Chi phí nhân công chịu thuế suất bao nhiêu?

Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thuế suất. 


Thuế suất hóa đơn nhân công

1. Thuế suất là gì ? 

Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan.

Thuế suất là căn cứ mức thuế phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế, thuế suất được thể hiện qua tỷ lệ %, tùy vào từng loại chủ thể và điều kiện liên quan, mức thuế suất áp dụng sẽ khác nhau.

2. Phân loại thuế suất. 

Thuế suất gồm hai loại: thuế suất tỉ lệ và thuế suất định mức.

- Thuế suất tỉ lệ xác định mức thuế phải thu theo tỉ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế. Ví dụ: Mức thuế suất thuế GTGT 5%, 10%, 0% được tính trên thành tiền.

- Thuế suất cố định xác định mức thuế phải thu theo số thu cụ thể. Ví dụ: mức thu thuế của hộ kinh doanh cá thể, được áp dụng bằng 1 số cụ thể hàng năm, hàng tháng hay hàng Quý.

6 Loại thuế suất được sử dụng phổ biến hiện nay: 

- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng

- Thuế suất thuế bảo vệ môi trường

- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế suất thuế xuất nhập khẩu

3. Các mặt hàng áp dụng thuế suất 0%. 

Thuế suất 0%  áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu; cụ thể:

 [1] Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;

- Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;

- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;

- Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;

- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định:

+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.

+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định.

+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

[2] Dịch vụ xuất khẩu bao gồm:

- Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;

- Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Trong đó:

- Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.

Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Trường hợp hoạt động cung cấp diễn ra cả trong và ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam [trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng].

Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ [%] chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.

- Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.

[3] Vận tải quốc tế bao gồm:

- Vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện.

- Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.

[4] Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải áp dụng thuế suất 0% cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:

- Các dịch vụ của ngành hàng không:

+ Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay;

+ Soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa;

+ Dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay;

+ Dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam [passenger service charges].

- Các dịch vụ của ngành hàng hải: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm

[5] Các hàng hóa, dịch vụ khác:

- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu [trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định];

- Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Lưu ý, không áp dụng mức thuế suất 0% đối với:

- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài [bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan]; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;

- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống [trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan];

- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:

+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;

+ Dịch vụ thanh toán qua mạng;

+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

4. Các loại hàng hóa áp dụng thuế suất 5%. 

Theo Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC [được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số mặt hàng theo Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC] gồm 14 nhóm hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%. Cụ thể thuế suất 5% áp dụng đối với:

Trường hợpCăn cứ pháp lý1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác.

Ví dụ: Nước sinh hoạt mà gia đình bạn dùng hàng tháng phải thanh toán sẽ chịu thuế suất GTGT 5%. Còn nước uống đóng chai, nước có ga thuộc đối tượng chịu chịu thuế suất 10%.

Khoản 1 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC2. Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.

Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyen liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh;

Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật  do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;

Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi cây trồng.

Khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC3. Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp [trừ nạo, vét kênh mương nội đồng là đối tượng không chịu thuế].

Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Khoản 4 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC4. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản [hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC] ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.

Lưu ý: Nếu các sản phẩm này ở khâu  tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu thì sẽ không chịu thuế GTGT.

Khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC5. Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.Khoản 6 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC6. Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác.

Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%.

Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.

Ví dụ: Thực phẩm như thịt bò, thịt gà, tôm, cua, cá... đã tẩm ướp sẵn các gia vị bán tại các siêu thị, khách hàng về chỉ cần nấu lên thì mặt hàng này sẽ chịu thuế suất GTGT 10%. Nhưng thịt bò, thịt gà, tôm, cua, cá đông lạnh thì chỉ chịu thuế suất 5%.

Khoản 7 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC7. Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.Khoản 8 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC8. Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói; chổi chít, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá; đũa tre, đũa luồng; bông sơ chế; giấy in báo.Khoản 9 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC9. Các thiết bị, dụng cụ y tế thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT 5% NẾU ĐƯỢC SỰ XÁC NHẬN CỦA BỘ Y TẾ.

Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc [trừ thực phẩm chức năng]; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da [không bao gồm mỹ phẩm]; vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.

Khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC10. Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.Khoản 12 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC11. Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim. Trong đó:

Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh thu như: bán hàng hóa, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm.

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, ...có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nêu tại khoản 15 Điều 4 Thông tư 219/TT-BT

Khoản 13 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC12. Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách không chịu thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại khoản 15 Điều 4 Thông tư 219/TT-BTCKhoản 14 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC13. Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.Khoản 15 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC14. Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định.

