Chức năng của các loại cacbohiđrat là gì

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 10 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10
  • Giải Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 10

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 4: Cacbohiđrat và lipit giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 4 trang 19: Hãy kể tên các loại đường mà em biết và nêu chức năng của chúng đối với tế bào.

Lời giải:

Một số loại đường:

– Đường đơn: Ví dụ như:

    + Glucôzơ: cấu tạo đường đôi như saccarôzơ; cấu tạo nên đường đa như tinh bột.

    + Fructôzơ: cấu tạo nên đường đôi như saccarôzơ.

    + Galactôzơ: cấu tạo nên đường đôi như lactôzơ.

    + Ribôzơ: cấu tạo nên ribônucleôtit là thành phần của ARN.

    + Đeoxiribôzơ: cấu tạo nên nucleôtit là thành phần của ADN.

– Đường đôi: Ví dụ như mantôzơ, lactôzơ, saccarôzơ,… có chức năng cung cấp năng lượng, cấu tạo đường đa.

– Đường đa: Ví dụ như:

    + Tinh bột: dự trữ năng lượng ở thực vật.

    + Glicôgen: dự trữ năng lượng ở động vật.

    + Xenlulôzơ: cấu tạo thành tế bào thực vật.

Bài 1 [trang 22 sgk Sinh học 10]: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại:

  a] Đường đơn

  b] Đường đội

  c] Tinh bột

  d] Cacbohiđrat

  e] Đường đa.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 2 [trang 22 sgk Sinh học 10]: Nêu các cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat.

Lời giải:

+ Cấu trúc của cacbohiđrat:

  – Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân với đơn phân chủ yếu là các đường 6C.

  – Dựa theo số lượng đơn phân trong phân tử mà người ta chia cacbohiđrat thành 3 loại:

    • Đường đơn: 1 phân tử đường 6C [glucozơ, fructozơ, galactozơ]

    • Đường đôi: 2 phân tử đường 6C liên kết với nhau [saccarôzơ, lactôzơ, mantôzơ]

    • Đường đa: nhiều phân tử đường 6C liên kết với nhau [tinh bột, xenlulozơ]

+ Chức năng của cacbohiđrat:

  – Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể: đường sữa, glicôgen, tinh bột,…

  – Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể: xenlulôzơ, kitin, glycôprôtêin,…

Bài 3 [trang 22 sgk Sinh học 10]: Nêu và cho biết chức năng của các loại lipit.

Lời giải:

   Có 4 loại lipit là: mỡ, photpholipit, sterôit, vitamin và sắc tố

+ Mỡ:

   – Cấu tạo: 1 phân tử glixêrol [rượu 3C] liên kết với ba axit béo. Mỗi axit béo thường được cấu tạo từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon.

   – Mỡ động vật thường chứa các axit béo no; dầu thực vật và một số loài cá chứa nhiều axit béo không no, thường tồn tại ở dạng lỏng.

   – Chức năng :dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

+ Phôtpholipit:

   – Cấu tạo: một phân tử glixêrol liên kết với hai phân tử axit béo và một nhóm phôtphat.

   – Chức năng: cấu tạo nên các loại màng của tế bào.

+ Sterôit:

   – Một số lipit có bản chất hoá học là sterôit cũng có vai trò rất quan trọng trong tế bào và trong cơ thể sinh vật.

   – Chức năng: cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào [côlestêrôn], hoomon giới tính[estrôgen, testosterone]

+ Sắc tố và vitamin:

   – Sắc tố: carôtenôit, diệp lục,…

   – Vitamin: A, D, K, E

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

I. CACBOHIĐRAT [ĐƯỜNG]

1. Cấu trúc hóa học

- Là hợp chất hữu cơ chứa 3 loại nguyên tố: cacbon, hiđrô và ôxi.

- Gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa.

a] Đường đơn [Mônôsaccarit]

- Ví dụ: Glucôzơ, Fuctôzơ [đường trong quả], Galactôzơ [đường sữa].

- Có 3 – 7 nguyên tử C, dạng mạch thẳng và mạch vòng.

b] Đường đôi [Đisaccarit]

- Ví dụ: Đường mía [Saccarôzơ], mạch nha, Lactôzơ, Mantôzơ…

- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng mối liên kết glicôzit.

c] Đường đa [Pôlisaccarit]

- Ví dụ: Xenlulôzơ, tinh bột, Glicôgen, Kitin…

- Có rất nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau.

- Xenlulôzơ: các phân tử liên kết bằng mối liên kết glicôzit. Nhiều phân tử xenlulôzơ liên kết tạo thành vi sợi. Các vi sợi liên kết với nhau tạo nên thành tế bào thực vật.

2. Chức năng

- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.

- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.

Ví dụ: Kitin cấu tạo nên bộ xương ngoài của côn trùng.

II. LIPIT

1. Đặc điểm chung

- Có tính kị khí.

- Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

- Thành phần hóa học đa dạng.

2. Cấu tạo và chức năng của lipit

a] Mỡ

- Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 3 axit béo [16 – 18 nguyên tử C].

- Mỡ ở động vật chứa axit béo no.

- Mỡ ở thực vật và một số loài cá tồn tại ở dạng lỏng [dầu] là axit béo không no.

- Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào.

b] Phôtpholipit

- Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.

- Chức năng: Tạo nên các loại màng tế bào.

c] Stêrôit

- Cấu tạo: Chứa các nguyên tử kết vòng.

- Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và một số hoocmôn.

d] Sắc tố và vitamin

- Một số vitamin A, D, E, K… và sắc tố như Carôtenôit cũng là một dạng lipit.

- Chức năng: Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.

Chủ Đề