Chiến tranh có tính lịch sử là gì

Chiến tranh là một hiện tượng chính trị – xã hội trong lịch sử.

Chiến tranh là một vấn đề phức tạp, trước Karl Marx, Friedrich Engels đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập đến vấn đề này, song đáng chú ý nhất là tư tưởng của Carl Philipp Gottfried von Clausewitz [Carl Ph.Clausewitz], ông quan niệm: Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phải phục tùng ý trí của mình. Chiến tranh là sự huy động không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến. Ở đây Carl Ph. Clausewitz đã chỉ ra được đặc trưng cơ bản của chiến tranh đó là sử dụng bạo lực. Tuy nhiên ông chưa luận giải được bản chất của hành vi bạo lực ấy.

Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên các luận cứ khoa học và thực tiễn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã kế thừa tư tưởng đó và đi đến khẳng định: Chiến tranh là một hiện tượng chính trị – xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước [hoặc liên minh giữa các nước] nhằm đạt mục đích chính trị nhất định. Các ông đã phân tích chế độ công xã nguyên thủy và chỉ ra rằng, thời kỳ công xã nguyên thủy kéo dài hàng vạn năm, con người chưa hề biết chiến tranh. Vì đặc trưng của chế độ này là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hết sức thấp kém, tổ chức xã hội thì còn sơ khai, con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Động cơ cơ bản của sự phát triển xã hội công xã nguyên thủy là cuộc đấu tranh giữa con người với tự nhiên. Trong xã hội đó, các mâu thuẫn và xung đột giữa các bộ lạc, kể cả xung đột vũ trang là thứ yếu, không mang tính xã hội. Những cuộc đấu tranh tranh giành đất đai, các khu vực săn bắn hái lượm, các bãi chăn thả các hành động đó chỉ là đấu tranh để sinh tồn. Trong các cuộc xung đột ấy tuy đã có yếu tố bạo lực vũ trang, nhưng những yếu tố bạo lực vũ trang đó chỉ có ý nghĩa để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế trực tiếp của các bộ tộc, bộ lạc. Vì vậy Karl Marx, Friedrich Engels coi đây như là một hình thức lao động nguyên thủy. Các xung đột ở xã hội công xã nguyên thủy không phải là chiến tranh, đó chỉ là những cuộc xung đột mang tính tự phát ngẫu nhiên.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin chiến tranh là những kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng nó không phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung. Mà nó là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác với các hiện tượng chính trị – xã hội khác, chiến tranh chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang.

Bất chấp thực tế đó, các học giả tư sản cho rằng chiến tranh đã có ngay từ khi xuất hiện xã hội loài người và không thể nào loại trừ được nó. Mục đích của họ là để che đậy cho hành động chiến tranh xâm lược do giai cấp tư sản phát động

Chiến tranh là gì?

Chiến tranh là một khái niệm rất quen thuộc và cũng có nhiều khái niệm về chiến tranh được đề cập. Có thể hiểu chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội…Biểu hiện của chiến tranh là bạo lực cực đoan, xâm lược, phá hủy và chết chóc, sử dụng lực lượng quân sự thường xuyên hoặc không thường xuyên.

Chiến tranh mang lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với các quốc gia, sự bất ổn về chính trị, sự thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về tính mạng con người…Thế giới đã từng trải qua những cuộc chiến tranh đẫm máu như là chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai…

Chiến tranh có các đặc điểm sau: Là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử; Là hoạt động đấu tranh vũ trang [bạo lực vũ trang] có tổ chức; Nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định; Gây nên thiệt hại lớn về người và của cho các quốc gia.

Liên quan đến nội dung chiến tranh là gì? chúng tôi tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích trong các phần tiếp theo:

Video liên quan

Chủ Đề