Chồng ca sĩ thanh hoa là ai?

"Cám ơn anh vì mấy chục năm qua đã phải chịu đựng một người vợ rất đanh đá như em"

NSND Thanh Hoa đến với nghệ sĩ Tôn Thất Lợi khi đã trải qua một cuộc hôn. Nói về mối lương duyên nghệ sĩ xiếc Tôn Thất Lợi, bà kể đó là duyên phận.

Tuy nhiên, trong thời gian NSND Thanh Hoa và Tôn Thất Lợi quen nhau, gia đình ông phản đối quyết liệt. Thậm chí còn cử người "giám sát" để chia lìa cặp đôi.

Nhưng rồi bằng tình yêu mãnh liệt và niềm tin vào người bạn đời của mình, ông Lợi vẫn lấy hết dũng cảm làm trái lời bố mẹ.

Vượt qua được rào cản gia đình, ông tiếp tục gặp phải rào cản đến từ 2 người con riêng của NSND Thanh Hoa với chồng trước. Sự xuất hiện của ông không thật sự được chào đón. Thậm chí, họ gọi ông bằng chú.

Thế nhưng, bằng chính sự chân thành và yêu thương của mình, nghệ sĩ Tôn Thất Lợi đã chinh phục được trái tim của 2 người con khó tính đó.

Ông luôn để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên nhất, không cố gượng ép hay gò bò mọi thứ, dần dần mối quan hệ trở nên dễ thở hơn, rồi khăng khít gắn bó với nhau từ lúc nào không hay.

Thậm chí sau này, hai chị em Huyền Thư và Thái Lữ [tên 2 người con riêng của NSND Thanh Hoa] còn quan tâm và chăm sóc ba dượng hơn cả mẹ khiến bà cảm thấy "ghen tị".

Chia sẻ về cuộc hôn nhân của mình, NSND Thanh Hoa thừa nhận, sự êm ấm mà bà và các con có được đến ngày hôm nay nhờ tình yêu thương, nhường nhịn của nghệ sĩ Tôn Thất Lợi.

Ông không ghen tuông, và sẵn sàng chia sẻ công việc gia đình để bà yên tâm đi diễn.

"Đến tận bây giờ, nếu có cỗ máy thời gian quay ngược lại, mọi người sẽ thấy hình ảnh anh Lợi nằm bò ra buộc cái dây ở tay để Thư giả vờ dắt bò, còn Lữ thì cưỡi con bò. Hình ảnh ấy rất đầm ấm và tôi tin, đó là sự chân thành chứ không phải diễn", bà xúc động kể lại.

Trong buổi lễ đặc biệt diễn ra ngày 30/1 vừa rồi, NSND Thanh Hoa đã gửi lời cảm ơn vô cùng ngọt ngào nhưng cũng hàm chứa rất nhiều sự trân trọng, yêu thương tới chồng mình: "Cám ơn anh vì mấy chục năm qua đã phải chịu đựng một người vợ rất đanh đá như em"!

Khi tạm biệt ánh đèn sân khấu, NSND Thanh Hoa trở thành một người làm vườn thực thụ.

Cuộc sống vui thú điền viên, viên mãn bên nhau

Trước kia, vợ chồng NSND Thanh Hoa sống trong 1 căn nhà chỉ vẻn vẹn 45m2 nằm trong trung tâm, sau đó bán đi và mua chung cư. Thế nhưng, sau 1 lần đổi nhà vẫn thấy không gian ấy không phù hợp với cách sống của gia đình, lại quá ồn ào và bụi bặm nên quyết định tìm một mảnh đất xa nội thành để ở.

Hiện nay, cả gia đình NSND Thanh Hoa sống trong một căn biệt thự rộng rãi ở ngoại thành với đầy đủ sân vườn thoáng đãng, ngập tràn cỏ cây hoa lá, không khí vô cùng trong lành.

Bà từng tâm sự: "Khi xây xong biệt thự, chúng tôi nhìn ngôi nhà như một thiên đường nhỏ bé".

Trong căn biệt thự xinh xắn ấy, tất cả các phòng đều được lắp tường kính. Ngồi ở bất kỳ góc nào cũng thấy cây xanh và ánh sáng chan hòa.

