Cầu Vĩnh Tuy cao bao nhiêu m?

Chiều dài cầu Vĩnh Tuy là 5,8 km gồm chiều dài tuyến chính gồm cầu vượt sông, đường hai cầu và các nút giao thông khác.

Cầu Vĩnh Tuy xây dựng từ năm 2005, khánh thành năm 2010, có tổng kinh phí đầu tư gần 3.600 tỷ đồng.

Bắc qua sông Hồng nối quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên, phần cầu chính vượt sông có kết cầu dầm liên tục đúc hẫng gồm 8 nhịp dài 990 m [chiều dài nhịp chính 135 m] và phần cầu dẫn hai bờ dài 2.710 m.

Mặt cắt ngang cầu rộng 19,25 m.

Cầu Vĩnh Tuy không chỉ là cây cầu rộng nhất Việt Nam, mà còn giành các kỷ lục khác như: cây cầu hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, cây cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất là tám nhịp liên tục, đúc hẫng dài và chiều dài cầu chính, cầu dẫn bằng bê tông và bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất…

Đơn vị tư vấn thiết kế: Tổng Công ty TVTK GTVT – CTCP [TEDI].

Đơn vị thi công: Tổng công ty xây dựng CTGT 1, Tổng công ty xây dựng CTGT 4, Tổng công ty xây dựng CTGT 8, Tổng công ty xây dựng Thăng Long

Cầu Vĩnh Tuy [giai đoạn hai] sẽ có quy mô, hình dáng giống cầu thứ nhất, dài 3,5 km, rộng 19,25 m, với bốn làn xe [hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, một làn tổng hợp và dải đi bộ].

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây cầu Vĩnh Tuy thứ hai bắc qua sông Hồng với tổng đầu tư 2.540 tỷ đồng. Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai [quận Hai Bà Trưng], điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn [quận Long Biên]

Theo quyết định phê duyệt ngày 7/2, cầu Vĩnh Tuy thứ hai [cầu Vĩnh Tuy giai đoạn hai] sẽ có quy mô, hình dáng giống cầu thứ nhất, dài 3,5 km, rộng 19,25 m, với bốn làn xe [hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, một làn tổng hợp và dải đi bộ]. Cầu mới cách cầu cũ 2 m, được thiết kế bê tông, cốt thép.

Dự án cầu Vĩnh Tuy thứ hai nhằm hoàn thiện toàn bộ đường vành đai 2 của TP Hà Nội, tăng cường lưu thông giữa hai bờ sông Hồng; đáp ứng nhu cầu vận tải tăng nhanh giữa trung tâm thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc. Dự án cũng tạo tiền đề hình thành chuỗi đô thị phía bắc thủ đô.

Theo quy hoạch và thiết kế, cầu Vĩnh Tuy rộng 38 m, dài 5,8 km, trong đó phần vượt sông dài 3,7 km, đường dẫn hai đầu 1,68 km. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên năm 2009 Hà Nội mới khánh thành giai đoạn một với mặt cầu rộng 19 m với kinh phí gần 3.600 tỷ đồng.

Về phương án tổ chức giao thông, cầu Vĩnh Tuy mới sẽ đảm nhiệm chiều đường từ bờ nam [quận Hai Bà Trưng] sang bờ bắc [quận Long Biên] với 4 làn xe, gồm 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, một làn hỗn hợp và dải đi bộ. Như vậy, toàn bộ phần cầu cũ sẽ chuyển thành đường 1 chiều từ Long Biên vào trung tâm thành phố.

Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng, nối trung tâm thủ đô với quận Long Biên, huyện Gia Lâm và quốc lộ 5. Sau nhiều năm xây dựng, cây cầu này thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, ùn ứ vào những giờ cao điểm. Theo thiết kế ban đầu, cầu có chiều rộng 38 m, dài 5,8 km, trong đó phần vượt sông dài 3,7 km, đường dẫn hai đầu 1,68 km.

Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 [cầu Vĩnh Tuy 2] được khởi công từ tháng 1/2021 với tổng mức đầu tư trên 2.500 tỷ đồng; tiến độ hoàn thành dự kiến vào năm 2023. Cầu có thiết kế giống cầu Vĩnh Tuy 1 với tổng chiều dài và đường dẫn là hơn 3,4km; mặt cắt ngang là 19,25m [4 làn xe]; chiều cao tĩnh không cầu là 11m; điểm đầu tại Km0+840 [giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai], điểm cuối tại Km4 + 312,62 [giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh].

Cầu Vĩnh Tuy 2 được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chịu được động đất cấp 8.

Cầu Vĩnh Tuy 2 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của TP Hà Nội. Các đơn vị thi công phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ, kỳ vọng “khớp” với đường vành đai 2 trên cao, tạo thành trục giao thông hoàn chỉnh kết nối trung tâm TP Hà Nội với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố. Cầu Vĩnh Tuy 2 được kỳ vọng sẽ giải quyết nhiều áp lực cho tuyến giao thông trọng điểm này của Thủ đô, nhất là giảm tải cho cầu Thanh Trì trên tuyến vành đai 3.

Cây cầu này nằm sát cạnh cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 [cách 2m] thông xe từ năm 2010. Sau khi hoàn thành, cầu Vĩnh Tuy 2 và Vĩnh Tuy 1 sẽ có tổng cộng 8 làn xe. Theo đó, cầu Vĩnh Tuy 1 chỉ còn 1 chiều [4 làn xe] lưu thông theo hướng vào trung tâm TP Hà Nội; cầu Vĩnh Tuy 2 [4 làn xe] lưu thông theo hướng từ trung tâm TP Hà Nội sang Long Biên. Trên mỗi cầu 4 làn xe gồm: 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn tổng hợp và dải đường đi bộ.

Trên công trường xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 [cầu Vĩnh Tuy 2], hơn 500 công nhân đang thi công đồng loạt cả 5 gói thầu. 

Gói thầu số 1 thi công hạng mục phức tạp nhất vượt sông Hồng với 4 trụ cầu bắc qua lòng sông.

 Đại diện đơn vị tư vấn giám sát gói thầu số 1 chia sẻ, yếu tố làm nên sự phức tạp của hạng mục này là do địa chất lòng sông Hồng phức tạp, nhiều biến đổi hình thái lòng sông. 
 
Vượt mọi khó khăn trong quá trình thi công, đến nay, hạng mục khó nhất là cọc khoan nhồi đã hoàn tất.  
Theo đại diện nhà thầu Vinaconex, gói thầu số 1 đảm bảo tiến độ, hiện đã đạt khoảng 25% tổng khối lượng.
 Bắt đầu từ tháng 6/2022, đơn vị sẽ thi công hạng mục kết cấu phía trên của dự án, phấn đấu đạt tiến độ thông xe kỹ thuật vào năm 2023.
 Trên công trường gói thầu số 4 cầu Vĩnh Tuy 2, đoạn đường dẫn xuống điểm cuối tại Km4+312,62 giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh, chỉ huy thi công gói thầu số 4 cho biết, gói thầu đã đạt được 70% khối lượng. 

Nhà thầu phấn đấu đảm bảo tiến độ hợp long nhịp đầu tiên vào tháng 1/2022 và dự kiến đến tháng 6/2022 sẽ hoàn thành gói thầu này. 

Chủ Đề