Chính sách ngoài thương của nhà Lê có gì khác biệt sơ với nhà Lý - Trần

Cơ sở lí luận? Biểu hiện của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần? Đánh giá về bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần?

Như ta đã biết, trong tiến trình lịch sử về nhà nước phong kiến Việt Nam, thì giai đoạn mà nhà Lý; nhà Trần trị vì đất nước hay còn gọi tắt là thời Lý – Trần là một trong những thời kì đỉnh cao của nhà nước phong kiến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như chính trị kinh tế, văn hóa, giáo dục… Trong đó, đặc biệt phải kể đến cách thiết lập bộ máy nhà nước, có thể nói, trong tất cả các triều đại phong kiến đã từng tồn tại ở Việt Nam thì mô hình bộ máy nhà nước thời Lý – Trần có là một trong những mô hình nhà nước quân chủ quý tộc mang tính điển hình, thể hiện rất rõ những nét đặc trưng của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Vì thế, nhóm chúng em xin phân tích đề 4: “Những biểu hiện của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần  để làm rõ vấn đề.

1. Cơ sở lí luận

a. Khái niệm hình thức chính thể nhà nước

Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập các mối quan hệ cơ bản của các cơ quan nhà nước đó.

Hình thức chính thể quân chủ là hình thức mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.

b. Khái niệm thể chế nhà nước quân chủ quý tộc

Thể chế nhà nước quân chủ quý tộc là thể chế mà trong đó quyền lực tối cao vẫn trong tay một người đứng đầu (vua, hoàng đế…) nhưng trong bộ máy nhà nước, tầng lớp quý tộc nắm giữ hầu hết các trọng trách ở triều đình và địa phương, hệ thống quan lại hầu hết là những người trong hoàng tộc.

2. Biểu hiện của mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần

a. Nhà nước quân chủ quí tộc là nhà nước chỉ có vua nhưng quyền lực tập trung vào tay vua chưa cao độ

Cũng như những quân vương ở triều đại khác, các Hoàng đế Lý – Trần là vị trí độc tôn trong xã hội, là người nắm trọn vương quyền và thần quyền, nhưng việc thực hiện quyền lực đó còn chưa tới mức độ chuyên quyền. Trước khi ra một quyết định quan trọng vua thường phải hỏi ý kiến của các quan đại thần. Đáng chú ý là chức danh Tể tướng thời kì này thường được giao cho các quan đại thần như Thái Phó Tô Hiến Thành, Thái sư Trần Thủ Độ, tuy được gọi bằng những tên gọi khác nhau như Tướng công, Phụ quốc, Bình chương quân quốc trọng sự,… nhưng thực chất các công thần này đều giữ chức vụ Tể tướng, là người có rất nhiều quyền hành, thực hiện nhiệm vụ giúp vua điều hành toàn bộ hoạt động của các quan chức trong triều, thực sự là “dưới một người trên vạn người”. Chính vì vậy có thể nói mặc dù bộ máy nhà nước thời kì này được tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế nhưng quyền lực tập trung vào tay nhà vua chưa cao, giữa vua và các quan lại, các bộ, các cơ quan chuyên môn còn có một chức danh trung gian là Tể tướng và chức danh này chỉ giao cho một người. Sau này trong cải cách Lê Thánh Tông đã đặt ra chế độ “đồng tể tướng” (Tả, Hữu) nhằm phân quyền và cũng đồng thời hạn chế sự độc đoán, tiếm quyền của Tể tướng, bộ máy nhà nước thể hiện rõ tính chất quân chủ quan liêu chuyên chế. Sở dĩ có sự đặc biệt trên bởi các vua Lý – Trần trong buổi ban đầu thường là những người xuất thân từ tầng lớp bình dân, đồng thời họ cũng được chính triều đình của dòng họ vua trước suy tôn lên làm vua, từ đó nên họ vừa là Hoàng đế của nhà nước quân chủ vừa là thủ lĩnh của cả cộng đồng dân tộc, vừa là người đại diện cao nhất của giai cấp thống trị và bóc lột nhưng vẫn còn dáng dấp “người cha của số đông các công xã”.

Chính sách ngoài thương của nhà Lê có gì khác biệt sơ với nhà Lý - Trần

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

b. Trong nhà nước quân chủ quý tộc, bên cạnh nhà vua còn có đội ngũ quý tộc là hậu thuẫn, bệ đỡ cho vương triều.

