Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ (ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Trường Đại học Luật Hà Nội thông báo tuyển sinh cao học năm 2022 như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

1. Đối tượng dự tuyển là công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp theo quy định tại Mục III Thông báo này. Riêng đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vào chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu phải tốt nghiệp từ hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;

b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Thí sinh đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

(i) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;

(ii) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học Luật Hà Nội cấp trong thời gian không quá 02 năm tính đến ngày thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển hợp lệ theo Thông báo tuyển sinh mà chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

(iii) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ (ban hành theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT) hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển hợp lệ theo Thông báo tuyển sinh. Trường hợp thí sinh không có các văn bằng, chứng chỉ nêu trên thì phải dự thi môn ngoại ngữ ở trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Trường tổ chức trong đợt tuyển sinh.

c) Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự;

d) Có đủ sức khoẻ để học tập; đ) Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Trường.

2. Đối tượng dự tuyển là người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện dự tuyển như đối với thí sinh là công dân Việt Nam, trừ điều kiện về năng lực ngoại ngữ phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt và điều kiện về hồ sơ đăng ký dự tuyển phải tuân theo quy định riêng đối với người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

Là ngành duy nhất không liên quan đến lĩnh vực Luật tại Đại học Luật Hà Nội – Ngành Ngôn ngữ Anh là gì? Được đào tạo ra sao? Cơ hội việc làm có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc đó.

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

1. Ngành Ngôn ngữ Anh là gì?

Ngôn ngữ Anh là ngành chuyên nghiên cứu và sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo. Bên cạnh đó, người học ngành Ngôn ngữ Anh còn được trang bị thêm những kiến thức về lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị của các nước sử dụng tiếng Anh trên thế giới.

Tại Đại học Luật Hà Nội, sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh sẽ được trang bị những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ Anh, về văn hóa – xã hội và văn học Anh – Mỹ; những kiến thức cơ bản về pháp luật, được rèn luyện và phát triển kỹ năng tiếng Anh tương đối thành thạo.

Sau khi kết thúc chương trình học, những Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh tại HLU sẽ có đủ phẩm chất đạo đức, chính trị. Có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn, sử dụng thành thạo tiếng Anh để có thể làm các công việc như: Biên dịch, phiên dịch, giảng dạy, tư vấn pháp luật, tranh tụng hoặc trong các lĩnh vực kinh doanh, kinh tế xã hội.

Như vậy ta có thể thấy rõ, điều khác biệt nhất của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của HLU với sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại các trường khác đó là việc sinh viên được đào tạo bài bản cả về luật, có kiến thức am hiểu về luật pháp.

2. Chương trình đào tạo tại Đại học Luật Hà Nội ra sao?

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh tại HLU có thời gian đào tạo 4 năm với khối lượng kiến thức như sau:

+ 24 tín chỉ thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương;

+ 92 tín chỉ thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;

+ 10 tín chỉ làm khóa luận tốt nghiệp

Nội dung chi tiết các học phần như sau:

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Chương trình đào tạo Đại học Luật Hà Nội

Sinh viên có thể viết khóa luận tốt nghiệp sau khi đã đủ điều kiện theo yêu cầu của nhà trường. Trường hợp sinh viên chưa đủ điều kiện hoặc không có nguyện vọng viết khóa luận tốt nghiệp, các em phải lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau:

  1. Đăng ký học và thi các môn tự chọn thuộc khối kiến thức chuyên ngành, hoặc các môn tự chọn bằng tiếng Anh thuộc khối kiến thức bổ trợ ngành (10 tín chỉ).
  2. Đi thực tập chuyên môn (4 tín chỉ), đăng ký học và thi các môn tự chọn thuộc khối kiến thức ngành hoặc các môn thuộc khối kiến thức bổ trợ (6 tín chỉ).

3. Mức điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh tại HLU

Mức điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Anh tại HLU năm 2021 như sau:

  • Khối D01: 25.35 điểm;
  • Khối A01: 26.25 điểm.

4. Cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành Ngôn ngữ Anh

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập, nhu cầu về nguồn nhân lực thông thạo ngoại ngữ là rất lớn. Theo thống kê, giai đoạn từ năm 2025 trở đi, mỗi năm ngành du lịch cần khoảng 27.000 nhân lực về ngôn ngữ Anh trong một năm. Trong khi số lượng sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh khi ra trường còn nhiều hạn chế. Đây sẽ là cơ hội cho các bạn trẻ sau khi ra trường. Những công việc sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh khi ra trường có thể đảm nhận như sau:

– Biên dịch – phiên dịch: Làm việc tại các công ty dịch thuật, công ty có giao dịch với nước ngoài, các tòa soạn, bệnh viên hoặc các cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài.

– Giáo viên giảng dạy tiếng Anh: Làm việc trong các trung tâm ngoại ngữ hoặc các trường đại học.

– Biên tập viên tiếng Anh: Nếu bạn có sự am hiểu sâu sắc văn hóa, viết tiếng Anh tốt và có lối tư duy, cách diên đạt tuyệt vời. Bạn có thể trở thành biên tập viên tiếng Anh làm việc trong các cơ quan báo chí, trung tâm phát triển nội dung số tiếng Anh…

– Chuyên viên xuất nhập khẩu: Làm việc trong các công ty kinh doanh quốc tế

– Chuyên viên nhân sự làm việc trong các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quố gia.

Trên đây là những thông tin review về ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại học Luật Hà Nội. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp nhiều bạn học sinh đễ dàng cho việc lựa chọn ngành học cho bản thân.