Buổi sáng mở mắt ra hít thở không khí trong lành, nghe tiếng chim hót, uống một tách trà, ngắm những bông hoa hồng mới nở... Một cuộc sống dung dị, đời thường của gia đình NSND Thanh Hoa trong ngôi nhà vườn yên bình khiến ai cũng mơ ước.

Đây cũng là nơi gia đình bà thường quây quần trò chuyện vào những dịp lễ Tết và cuối tuần. Hàng ngày, nữ nghệ sĩ vẫn vào trung tâm thành phố Hà Nội làm việc. Chồng hoặc con trai thường làm tài xế cho bà.

Đây cũng chính là ngôi nhà đã chứng kiến buổi lễ đặc biệt và xúc động của "cô dâu" Thanh Hoa diễn ra trong ngày 30/1 vừa rồi.

Được biết, buổi lễ hôm đó được tổ chức tại chính ngôi nhà vườn thơ mộng của 2 vợ chồng, và được nghệ sĩ Tôn Thất Lợi cùng các con giấu bí mật đến những phút cuối cùng.

Bà kể, sau "đám cưới", bà cảm thấy chồng quan tâm đến mình nhiều hơn. Sáng ngủ dậy, ông biết vợ "nghiện" cà phê nên pha sẵn 1 cốc để cạnh đồ ăn sáng. Có lẽ dư âm của buổi lễ đặc biệt đó vẫn còn đọng lại trong tổ ấm của đôi vợ chồng nghệ sĩ.

"Tôi rất hạnh phúc với cuộc sống hiện tại, dường như là một sự viên mãn", NSND Thanh Hoa tâm sự.

Một bác sĩ nội trú đã lấy bệnh tật và cuộc đời Phan Lạc Hoa làm luận văn tốt nghiệp, nhưng cũng như nhạc sĩ tài hoa, bản luận văn ấy không còn.

Nỗi đau chồng chất

Tuy đã ly dị, nhưng không có nhà riêng, Phan Lạc Hoa và Thanh Hoa vẫn chung một căn hộ tập thể chật chội được ngăn đôi bằng bức phên cót.

Tinh thần ngày càng hoảng loạn, những bữa rượu suông đói cơm triền miên và những canh bài thâu đêm khiến Phan Lạc Hoa phải vào điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai với bệnh án teo xơ gan, tổn thương vỏ não và loét nặng 2/3 dạ dày.

Năm 1981, ông trở thành “bệnh nhân yêu mến” của khoa Tâm - Thần kinh, Bệnh viên Bạch Mai. Cuộc đời và bệnh tật của ông được một sinh viên nội trú quan tâm, chọn làm luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú khóa 1979-1982.

Sao Hồng [bên trái] thời còn là sinh viên trường Y.

Bác sĩ Sao Hồng nhớ lại buổi bảo vệ luận văn mang tên “Tâm căn, bệnh do căn nguyên tâm lý và sang chấn tinh thần”: “Tôi đã khóc khi nghe anh Việt trình bày luận văn trước hội đồng. Bản luận văn như một tiểu thuyết cuộc đời chìm nổi của Phan Lạc Hoa thấm đẫm nước mắt và nhân tình thế thái. Mà không riêng gì tôi. Các bạn tôi, các bác sĩ, y tá và hộ sinh đều rơi nước mắt”.

Bệnh nhân Phan Lạc Hoa, sau một thời gian điều trị cuối cùng được chẩn đoán thể tâm căn. Thể bệnh này không gây nguy hiểm cho xã hội cũng như bản thân họ. Chính chẩn đoán cuối cùng này đã tránh cho ông khỏi phải đi điều trị lâu dài ở… Trâu Quỳ, nơi có Bệnh viện Tâm thần Trung ương.

Nỗi đau của Phan Lạc Hoa càng chồng chất khi cậu con trai bé bỏng Phan Cao Nguyên mất đi. Hơn một tuổi, Cao Nguyên bị tiêu chảy nhưng mức độ chưa trầm trọng. Khi vào Viện Nhi [hồi đó đang ở trong Bệnh viện Bạch Mai] điều trị, cháu nằm chung phòng với một cháu trai cùng tuổi nhưng bị bệnh nặng hơn.

Hai đứa khá giống nhau nên y tá điều trị đã sơ suất không “3 tra 3 chiếu” khi thực hiện chỉ định truyền dịch của bác sĩ. Thay vì thực hiện cho cháu bên cạnh, y tá đã truyền cho cháu Nguyên. Kết quả là cháu Nguyên bị phù phổi cấp không cứu được.

