Châu Phi có bao nhiêu suất dự World Cup 2022

Trên thực tế, cũng khó thay đổi điều gì, khi chỉ còn đúng 5 tuần nữa là vũ hội bóng đá toàn cầu khai diễn ở Qatar. Tình hình đặc biệt như vậy, nhưng bóng đá châu Phi có hy vọng gì ở World Cup này lại là một câu chuyện khác. Trước đây, người ta luôn sốt ruột chờ xem những bất ngờ hấp dẫn đến từ châu Phi, ở đấu trường World Cup.

Đường đến World Cup 2022: Senegal - ĐKVĐ châu Phi đã sẵn sàng

Ngay từ lần đầu tiên FIFA mở rộng World Cup từ 16 lên 24 đội và cấp cho châu Phi nhiều hơn 1 suất dự VCK [World Cup 1982], bóng đá châu Phi đã gây tiếng vang. Cameroon không thua trận nào, chỉ xếp dưới và nhường quyền đi tiếp cho Ý vì thua ở chỉ số phụ thứ hai [đồng điểm, đồng cả hiệu số bàn thắng bại nhưng ghi ít hơn 1 bàn]. Nghĩa là gần như không có khác biệt nào giữa Cameroon với… nhà vô địch của giải đấu ấy. Đại diện châu Phi còn lại là Algeria thì thắng cả Đức [đội á quân chung cuộc], cũng bị loại vì chỉ số phụ, mà thật ra thì đó là việc dàn xếp trắng trợn giữa Đức và Áo. Từ World Cup 1986 cho đến tận World Cup 2014, bóng đá châu Phi luôn có đại diện góp mặt ở giai đoạn knock-out tại VCK World Cup, trong nhiều trường hợp thì đó là những bất ngờ tuyệt vời, đọng mãi trong lịch sử.

Sadio Mane của Senegal là cái tên sáng giá nhất của bóng đá châu Phi tại World Cup 2022

AFP

Nhưng gần đây, dấu ấn của châu Phi ở đấu trường World Cup ngày càng nhạt phai. World Cup 2018 trở thành kỳ World Cup đầu tiên mà cả 5 đại diện châu Phi đều dừng bước ngay sau vòng bảng. Một mặt, yếu tố bất ngờ gần như đã triệt tiêu hoàn toàn, trong thời buổi mà đa số cầu thủ châu Phi đều chơi bóng ở châu Âu và các đội mạnh đều không còn tâm lý chủ quan khi đụng độ đối thủ châu Phi nữa. Mặt khác, chính đặc điểm “Âu hóa” của các ngôi sao châu Phi đã tạo ra một “độ vênh”, thậm chí lạc lõng hoàn toàn khi trở về khoác áo ĐTQG của mình. Pierre-Emerick Aubameyang [Arsenal, Barcelona, Chelsea] hoặc Naby Keita [Liverpool] thường không còn là chính họ trong màu áo Gabon hoặc Guinea chủ yếu vì lý do này.

Tất nhiên, Aubameyang và Keita đều không được dự World Cup. Tương tự là Mohamed Salah [Liverpool, Ai Cập], Riyad Mahrez [Man.City, Algeria], Sebastien Haller [Dortmund, Bờ Biển Ngà], Wilfried Zaha [Crystal Palace, Bờ Biển Ngà], Victor Osimhen [Napoli, Nigeria]… Trong 10 cầu thủ hay nhất châu Phi năm 2022 mà tạp chí Four Four Two bình chọn, có hơn nửa [6 người] là các cầu thủ sẽ không xuất hiện ở VCK World Cup. Vắng bóng ngần ấy ngôi sao, hy vọng của bóng đá châu Phi tại World Cup sắp tới trở nên nhạt nhòa là phải. Hảo thủ châu Phi tại Qatar sắp tới chỉ gồm Achraf Hakimi [PSG], Hakim Ziyech [Chelsea] của Morocco; Thomas Partey [Arsenal] của Ghana; Sadio Mane [Bayern Munich], Kalidou Koulibaly [Chelsea] của Senegal. Tùy quan điểm, mỗi người có thể liệt kê vài cái tên nữa, nhưng rõ ràng là không đáng kể. Tài năng [đi kèm theo đó là chút “bí ẩn”] luôn là ưu điểm lớn nhất của bóng đá châu Phi ở đấu trường World Cup ngày xưa. Nhưng tại World Cup này, tài năng của bóng đá châu Phi là quá hạn hẹp, thua hẳn so với chính nền bóng đá này trước đây.

