Chích ngừa hpv bao nhiêu tiền new south wales, úc

HPV là loại virus nguy hiểm có khả năng gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ, đồng thời dẫn đến ung thư dương vật ở nam giới. Không những vậy, HPV còn là nguyên nhân gây ung thư hậu môn và vòm họng [bao gồm cả gốc lưỡi và amidan] ở cả hai giới.

Cũng vì lý do này, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu và thiết kế ra nhiều loại vaccine ngừa HPV khác nhau, đa số đều được sử dụng dưới dạng tiêm bắp. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC], các loại vaccine này có khả năng ngăn ngừa 90% các trường hợp ung thư do HPV gây ra.

Một bé gái 14 tuổi được tiêm vaccine ngừa HPV tại Dallas, Taxas. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, kể từ khi ra đời vào năm 2006, nhiều nhà khoa học vẫn còn băn khoăn về mức độ an toàn của các loại vaccine ngừa HPV, đặc biệt đối với khả năng sinh sản. Nhiều thông tin cho rằng vaccine HPV có nguy cơ dẫn đến vô sinh ở cả phụ nữ và nam giới. Thông tin này bắt nguồn từ việc các nhà nghiên cứu ở New South Wales, Úc báo cáo rằng có ba cô gái, tuổi từ 16 - 18, bị suy buồng trứng [một trong những yếu tố dẫn đến vô sinh ở nữ giới] sau khi tiêm vaccine ngừa HPV vào năm 2014.

Dù vậy, các nghiên cứu trên diện rộng chưa ghi nhận bất kỳ bằng chứng nào liên quan đến nhận định này. Theo nghiên cứu về mối quan hệ giữa vaccine ngừa HPV và khả năng gây suy buồng trứng nguyên phát của Allison L. Naleway trên tạp chí Nhi Khoa năm 2018 cho thấy, trong số 58.871 phụ nữ trẻ được tiêm vaccine ngừa HPV thì chỉ có một phụ nữ có các triệu chứng suy buồng trứng nguyên phát. Một đánh giá khác được công bố năm 2020 cũng cho rằng, không có bằng chứng về việc gia tăng nguy cơ vô sinh ở những phụ nữ tiêm vaccine ngừa HPV.

Bên cạnh đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], 3 nghiên cứu được thực hiện trên các loài gặm nhấm ghi nhận việc tiêm phòng HPV không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của các loài này.

Từ những nghiên cứu trên, các thông tin về việc tiêm vaccine ngừa HPV gây vô sinh dần được làm sáng tỏ. Theo đó, Ủy ban Cố vấn Toàn cầu về An toàn Vaccine kết luận rằng với dữ liệu hiện có, không nhận thấy mối liên quan giữa tiêm vaccine ngừa HPV và tình trạng vô sinh. Tuy nhiên, tính an toàn của vaccine ngừa HPV vẫn sẽ tiếp tục được Ủy ban này theo dõi thêm.

Các chuyên gia sức khỏe vẫn khuyến nghị trẻ em và người lớn, đặc biệt là nữ giới dưới 26 tuổi, cần tiêm vaccine để phòng ngừa HPV. Bởi trên thực tế, HPV mới chính là tác nhân có nguy cơ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả hai giới. Theo đó, loại virus này có thể gây tác động đến phôi thai, đồng thời khiến phôi khó làm tổ trên thành tử cung. Đối với nam giới, nhiễm HPV sẽ làm giảm chất lượng tinh dịch và khả năng di chuyển của tinh trùng. Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai tự nhiên mà loại virus này còn có thể làm giảm hiệu quả của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhân tạo. Chính vì lý do đó, trẻ em và người lớn cần tiêm vaccine ngừa HPV kịp thời và đầy đủ.

Australia sẽ cung cấp bộ dụng cụ tự lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ. Ảnh: australiangovernment.org

Đây là một phương pháp mới ít gây xâm lấn, thuận tiện và thoải mái hơn, giúp khuyến khích tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung đối với những người không muốn xét nghiệm định kỳ vì những lý do cá nhân.

Giáo sư Karen Canfell thuộc Trung tâm Daffodil cho biết mỗi năm có trên 900 phụ nữ tại Australia được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung, trong đó khoảng 250 người tử vong. 80% các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung mới được phát hiện là những người chưa từng khám sàng lọc hoặc đã quá hạn khám sàng lọc định kỳ. Giáo sư Canfell tin rằng việc đưa thêm phương pháp tự thu thập mẫu xét nghiệm vào hoạt động tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp thu hẹp khoảng cách trong các cộng đồng có tỷ lệ sàng lọc thấp hơn.

Vào tháng 12/2017, Australia đã trở thành quốc gia tiên phong toàn cầu áp dụng phương pháp HPV xét nghiệm ung thư cổ tử cung thay phương pháp cũ là PAP.

Nghiên cứu của Hội đồng Ung thư bang New South Wales cho thấy, nhờ việc triển khai trên toàn quốc chiến dịch chủng ngừa virus HPV và chương trình xét nghiệm mới tầm soát ung thư cổ tử cung, tỉ lệ phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung tại Australia hiện thấp nhất trên thế giới.

Giáo sư Marion Saville, Giám đốc điều hành của Trung tâm phòng chống ung thư cổ tử cung của Australia tin rằng nước này có khả năng xóa bỏ ung thư cổ tử cung 'trong vòng 5 hoặc 6 năm tới'.

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến ở phụ nữ, có nguy cơ gây tử vong. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Khi triệu chứng xuất hiện thường là lúc ung thư đã phát triển và ở giai đoạn khó điều trị.

Các nghiên cứu cho thấy với tỉ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới vào năm 2022 chỉ ở mức chưa đến 6/100.000 người và dự kiến đến năm 2035 chỉ còn 4/100.000, có khả năng đến năm 2060 có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này hoặc tỉ lệ chỉ còn 1/100.000. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi các quốc gia nỗ lực phủ rộng phạm vi tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung cho các trẻ em gái đến tuổi trưởng thành và phụ nữ, cũng như tăng cường tầm soát ung thư sớm. Tuy nhiên, đây vẫn là một công tác hết sức khó khăn tại các nước đang phát triển và kém phát triển.

Các chuyên gia cho rằng thách thức lớn là làm sao đưa chương trình chủng ngừa đến các nước đang phát triển, nơi ước tính mỗi năm có 250.000 người tử vong vì bệnh ung thư này. Nếu thành công của Australia được nhân rộng trên toàn thế giới, có thể cứu sống được 62 triệu phụ nữ trong thế kỷ tới.

Chủ Đề