Chọc hút dịch ổ bụng có nguy hiểm không

Không gian trong màng phổi (the pleural space) là một không gian trống được hình thành bởi màng phổi (*màng phổi: màng kép bao quanh hai lá phổi). Một số bệnh lý sức khỏe, như suy tim, suy thận, suy gan, viêm phổi, ung thư, các bệnh lý viêm mãn tính liên quan tới hệ thống miễn dịch,…có thể là nguyên nhân dẫn tới tích tụ chất lỏng ở không gian trong màng phổi: hiện tượng trên gọi là “tràn dịch màng phổi”.

Khi có tràn dịch màng phổi, người bệnh sẽ thường thấy khó thở khi gắng sức, lâu dần đau vùng xương sườn khi hít thở sâu hoặc khi thay đổi tư thế, ho khan. Bác sĩ có thể nghi ngờ tràn dịch màng phổi khi nghe phổi và chỉ định chụp X-quang lồng ngực để xác định. Mặc dù có thể thấy tràn dịch màng phổi trên phim chụp X-quang lồng ngực, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc có thể xác định nguyên nhân gây ra tràn dịch.

Để xác định được nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi, bác sĩ sẽ thực hiện chọc hút dịch màng phổi (pleural puncture hoặc thoracentesis) để lấy dịch mẫu làm xét nghiệm.

Phòng xét nghiệm sẽ kiểm tra:

  • Số lượng proteins và LDH (Lactate dehydrogenase): điều này sẽ giúp biết được tràn dịch màng phổi do bệnh lý màng phổi hay do thiếu protein trong máu.
  • Số lượng và loại bạch cầu: điều này sẽ chỉ ra những nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh lý màng phổi. 
  • Sự hiện diện của vi khuẩn và độ nhạy cảm với kháng sinh thông thường.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác, kể đến như sinh thiết màng phổi, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể từng người bệnh.

Chọc hút dịch màng phổi cũng giúp bác sĩ loại bỏ tất cả các chất lỏng tích tụ ở khoang màng phổi làm giảm các triệu chứng ở người bệnh.

Chọc hút dịch ổ bụng có nguy hiểm không

Thế nào là chọc hút dịch màng phổi?

Chọc hút dịch màng phổi là một thủ thuật xâm lấn nhỏ, cho phép bác sĩ lấy một mẫu dịch lỏng trong khoang màng phổi khi bạn bị tràn dịch màng phổi.

Chọc hút dịch ổ bụng có nguy hiểm không

Bác sĩ sẽ bắt đầu thủ thuật bằng một loại kim mảnh và thực hiện dưới gây tê cục bộ trên da, xuyên qua thành ngực cho đến khi vào đến không gian màng phổi của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ hút chất dịch bằng ống tiêm.

Kim sẽ được tháo ra khi kết thúc thủ thuật.  

Nếu lượng chất lỏng không nhiều, thủ thuật này sẽ được thực hiện sau khi xác định vị trí tràn dịch bằng siêu âm.  

Người bệnh không cần phải nhập viện sau khi làm thủ thuật này nhưng người bệnh sẽ được theo dõi trong 4 tiếng sau đó và chụp X-quang trước khi rời khỏi bệnh viện để đảm bảo rằng người bệnh đang ở tình trạng ổn định, không biến chứng.

Thế nào là sinh thiết màng phổi?

Sinh thiết màng phổi là một thủ thuật xâm lấn cho phép bác sĩ trích lấy một mẫu xét nghiệm màng phổi – lớp màng bao quanh phổi.

Có hai cách thực hiện sinh thiết màng phổi:

  • Chọc hút dịch màng phổi:
    • Đây là một thủ thuật xâm lấn nhỏ được thực hiện dưới gây tê cục bộ bởi bởi bác sĩ hô hấp.
    • Bác sĩ sẽ bắt đầu thủ thuật bằng một loại kim sinh thiết với kỹ thuật tương tự như chọc hút dịch màng phổi và đưa kim vào thành ngực của người bệnh để lấy mẫu bệnh phẩm ở màng phổi. Kim sẽ được loại bỏ sau cùng khi thủ thuật kết thúc. 
    • Người bệnh sẽ không cần phải nhập viện nhưng cần phải ở lại bệnh viện trong 4 tiếng sau đó để chụp X-quang trước khi ra viện để đảm bảo rằng người bệnh đang ở tình trạng ổn định, không biến chứng.
  • Nội soi màng phổi:
    • Đây là một thủ thuật xâm lấn được bác sĩ phẫu thuật lồng ngực thực hiện dưới gây mê toàn thân. Người bệnh cần nhập viện trước lịch thực hiện vài ngày.
    • Thủ thuật trên không đề cập chi tiết trong tài liệu này.

Những rủi ro khi thực hiện chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi là gì?

Chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi thường là các thủ thuật chứa đựng một vài biến chứng, có thể kể đến như:

  • Đau trong khi làm thủ thuật, thường có thể giảm nhẹ bằng cách tiêm thuốc gây tê cục bộ và sẽ biến mất khi kim được gỡ bỏ.
  • Chảy máu: Người bệnh tối thiểu có thể bị chảy máu khi kim đâm vào da, hoặc khi làm sinh thiết màng phổi, đặc biệt trong trường hợp nếu người bệnh dùng thuốc làm loãng máu hoặc nếu người bệnh gặp các vấn đề về máu đông. Đó là lí do tại sao bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các thuốc điều trị thường xuyên và tiền sử bệnh lý sức khỏe, sau đó chỉ định người bệnh xét nghiệm máu kiểm tra vấn đề đông máu (nếu cần thiết). Hiếm khi, chảy máu có thể chuyển biến phức tạp hơn sau khi thực hiện sinh thiết màng phổi và khi ấy người bệnh cần nhập viện đặt ống lồng ngực.
  • Tràn khí màng phổi: Dịch màng phổi có thể thay thế bởi không khí, hoặc do có lỗ thủng ở màng phổi trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc thường nhất là do sự giãn nở không hoàn toàn của phổi. Đó là lý do tại sao người bệnh nên chụp X-quang lồng ngực để kiểm tra sau thủ thuật. Trong một số trường hợp, không khí phải được loại bỏ bằng cách lồng ống dẫn lưu từ lồng ngực.
  • Ho ra máu trong khi thực hiện thủ thuật: Xảy ra rất hiếm và nguyên nhân thường do kim đâm vào phổi. Hiện tượng này thường không đáng lo ngại và sẽ dừng lại sau vài phút.

Khi nào người bệnh có kết quả?

Chọc hút dịch ổ bụng có nguy hiểm không

Các mẫu mà bác sĩ trích (lấy) từ người bệnh sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm.

Kết quả phân tích tế bào, proteins và LDH sẽ nhận được sau 01 ngày. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm vi sinh, pathology và lao phổi cần đợi thêm.

Sau chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi, bác sĩ sẽ hẹn người bệnh khám lại trong vòng 05 ngày sau để giải thích các kết quả và kê đơn thuốc điều trị hoặc đề xuất thêm các xét nghiệm cần bổ sung (nếu cần thiết).

Khoa Hô hấp-Dị ứng của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội có khả năng chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, về phổi và bao gồm cả Lao phổi và Lao ngoài phổi. Khoa thực hiện khám và điều trị bệnh hô hấp, như: viêm đường hô hấp trên: viêm phế quản cấp, mãn; viêm phổi; áp xe phổi; lao phổi và lao ngoài phổi; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; hen phế quản; giãn phế quản….

Đồng thời, Khoa Hô hấp-Dị ứng còn thực hiện các thủ thuật, như: Thăm dò chức năng hô hấp và test phục hồi phế quản; chọc dò và sinh thiết màng phổi; mở màng phổi, đặt sonde dẫn lưu màng phổi; nội soi phế quản ống mềm; sinh thiết khối u, thành phế quản; phối hợp với phẫu thuật viên lồng ngực…

Để tư vấn trực tuyến với Bác sỹ chuyên khoa, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100 hoặc gửi câu hỏi về cho chúng tôi tại đây

Làm thế nào để tiêu dịch trong ổ bụng?

Bệnh nhân bị tràn dịch màng bụng nên giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày để tránh tích nước. Ngoài ra, bệnh nhân nên uống ít nước và các loại chất dịch khác. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng là cách giúp tăng sức đề kháng, giúp ích cho quá trình điều trị.

Tại sao chọc dịch màng bụng bên trái?

Bác sĩ thường chọcbên trái để tránh chọc vào góc hồi manh tràng. Tuy nhiên tùy theo vị trí và lượng dịch tràn dịch ổ bụng, bác sĩ có thể chọn chọc ở vị trí khác. Sau khi xác định và sát khuẩn vị trí chọc, tiến hành gây tê vùng chọc.

Chọc dò xoang bụng có ý nghĩa gì?

Chọc hút dịch xoang bụng được chỉ định khi: Xác định cổ trướng trong trường hợp ít dịch, biểu hiện lâm sàng chưa rõ ràng, còn kín đáo. Biết được bản chất của dịch cổ trướng: Dịch fibrin, mủ, máu; nhờ đó giúp cho chẩn đoán nguyên nhân gây tắc dịch ổ bụng.

Có dịch trong ổ bụng là bệnh gì?

Tràn dịch ổ bụng, hay “Cổ trướng”, sự xuất hiện của dịch bất thường trong các khoang quanh các tạng ổ bụng. Khi tình trạng tràn dịch ổ bụng gây ra bởi ung thư, bác sĩ gọi đó tràn dịch ổ bụng ác tính. Tràn dịch ổ bụng ác tính phổ biến nhất ở những người các bệnh ung thư sau đây: Ung thư vú