiện thực hiện chương trình trong năm học
  3. Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường
  4. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục

MỤC 9 : Triển khai thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình

Ý nào sau đây KHÔNG phải là việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường

Đáp án:  Tổ chức lấy ý kiến các thành phần liên quan, hoàn thiện văn bản báo cáo Hội đồng trường theo quy định

  1. Chọn từ thích hợp từ gợi ý để hoàn thành nội dung dưới đây

Thứ tự cần điền là: SỔ ĐẦU BÀI – QUAN SÁT – TỔ CHUYÊN MÔN – ĐIỀU CHỈNH

MỤC 10 : Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường

  1. Trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, người giáo viên đóng vai trò gì?

Đáp án: Đóng góp ý kiến, thực hiện và đánh giá hiệu quả kế hoạch giáo dục của nhà trường

  1. Các thầy/cô cho biết khó khăn có thể gặp phải khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Việc đóng góp ý kiến: Khi thực hiện KHGD của nhà trường nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp GV thường có tâm lí chịu đựng hoặc tự tìm cách khắc phục nhưng không góp ý với lãnh đạo vì tâm lí e dè, sợ lãnh đạo này kia kia nọ .. Nên khi hỏi ý kiến về KHGD họ thường bảo “Thầy/cô đã làm quá tuyệt vời! và không có ý kiến gì thêm” để tránh bị dìm.

Hiện tại HS có vấn đề đều muôn lỗi tại GV, chính vì vậy GV thường âm thầm chịu đựng, ít có sự tương tác với các lực lượng phối hợp vì chưa biết có được giúp đỡ tích cực hay không hay trở thành trung tâm tội đồ. Khi nào môi trường sư phạm, môi trường xã hội gạt bỏ được hai tâm lí trên của Gv thì mới có điều kì diệu xảy ra.

Xem thêm:

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm modul 4 đầy đủ chính xác

Kế hoạch hành động Modul 4

Video liên quan

Chủ Đề