Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh rác thải sẽ được chia thành bao nhiêu loại rác thải?

“Chất thải”-Mỗi ngày, hàng ngàn tấn chất thải được thải ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Vậy chất thải là gì? Phân loại chất thải và cách xử lý như thế nào? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ sau đây nhé!

Phân loại chất thải như thế nào?

Chất thải là gì?

Chất thải hay còn gọi là rác thải có thể là bao bì, túi nilon, túi đựng thức ăn, giấy… Như vậy, rác thải là là tất cả những gì chúng ta không dùng tới và thải ra môi trường xung quanh.

Bạn có thể tìm thấy rác thải ở bất cứ nơi đâu từ nông thôn đến thành thị, từ đất nước nghèo đói đến các cường quốc lớn mạnh. Các loại chất thải nếu không được xử lý sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Phân loại chất thải

Có 2 cách phân loại rác thải. Cụ thể như sau:

Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

Nếu phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì có 6 loại. Bao gồm:

Phân loại rác thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt là các loại rác bị loại ra trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản của con người, động vật. Cũng có nhiều người đã định nghĩa hóm hỉnh rác thải sinh hoạt là hữu cơ phục vụ cho con người. Khi không còn được sử dụng, chúng được coi là “tàn tích” và bị vứt trả lại môi trường sống.

Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người đều sản sinh ra một lượng rác đáng kể. Trung bình sẽ có 0.5 – 1kg lượng rác thải sinh hoạt “được” thải ra một ngày. Nếu không được xử lý thì sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Phân loại rác thải sinh hoạt: Có 3 loại là rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế.

Rác thải hữu cơ

Rác thải hữu cơ rất dễ phân huỷ. Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật.

Rác thải hữu cơ bao gồm:

  • Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị hư thối
  • Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, cafe
  • Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…

Rác thải vô cơ

Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế. Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp.

Rác vô cơ bao gồm:

  • Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm
  • Túi nilon được bỏ đi. Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu. Nếu chôn ở dưới lòng đất, nó sẽ phân huỷ hết trong 400 – 600 năm.
  • Vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người.

Rác thải tái chế

Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế sử dụng. Ví dụ như các loại giấy thải, các vỏ hộp/chai/ vỏ lon thực phẩm.

Rác thải văn phòng

Rác thải văn phòng được hiểu là những văn phòng phẩm không còn được sử dụng. Chúng có thể là giấy báo cũ, bút hết mực, hỏng…

Rác thải công nghiệp

Rác thải công nghiệp là những loại rác có thành phần cực kỳ độc như chất ngâm tẩm, tẩy rửa, chất hoá học, phế liệu công nghiệp…

Rác thải công nghiệp nếu không được xử lý kỹ trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của con người cũng như môi trường sống xung quanh. Không những vậy, nó còn có thể gây ung thư, đột biến gen, suy thoái giống nòi…

Rác thải nông nghiệp

Rác thải nông nghiệp được biết đến là các loại chai lọ thuốc trừ sâu bọ, thuốc kích thích tăng trưởng…

Rác thải xây dựng

Rác thải xây dựng được thải ra môi trường xung quanh từ quá trình xây dựng, sửa chữa các công trình. Các loại rác thải này còn được gọi là xà bần, bao gồm gạch, đá, vụn đất….

Phân loại rác thải y tế

Rác thải y tế là những vật ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ cơ sở y tế. Phân loại rác thải y tế cụ thể như sau:

Chất thải lây nhiễm bao gồm băng gạc bẩn, đồ băng bó, găng tay…Tóm lại là những vật tư tiếp xúc với máu và chất thải của bệnh nhân.

Vật sắc nhọn bao gồm: kim tiêm, dao mổ, xi-lanh, kéo mổ, ống hút, lưỡi dao, thuỷ tinh vỡ…

  • Chất thải từ phòng thí nghiệm

Bao gồm găng tay, ống nhiệm, bình đựng vật cấy hoặc các chất gây bệnh, túi máu, vi sinh vật…

Chất thải dược phẩm là những thuốc đã quá hạn sử dụng cần hoàn trả lại, thuốc bị đổ, hư hỏng…

Chất thải bệnh phẩm là mô người bị nhiễm bệnh/ không bị nhiễm bệnh, nội tạng, bộ phận cơ thể người, nhau thai, thi thể người, mô và xác động vật trong phòng thí nghiệm…

Phân loại theo mức độ nguy hại

Theo chuyên mục Môi trường và công cộng, nếu phân loại theo mức độ nguy hại thì rác thải có 2 loại rác thải không nguy hại và rác thải nguy hại.