Như thế nào là nhà ở xã hội?

  • Đó là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng.
  • Đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Khoản 16 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC

Chú ý:

  • Quy định về thuế suất 5% là áp dụng đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
  • Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, thì xem chi tiết tại đây nhé: Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu

5. Các loại hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế suất 10%. 

Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

  • Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng [không kể khai thác than], than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra [bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra] thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.”

Ngoài ra, khoản 1, khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 [sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014] quy định về mức thuế suất giá trị gia tăng như sau:

6. Chi phí nhân công có phải chịu thuế suất không? 

Chi phí lao động hay còn được gọi là chi phí nhân công được định nghĩa là tổng của tất cả tiền lương trả cho người lao động, cũng như chi phí phúc lợi của người lao động và thuế trả lương do người sử dụng lao động trả. Chi phí lao động được chia thành chi phí trực tiếp và gián tiếp [chi phí chung]. Chi phí trực tiếp bao gồm tiền lương cho nhân viên sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả công nhân trên dây chuyền lắp ráp, trong khi chi phí gián tiếp liên quan đến lao động hỗ trợ, chẳng hạn như nhân viên bảo trì thiết bị của nhà máy.

Chi phí lao động có thể được phân thành hai loại chính, chi phí lao động trực tiếp [sản xuất] và chi phí lao động gián tiếp [phi sản xuất].Chi phí trực tiếp bao gồm tiền lương cho nhân viên sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả công nhân trên dây chuyền lắp ráp, trong khi chi phí gián tiếp liên quan đến lao động hỗ trợ, chẳng hạn như nhân viên bảo trì thiết bị của nhà máy.Nếu chi phí lao động được phân bổ hoặc đánh giá không phù hợp, nó có thể làm cho giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ lệch khỏi giá thành thực của chúng và làm tổn hại đến lợi nhuận.

Khi nhà sản xuất định giá bán một sản phẩm, doanh nghiệp đó sẽ tính đến chi phí lao động, vật liệu và chi phí chung. Giá bán phải bao gồm tổng chi phí phát sinh; nếu bất kỳ chi phí nào được bỏ ra ngoài tính toán giá bán, số lợi nhuận thấp hơn dự kiến. Nếu nhu cầu về một sản phẩm giảm, hoặc nếu sự cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá, thì công ty phải giảm chi phí lao động để vẫn có lãi. Để làm được như vậy, doanh nghiệp có thể giảm số lượng lao động, cắt giảm sản xuất, yêu cầu mức năng suất cao hơn hoặc giảm các yếu tố khác trong chi phí sản xuất. Trong một số trường hợp, chi phí lao động có thể chuyển trực tiếp sang người tiêu dùng. Ví dụ, trong lĩnh vực khách sạn, tiền boa thường được khuyến khích, cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí nhân công.

Chi phí lao động trực tiếp hay chi phí nhân công trực tiếp được định nghĩa ở đây đó chính là tiền lương hoặc tiền công trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm. Nói cách khác, những chi phí này là chi phí trả cho người lao động tạo ra sản phẩm mà nhà sản xuất bán ra. Có một sự khác biệt nhỏ giữa chi phí lao động trực tiếp và chi phí lao động trực tiếp. Lao động là công việc thực tế mà người lao động làm để sản xuất ra sản phẩm. Chi phí lao động là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc.

Chi phí nhân công trực tiếp là một phần của bảng lương hoặc bảng lương có thể được ấn định cụ thể và nhất quán cho hoặc liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm, một đơn đặt hàng công việc cụ thể hoặc cung cấp một dịch vụ. Ngoài ra, chúng ta có thể nói nó là chi phí của công việc được thực hiện bởi những công nhân thực sự tạo ra sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương phát sinh để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tổng số chi phí nhân công trực tiếp lớn hơn nhiều so với tiền lương phải trả. Nó cũng bao gồm thuế tiền lương liên quan đến các khoản lương đó, cộng với chi phí bảo hiểm y tế do công ty chi trả, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm bồi thường cho người lao động, bất kỳ khoản đóng góp lương hưu nào phù hợp với công ty và các lợi ích khác của công ty.

Như vậy, trong các loại chi phí kể trên cũng đã bao gồm thuế suất cho chi phí công nhân. 

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Chi phí nhân công có phải chịu thuế suất không? - Luật ACC”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

Chủ Đề