Trong loạt trận quốc tế gần đây nhất, 5 đội châu Phi sắp dự World Cup thi đấu giao hữu 10 trận. Họ chỉ thắng 4, trong đó chỉ có đúng 1 trận thắng đối thủ nằm trong “top 80” ở bảng xếp hạng FIFA [Morocco thắng Chile 2-0]. Dẫn dắt Morocco hiện thời là HLV Walid Regragui, xa lạ ngay cả trong làng bóng đá nước này. Regragui chỉ mới được chọn thay Vahid Halilhodzic hồi tháng 8. Vậy mà đội tuyển không có ngôi sao trong tay ông lại được đánh giá là đội châu Phi thành công nhất trong loạt trận quốc tế vừa qua. Các đội mạnh châu Phi như Ghana, Cameroon, Senegal đều đang loay hoay với những vấn đề riêng, bên cạnh kết quả không chút khả quan từ những trận giao hữu. Chẳng phải họ không có tham vọng, nhưng họ rất khó đạt được tham vọng tại World Cup này.

Theo Athletic, trong quá khứ, việc đề cập đến các quốc gia châu Phi có những cổ động viên sôi động nhất tại World Cup phần nào ẩn ý màn trình diễn trên sân cỏ của những đội tuyển từ châu lục này không quá ấn tượng.

Năm nay, các cổ động viên châu Phi vẫn sôi động và nổi bật hơn bao giờ hết. Và may mắn hơn nữa, các đội bóng châu Phi cũng đáng chú ý.

Mọi ánh mắt đổ dồn về Morocco - đội bóng châu Phi đầu tiên lọt vào bán kết. Không chỉ vậy, đây cũng là lần đầu tiên cả 5 đội châu Phi - Morocco, Tunisia, Cameroon, Ghana và Senegal - đều có trận thắng.

Do đó, Athletic nhận định 2022 được coi là kỳ World Cup thành công nhất đối với các đội bóng châu Phi.

Con đường không trải hoa hồng

Con đường dẫn tới ngày hôm nay không dễ dàng. Châu Phi không chỉ chiến đấu trên sân cỏ, mà họ còn cùng nhau chiến đấu để có suất tham dự giải đấu này.

Năm 1934, Ai Cập vượt qua vòng loại World Cup. Tuy nhiên, mãi tới tận năm 1970 mới có thêm một đội châu Phi tham gia giải đấu.

Liên đoàn bóng đá châu Phi [CAF] thành lập vào năm 1957. Hệ thống vòng loại của FIFA cho World Cup 1966 chỉ có một suất dành cho các quốc gia châu Phi, châu Á và châu Đại Dương.

Châu Phi mạnh dạn tẩy chay vòng loại để phản đối và FIFA đã thay đổi. Từ năm 1970 trở đi, châu Phi có ít nhất một suất đảm bảo.

Năm 1970, Morocco xếp cuối bảng mà không có trận thắng nào. Zaire năm 1974 cũng vậy, với sự cố nổi tiếng của cựu cầu thủ Mwepu Ilunga trong trận đấu với Brazil đã ảnh hưởng đến danh tiếng của bóng đá châu Phi trên trường quốc tế.