Rác thải nguy hại là loại rác có chứa các chất hoặc hợp chất có đặc tính gây nguy hại trực tiếp như dễ cháy, dễ nổ, gây ngộ độc, dễ ăn mòn, lây nhiễm… Thậm chí chúng có thể tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ của con người.

Rác thải không nguy hại là rác thải không chứa hoặc chứa ít các hợp chất có đặc tính gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người.

Xử lý rác thải là quá trình sử dụng công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, cách ly, thiêu đốt, chôn lấp…các yếu tố có hại trong rác thải. Có 3 cách xử lý rác thải bao gồm:

Thu gom rác vào bãi rác rồi đem đi xử lý

Đây là biện pháp truyền thống và được sử dụng khá nhiều do có thể xử lý được một số lượng lớn. Tuy nhiên, các bãi rác thải hiện nay chưa được đầu tư, xây dựng đúng quy cách. Điều này dẫn đến gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực đó.

Sử dụng hoá chất

Trên thị trường hiện nay có một số loại hoá chất có thể xử lý rác thải như BioStreme 9442F, GEM-K, EM WAT-1, Clean Air… Tuy nhiên, các chất hoá học này có thể gây hại trực tiếp đến con người. Vì vậy, biện pháp xử lý rác thải này rất ít khi được sử dụng.

Sử dụng lò đốt rác thải rắn

Đây là công nghệ tiên tiến bậc nhất hiện nay. Hiện có 2 loại lò đốt:

  • Lò đốt công suất lớn có sử dụng năng lượng.
  • Lò đốt gia đình công suất nhỏ không sử dụng năng lượng.

Lò đốt rác thải có những ưu điểm sau:

  • Giá thành rẻ
  • Dễ thi công
  • Nguyên lý vận hành đơn giản
  • Xử lý sạch mọi nguồn rác thải
  • Tro tàn có thể sử dụng làm phân bón/ gạch xây nhà.

Ngoài 3 cách sử dụng công nghệ, kỹ thuật để xử lý rác thải, có lẽ giáo dục trong lĩnh vực rác và quản lý rác cũng rất quan trọng. Theo đó, người dân phải có thói quen phân loại rác chứ không phải bạ đâu vứt đấy như hiện nay. Bởi lẽ, việc phân loại rác từ đầu nguồn không chỉ làm giảm ô nhiễm môi trường mà nó còn tạo thói quen tốt cho người dân. Không những vậy, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân cũng sẽ được nâng cao hơn. Từ đó, tình trạng ô nhiễm sẽ được cải thiện hơn

Việc phân loại rác sẽ vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm lượng rác thải ra môi trường sống… Nếu có ý thức phân loại rác sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, bảo vệ môi trường xanh và sạch hơn.

Tóm lại, phải làm sao để người dân có thói quen tốt, hành động tốt với rác thải, rác thải không có ảnh hưởng đến sức khoẻ mà ngược lại còn là nguồn tài nguyên có lợi cho con người. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, đem lại sự an toàn cho môi trường.

Rác thải sinh hoạt là gì cũng như tác hại của rác thải sinh hoạt đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Đây cũng là vấn đề nan giải, có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người, cần được quan tâm và tìm cách giải quyết.

Căn cứ pháp lý:

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/ 2016 Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

1. Rác thải sinh hoạt là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm rác thải sinh hoạt, bạn cần hiểu được rác thải là gì? Rác thải là các loại chất thải phế liệu sau khi sử dụng thải ra môi trường bên ngoài. Rác thải được phân chia thành rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải công nghiệp và rác thải chăn nuôi. Ở bài viết này, chúng ta chỉ đi tìm hiểu khái niệm rác thải sinh hoạt.

Rác thải sinh hoạt là các chất rắn bị loại trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất của con và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu bệnh viện, khu xử lý chất thải…Rác sinh hoạt do chính con người thải ra trong đời sống hàng ngày như bao nilon, thức ăn thừa, các loại vỏ trái cây hay những đồ vật hư hỏng , không thể sử dụng được.