Trong chế độ phong kiến nói chung, hoàng tộc luôn là hậu thuẫn chính trị của vương triều. Dưới các triều Ngô – Đinh – Tiền Lê trước đây cũng vậy nhưng các triều đại này trị vì trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, ngoài hoàng tộc thì việc thu phục các thế lực chính trị – quân sự khác cũng không kém phần quan trọng. Bởi vậy tính quí tộc của nhà nước chưa nổi trội hẳn lên. Tuy nhiên từ đời Lý đặc biệt là đời Trần, thể chế chính trị quân chủ quý tộc càng phát triển, hoàng tộc càng là hậu thuẫn chính trị vững chắc của vương triều. Để củng cố vương quyền, nhất là trong những thời kỳ đầu, nhà Lý – Trần đã thực hiện một nền chuyên chính – dân chủ dòng họ. Tầng lớp quý tộc nắm độc quyền lãnh đạo quốc gia. Các chức vụ chủ chốt trong triều đình đều do các người họ hàng thân cận với nhà vua nắm giữ. Thời Lý lấy tước vương, tước công phong cho thân thích hoàng tộc và người có công lớn như Thái Tổ phong cho anh là Vũ Uy vương, chú làm Vũ Đạo vương, Lý Thường Kiệt được phong tước làm Việt Quốc công. Thứ đến là tước hầu như Đào Cam Mộc được phong nghĩa hầu. Thời Trần “người tôn thất được phong tước vương hoặc tước quận vương (cũng có người là cựu thần có công được phong tước vương như Trần Tá Chu được phong Hưng Nhân vương). Năm 1267 vua Trần Thánh Tông định “ Hoàng đế ngọc điệp” theo tiêu chuẩn ngũ phục để ấn định quan hệ họ hàng xa gần của nhà vua để ban tước, bổ chức, phong đất.

Nhà Lý – Trần coi đội ngũ quý tộc là bệ đỡ cho vương triều thể hiện rõ trong cách thức tuyển chọn quan lại. Vào thời nhà Trần, quan lại được tuyển dụng qua các phương thức : nhiệm tử (tập ấm), tuyển cử (giới thiệu và bảo lãnh), khoa cử (qua các kỳ thi). Cách sử dụng, bổ nhiệm quan lại của nhà nước Lý – Trần đã phản ánh rõ nét tính đẳng cấp sâu sắc, nhất là dưới thời Trần. Năm 1228 Trần Thái Tông quy định “ người có quan tước con cháu mới được thừa ấm làm quan, người giàu khỏe mạnh mà không có quan tước thì sung quân đời đời làm lính”, đến cuối đời nhà Trần tuyển cử và bổ nhiệm vẫn là 2 phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu của các vương triều.

Trong bộ máy quan lại của triều Lý và Trần chủ yếu là quý tộc. Đây là thể hiện rõ nét của bộ máy quân chủ quý tộc. Tuy nhiên mỗi triều đại lại sử dụng người để phong quan khác nhau. Nhà Lý sử dụng cả đội ngũ quý tộc, đồng tộc và ngoại thích: Các chức tướng công, thái phó được hoàng đế nhà Lý ban cho những người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển toàn bộ chính quyền. Lý Thái Tổ đã bổ nhiệm Trần Cảo làm tướng công. Lý Thánh Tông bổ nhiệm Lý Thường Kiệt làm Thái phó phụ quốc thượng tướng quân… Còn đối với nhà Trần chỉ sử dụng đội ngũ quý tộc và đồng tộc, không sử dụng ngoại thích. Để đề phòng nạn ngoại thích, củng cố sự vững chắc của vương triều nhà Trần đã thực hiện chế độ hôn nhân đồng tộc. Nhiều nhà vua và vương hầu tôn thất nhà Trần đã lấy người trong họ hàng, đôi khi khá gần gũi (như Trần Thái Tông lấy chị dâu, Trần Thủ Độ lấy chị họ, Trần Quốc Tuấn lấy em họ). Trần Thánh Tông thường căn dặn : “Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tông, người nối giữ cơ nghiệp tổ tông nên cùng anh em trong tông thất chung hưởng phú quý. . . Anh em là xương thịt rất thân, gặp lúc lo thì cùng lo, gặp lúc vui thì cũng vui…”.

Biểu hiện của bộ máy quân chủ quý tộc thời Lý – Trần còn thể hiện ở sự trọng đãi các quan chức ở trung ương và địa phương. Tầng lớp quý tộc nắm giữ vị trí quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước, nắm giữ hầu hết các trọng trách ở triểu đình, địa phương, trấn trị các vùng quan trọng, chỉ huy quân đội. Các hoàng tử được phong vương và được cử đi trấn trị ở các nơi trọng yếu, vương hầu tôn thất được phong cấp thực ấp, thực hộ, cho lập điền trang phủ để.

c. Trong nhà nước quân chủ quý tộc, nhà vua được thế tộc.