Bác sĩ Sao Hồng nói: Chuyện này, tôi nghe các anh lớp trên đi học lâm sàng Nhi kể lại. Cho đến bây giờ, mình vẫn nghĩ, nếu Cao Nguyên còn sống, chắc bệnh nhân Phan Lạc Hoa không tìm cách giải thoát bế tắc một cách bi thương như thế...

Phan Lạc Hoa vẫn sống giữa hai trạng thái, lúc trầm cảm, lúc tỉnh táo và lao vào sáng tác ngay tại bệnh viện như thể đang đi an dưỡng.

Mỗi lúc ông về căn hộ tập thể, tiếng cười rộn rã bên kia tấm phên cót là tiếng đau xé lòng của bên này. Nhưng không thể ngờ, nhạc sĩ đã tự chọn cho mình cái chết vào “đêm chủ nhật định mệnh” đó.

Những đêm cuối cùng nghe Thanh Hoa hát

30 năm đã trôi qua, bác sĩ Sao Hồng vẫn không thể quên đêm chủ nhật, 19 tháng 9 năm 1982, một đêm thu Hà Nội se lạnh.

Đêm ấy ca sĩ Thanh Hoa - đã hoàn thành thủ tục ly hôn trước đó một tháng- có một đêm xuất thần trong cả hai sô diễn tại Rạp Công Nhân và Nhà hát Lớn.

“Tôi có được giấy mời từ ông dượng là sếp của báo Lao Động, vì thế, đêm 19/9, tôi là một trong những khán giả của Rạp Công Nhân [đường Tràng Tiền]. Những bài hát nức tiếng mà ca sĩ Thanh Hoa hát tối đó tôi cũng đã nghe nhiều lần nhưng chưa bao giờ chán: Tàu anh qua núi, Tình yêu trên dòng sông quan họ, Em vẫn đợi anh về. Hôm đó, tôi biết vẫn như thường lệ, “bệnh nhân đặc biệt” được “tại ngoại” và đang đứng bên cánh gà của Rạp Công Nhân.

Như bao lần ông kể, sau khi ly thân, mỗi lần Thanh Hoa đi hát, là ông tự nhủ mình hãy ở nhà.

Nhưng rồi, khi thì vì bạn bè, khi thì vì con cái mà ông đến nghe “người đàn bà hát”. Cũng có lúc ông đến với đêm diễn của vợ mình như người… mộng du.

Những khi như thế giọng hát của Thanh Hoa càng vút cao và những tiếng vỗ tay không dứt yêu cầu ca sĩ hát lại, thì ông cảm thấy như ngực mình nhói đau và đầu óc quay cuồng.

Cùng hai con và bạn bè thân thiết đi “cổ vũ” cho vợ mình, nhưng ông thường hoặc ra về trước với con hoặc một mình theo các “chiến hữu” đi… cuốc lủi. Thanh Hoa có nhiều người đưa đón và thường kéo nhau đi ăn hay uống nước sau buổi diễn.

Quảng cáo

Rạp Công Nhân lúc 20 giờ, khi hát xong phần của mình, ca sĩ Thanh Hoa “chạy sô” sang Nhà hát Lớn ngay đầu đường Tràng Tiền. Vì nói như ngôn ngữ bây giờ, khi đó Thanh Hoa đang là ca sĩ hot. Ông, con gái và bạn bè tất nhiên cũng theo sang.

Tại Nhà hát Lớn, ba bài hát kết thúc chương trình của “người đàn bà hát”: Tàu anh qua núi, Vì sao anh ra đi, Em vẫn đợi anh về, như giọt nước cuối cùng làm tràn căng cái hộp sọ đã quá u uất, và đẩy bệnh nhân đến tận cùng tuyệt vọng.

Hôm sau, sinh viên trường Y và Khoa Tâm - Thần kinh bệnh viện Bạch Mai được báo tin “bệnh nhân đặc biệt” sẽ không bao giờ trở về nữa. Xung quanh cái chết của Phan Lạc Hoa có rất nhiều lời đồn đoán và thêu dệt.

Ông tự tử nhưng không để lại một lá thư tuyệt mệnh nào. Cả Bộ môn, Khoa Tâm thần và sinh viên tiếc nuối cảm thương xen lẫn chút ân hận vì giá như đừng để nhạc sỹ về thăm nhà vào Chủ nhật đó!