Năm 1978 đánh dấu thành tựu đầu tiên của châu Phi tại World Cup, qua chiến thắng 3-1 của Tunisia trước Mexico. Sau đó là trận tứ kết nổi tiếng của Cameroon vào năm 1990, và thành tích đáng nhớ của Senegal và Ghana vào năm 2002 và 2010.

Những thành tích đó chứng tỏ khả năng cạnh tranh của các đội châu Phi. Họ cũng khuyến khích các câu lạc bộ châu Âu theo đuổi thế hệ cầu thủ châu Phi tài năng tiếp theo.

Ngoài ra, các đội châu Phi còn rơi vào một số hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ, vào năm 1982, Algeria là nạn nhân của “Nỗi ô nhục ở Gijon”, khi Tây Đức và Áo có “màn trình diễn” dẫn đến tỷ số giúp cả 2 đội đi tiếp.

Algeria từng khiến thế giới chấn động với chiến thắng trước Tây Đức. Ảnh: Reuters.

Sau đó, FIFA đã ngay lập tức thay đổi các quy tắc và để các trận đấu cuối cùng của vòng bảng diễn ra cùng giờ nhằm ngăn chặn các đội “thẳng thắn thông đồng” tương tự trong tương lai.

Năm 2018, đội Senegal trở thành tuyển đầu tiên bị loại ở World Cup vì hiệu số fair-play. Điều này là cú sốc lớn, bởi lần đầu tiên kể từ năm 1982 không có đội châu Phi nào góp mặt trong vòng loại trực tiếp.

"Tới World Cup để trở thành nhà vô địch"

Do đó, World Cup 2022 như cơ hội để đưa mọi thứ về quỹ đạo. Nhìn chung, các đội châu Phi năm nay có lối phòng ngự chắc chắn. Tuy nhiên, họ phụ thuộc quá mức vào phản công, do đó những lời chỉ trích rằng châu Phi không sản sinh ra những cầu thủ kiến tạo có lẽ vẫn chính xác.

Một điểm quan trọng nhất với châu Phi tại World Cup 2022 liên quan đến sự thay đổi về bản sắc. Đây là lần đầu tiên cả 5 đội châu Phi có huấn luyện viên bản địa. Điều thú vị là chưa từng có đội bóng châu Phi nào được dẫn dắt bởi huấn luyện viên đến từ quốc gia châu Phi khác.

Theo CNN, trong nhiều thập niên, châu Phi sản sinh ra một số cầu thủ xuất sắc, nhưng điều này dường như không áp dụng với giới huấn luyện viên.

Việc thiếu cơ sở hạ tầng phát triển ngành huấn luyện viên bóng đá, cũng như họ không có nhiều cơ hội ở cấp cao nhất, đồng nghĩa đội tuyển quốc gia châu Phi thường được dẫn dắt bởi huấn luyện viên châu Âu.

Xu hướng này đang thay đổi. Và huấn luyện viên người Bỉ Tom Saintfiet - dẫn dắt đội tuyển Gambia lần đầu lọt vào tứ kết Cúp bóng đá châu Phi - gọi đây là tín hiệu đáng mừng.

“Lợi thế lớn nhất bây giờ là các đội châu Phi không chọn huấn luyện viên tên tuổi đắt giá”, ông Saintfiet nói. “Tôi nghĩ đó là sai lầm lớn trong quá khứ, như khi vào năm 2010, các huấn luyện viên như Lars Lagerbäck và Sven-Göran Eriksson đến châu Phi mà không có bất kỳ kinh nghiệm nào về bóng đá châu Phi”.

Các cầu thủ Morocco ăn mừng khi tiến vào bán kết hôm 10/12. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, giải đấu năm nay lại chứng kiến các đội châu Phi có nhiều cầu thủ sinh ra ở nước ngoài hơn bao giờ hết. 14/26 người của tuyển Morocco sinh ra tại nước ngoài. Tunisia và Senegal có 12 cầu thủ, trong khi Cameroon là 9 và Ghana là 8.