Nhà Trần lấy ngôi nhà Lý bằng biện pháp hôn nhân – từ vai trò là ngoại thích của nhà Lý đã giành ngôi. Do đó, để tránh họa ngoại thích, nhà Trần chủ trương chỉ kết hôn với người trong họ. Nhà Trần khuyến khích hôn nhân nội tộc để củng cố sự vững chắc của vương triều. Theo tập quán dân gian và quan niệm Nho giáo, giữa những người trong cùng họ đều không được kết hôn với nhau nhưng dòng họ Trần lại khuyến khích nội tộc hôn nhân nhắm đảm bảo tính “thuần nhất” của dòng họ, bảo vệ ngôi vua được vững bền, ngăn ngừa ngôi vua để lọt vào tay dòng họ khác. Chúng ta có thể điểm qua một số cuộc hôn nhân nội tộc này: Năm 1225, Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông, lấy Lý Chiêu Hoàng, em Thuận Thiên; trường hợp này cũng là con cô lấy con cậu. Năm 1237, vì Chiêu Hoàng không có con, Thủ Độ ép Thái Tông lấy Thuận Thiên, lúc ấy đã có mang ba tháng với Trần Liễu. Trường hợp này vừa là con cô con cậu lấy nhau, vừa là em chồng lấy chị dâu. Năm 1258, Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm công chúa là con Trần Liễu, tức là con chú con bác lấy nhau.

3. Đánh giá về bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần

b. Tích cực

Nhà nước quân chủ quý tộc làm cho nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam không phát triển đến mức độ chuyên chế cực đoan. Khi nhà nước quân chủ quý tộc đang phát triển sẽ phát huy trí tuệ, sức mạnh của cả hoàng tộc và triều đình, kết cấu với hoàng tộc thành một khối chặt chẽ làm bệ đỡ chính trị cho nhà vua. Có sự hòa hợp giữa nhà vua và hoàng tộc, hoàng tộc với nhân dân, làng với nước làm nên sức mạnh của nhà nước thời kỳ này, phản ánh sự đoàn kết của vua tôi. Bên cạnh đó nó góp phần làm cho mô hình nhà nước phong kiến Việt Nam không hoàn toàn rập khuôn theo mô hình nhà nước nho giáo của Trung Quốc.

Như vậy, có thể thấy, bộ máy quân chủ quý tộc thời Lý – Trần là một mô hình coi trọng ý dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân là điểm đặc sắc thể hiện rõ nét tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước phong kiến Việt Nam.

b. Hạn chế

Mô hình nhà nước quân chủ quý tộc tiềm ẩn trong lòng nó nguy cơ phân quyền ,khi các vương hầu – quý tộc có tiềm lực kinh tế – chính trị – quân sự, từ đó sẽ liên kết với nhau… thay thế bằng nhà nước quân chủ chuyên chế với bộ máy nhà nước đủ mạnh để trấn áp. Phương thức nhiệm từ không đáp ứng được nhu cầu về đội ngũ quan lại tinh thông, kĩ năng cai trị chưa đáp ứng đủ về tri thức.

Nhà nước luôn phải dựa vào làng xã, nhiều phong kiến tư nhân giàu lên, chính quyền trung ương không kiểm soát được phong kiến tư nhân. Tầng lớp quý tộc vì bảo vệ lợi ích của mình đã mâu thuẫn với tầng lớp nông dân. Nhà nước không thể kiểm soát được sự lớn mạnh của các quý tộc địa phương. Về mặt chính sách, việc xây dựng điền trang, thái ấp của nhà Trần mới chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà chưa thấy được nguy cơ tiềm tàng đó là mầm mống hình thành các lực lượng cát cứ ở địa phương dẫn đến sự bất ổn về chính trị.

Nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần có những biểu hiện rõ ràng và đặc biệt như nhóm chúng tôi đã phân tích ở trên. Tồn tại mặt tích nhưng và cũng đồng thời, như hai mặt của một vấn đề có cả mặt tiêu cực. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng mô hình này đã thể hiện được bản sắc đặc trưng nhà nước, và trên hết cho chúng ta thấy được mối quan hệ khăng khít giữa vua và các quan và giữa vua với nhân dân. Có thể nói mô hình quân chủ quý tộc đã góp phần gây dựng nên một thời đại hoàng kim trong lịch sử phong kiến nước ta.