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo cho biết theo lời kể của Thanh Hoa thì sau đêm diễn, khi các con đã ngủ, Phan Lạc Hoa pha cà phê “thương lượng” với Thanh Hoa hủy giấy ly hôn, nhưng không được.

Anh tuyên bố cả hai sẽ “đi tàu suốt” [nghĩa là cùng chết]. Thanh Hoa sợ quá chạy sang nhà cô gái bên cạnh.

Một lát, nghe tiếng đạp tường vọng sang, Thanh Hoa có linh tính không ổn, chạy về nhà từ cửa sau, không thấy Phan Lạc Hoa ở trong nhà, còn cửa trước đã bị khóa ngoài.

Sợ quá, Thanh Hoa chạy vòng dãy nhà A4 gõ cửa nhạc sĩ Lê Đình Lực. Khi Thanh Hoa và Lê Đình Lực đến hiên trước cửa nhà thì thấy Phan Lạc Hoa đã treo cổ, liền kêu cứu.

Mọi người đưa được Phan Lạc Hoa xuống, rồi đưa anh sang bệnh xá khu tập thể Đài Tiếng nói Việt Nam cấp cứu, nhưng đã muộn, vì trước đó anh uống cà phê pha rượu… Sau cái chết đó, Thanh Hoa phải đối diện những lời thoá mạ và chỉ trích phi lý của người đời.

Sinh viên trường Y đi dự đám tang Phan Lạc Hoa kể lại, những chiến hữu văn nghệ tâm giao với ông, trước lúc ném cho ông nắm đất, đã tưới lên ông những ly rượu trắng uống dở và thề sẽ trả thù. Nói thế thôi, chứ lúc đó họ không hiểu họ sẽ trả thù ai và vì cái gì.

Sau giỗ trăm ngày, Thanh Hoa đi hát trở lại. Vẫn những bài hát quen thuộc ngày nào. Cũng chính giọng hát và những bài hát đó. Tiếng hát vút lên có lúc như nghẹn lại. Phần lớn khán giả đón đợi và chia sẻ sự cảm thông với ca sĩ. Nhưng không phải buổi diễn nào cũng êm thấm.

Sao Hồng nhớ đêm Thanh Hoa biểu diễn ở trường Y sau cái chết của Phan Lạc Hoa, xen lẫn tiếng vỗ tay là tiếng la hét chửi rủa: “Đồ sát chồng”, “Xuống đi”... Những lúc đó, Thanh Hoa đi xuống sau cánh gà với vị nước mắt đắng chát.

Những sinh viên, bác sĩ hiểu và thông cảm cho Thanh Hoa như Sao Hồng vẫn chiếm số đông. Vì thế Thanh Hoa mới đến trường hát như ngày nào.

Hơn 30 năm đã trôi qua, khoa Tâm- Thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai giờ cũng đã thay đổi nhiều so với thời “bệnh nhân đặc biệt” Phan Lạc Hoa điều trị. Không còn những bờ dậu thưa để sinh viên thực tập có thể qua lại dễ dàng gặp các bệnh nhân tâm thần.

Bác sĩ Kim Việt - người mà trong trí nhớ của Sao Hồng là đọc luận văn về cuộc đời Phan Lạc Hoa - giờ đã là Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần.

Bác sĩ Việt cho hay thời gian đã quá lâu, bệnh án, luận văn về Phan Lạc Hoa rất khó tìm lại. Nhưng trong trí nhớ của ông, Phan Lạc Hoa cũng là một bệnh nhân bình thường của Khoa Tâm - thần kinh bệnh viện Bạch Mai.

Sinh viên thực tập Sao Hồng ngày nào giờ đã là một bác sĩ tuổi ngũ thập sống và làm việc ở Nha Trang.

Đối với Sao Hồng, dù bất cứ điều gì đã xảy ra với Phan Lạc Hoa, thì điều còn lại vẫn là những cảm xúc thật đẹp khi những sáng tác của nhạc sĩ này như Tàu anh qua núi, Tình yêu bên dòng sông quan họ.... đã vượt lên cả cái chết để còn mãi với thời gian.

>> Đọc thêm Tác giả 'Tàu anh qua núi' - tài năng, bạc mệnh

Theo Tiền phong

Video liên quan

Chủ Đề