Thành công của Morocco tại giải đấu này cũng có thể làm tăng cơ hội cho một kỳ World Cup khác được tổ chức ở châu Phi. Morocco đã 5 lần tìm cách đăng cai giải đấu mà không thành công. Lần gần nhất, nước này xếp sau Nam Phi trong cuộc đua đăng cai World Cup 2010.

Ngoài ra, việc World Cup nâng từ 32 lên 48 đội là tin tuyệt vời cho bóng đá châu Phi khi vòng loại CAF rất khó khăn. Từ năm 2026, lục địa này sẽ có thêm 4 suất, nâng tổng số suất của châu Phi lên 9 - nhiều nhất so với mọi liên đoàn trừ UEFA.

World Cup 2022 còn đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức của châu Phi. Trước giải đấu, Samuel Eto'o - Chủ tịch Hiệp hội bóng đá Cameroon - dự đoán cả 5 quốc gia châu Phi sẽ vượt qua vòng bảng và trận chung kết là màn đọ sức giữa Morocco và Cameroon.

Dù bình luận này của ông Eto'o bị chế giễu, điều này chứng minh sự thay đổi cần thiết trong tâm lý của các quốc gia châu Phi, khi họ nên khao khát tham gia và cạnh tranh ở vị trí cao nhất.

CNN cho rằng nếu các quốc gia châu Phi muốn cải thiện thành tích tại những kỳ World Cup tiếp theo, họ cần duy trì tư duy tích cực này.

"Tôi thực sự tin châu Phi phải nhìn vào thực tế trong những năm tới, họ có thể vô địch thế giới", ông Saintfiet nói. “Tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra vào năm 2026, khi ngày càng có nhiều đội châu Phi không phải chỉ để tham gia mà để cạnh tranh với những đội giỏi nhất, để trở thành nhà vô địch thế giới”.

Dẫu còn phải tiếp tục chờ đợi xem World Cup 2022 sẽ đại diện cho sự thay đổi lớn nào, việc Morocco vào tới bán kết - hay thậm chí có thể xa hơn - sẽ được ghi nhớ mãi mãi.

“Bóng đá châu Phi thường bị mô tả là dưới mức bình thường, không tốt bằng những nơi khác. Nhưng tại World Cup này, chúng tôi đã chứng minh chúng tôi có thể xuất sắc như những người đứng đầu”, huấn luyện viên Morocco Walid Regragui cho biết.

“Chúng tôi đang nhắc tới các đội châu Âu và Nam Mỹ. Tôi hy vọng trong tương lai, chúng ta sẽ có nhiều đội châu Phi hơn. Tại sao một quốc gia châu Phi không thể vô địch World Cup?”, ông nói thêm, theo DW.

Giấc mơ đó giờ gần hơn bao giờ hết. Sau nhiều thập niên bóng đá châu Phi chứng kiến thất vọng, World Cup Qatar 2022 có thể là bước ngoặt thay đổi vận mệnh lục địa này.

5 quyển sách hay về Qatar

Zing xin giới thiệu 5 quyển sách hay về Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022. Quốc gia chủ nhà Qatar có diện tích nhỏ bé nhưng thuộc nhóm giàu nhất thế giới. Có nhiều đặc điểm về chính trị, văn hóa, kinh tế của quốc gia này chưa được biết đến rộng rãi.

Bước ngoặt từ cơn địa chấn lớn nhất World Cup 2022

Chiến tích của tuyển Morocco tại World Cup 2022 trở thành nguồn động lực để những nền bóng đá không được đánh giá cao có thể tự tin phát triển.

10:30 14/12/2022

Điều góp phần giúp tuyển Morocco làm nên kỳ tích tại World Cup

Trong kỳ World Cup 2022, HLV trưởng đội tuyển Morocco đã lựa chọn một chiến thuật bất ngờ - biến sự ủng hộ của cha mẹ thành sức mạnh cho các cầu thủ trên sân cỏ.

Chủ Đề