2. Phân loại rác thải sinh hoạt

Theo quy định về môi trường, Rác thải sinh hoạt có thể được phân thành 3 loại chính như sau:

– Rác hữu cơ: Rác thải hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để đưa vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Như các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường.Nó có nguồn gốc từ phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người; phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người;

– Rác tái chế: Rác thải tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. Ví dụ như các loại giấy thải, các loại chai lọ/ hộp/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi,…

– Rác vô cơ: Rác thải vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể đem đi xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải. Nó bắt nguồn từ các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng và bị bỏ đi: gồm các loại bao bì dùng để  bọc bên ngoài hộp/ chai thực phẩm; các loại túi nilong, bịch đựng, hộp chứa được bỏ đi sau khi con người dùng đựng thực phẩm và một số loại vật dụng/ thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người.

Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi xử lý rác thải không đúng quy định

3. Tác hại của rác thải sinh hoạt

Bên cạnh khái niệm rác thải sinh hoạt là gì thì tác hại của chúng cũng đang trở thành vấn đề nhức nhối hiện nay. Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng tới nhiều mặt của môi trường, là một trong những nguyên nhân chính gây và làm ra tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.

Ảnh hưởng đến môi trường nước

Những loại chất thải sinh hoạt có ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật trong nước khiến hệ sinh thái đa dạng của sông ngòi và biển đang dần mất đi. Đặc biệt nước ta là quốc gia giáp biển và có hệ thống sông dày đặc, một bộ phận người  dân sống nhờ vào việc đánh bắt thủy, hải sản hay nuôi tôm, cá trên cá vùng nước ngọt cũng ngày càng cạn kiệt, cá tôm chết hàng loạt ở các đập vì môi trường nước bị ô nhiễm.

Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Không chỉ ảnh hưởng tới môi trường nước, rác thải sinh hoạt- cùng với chất thải công nghiệp, là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí. Quá trình xử lý đốt rác thải sinh hoạt và thải khói trực tiếp ra môi trường khiến không khí của những khu vực xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, các khu dân cư gần bãi tập kết rác cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối của rác chưa được xử lý.

Ảnh hưởng đến môi trường đất

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…Điều này cũng làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.

Rác thải sinh hoạt khi được chôn xuống đất sẽ gây thoái hóa đất và giảm đa dạng sinh học

Xem thêm: Thủ tục xin chuyển sinh hoạt Đoàn đến Đoàn cơ sở mới

Đặc biệt hiện nay , túi ni lông được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt và đời sống, chúng cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy trong đất. Yếu tố này tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.

Ảnh hưởng đến cảnh quan

Không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, rác thải sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan.  Việc vứt bừa bãi, chất động lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan.

Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn dịch bệnh

Những  công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Những vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,…

Và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…

4. Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Việc thu gom rác thải sinh hoạt và xử lý rác thải thường áp dụng theo quy định của bộ tài nguyên môi trường, nhưng mỗi cơ sở thường áp dụng phương pháp xử lý rác thải khác nhau. Dưới đây là các phương pháp xử lý rác thải cơ bản như sau:

Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt trải qua 4 bước

Xem thêm: Quy định về tổ chức sinh hoạt chi bộ Đảng hàng tháng

Bước 1: Tiến hành thu gom tận nơi.

Bước 2: Phân loại chất thải rắn và các loại chất thải khác.

Bước 3: Vận chuyển chất thải sinh hoạt đến điểm tập trung để rửa sạch hoặc đem đi ép cục.

Bước 4: Xử lý chất thải theo quy chuẩn, tái chế rác thải sinh hoạt.

Chế biến rác thải thành phân compost:

Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost để dùng trong nông nghiệp.

Quy mô chế biến tập trung: Rác được đem đi phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo ra phân vi sinh. Việc thành lập nhà máy chế biến phân compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận cũng hành tương đối cao.

Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ rất dễ phân hủy thường được phân loại riêng và ủ thành phân compost ngay trong sân vườn.
Phân compost là loại chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không lôi kéo các côn trùng, không chứa các mầm bệnh, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, vừa duy trì độ phì cho đất, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Xem thêm: Giá nước sinh hoạt nhà trọ? Thu tiền điện, nước cao có bị phạt không?

Chôn lấp hợp vệ sinh:

Rác thải được rải thành từng lớp dưới hố, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên [phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý nhanh và hạn chế côn trùng] với sơ đồ quy trình như sau:

Đây công nghệ đơn giản nhất và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng lại tốn diện tích đất rất lớn.

Bãi chôn lấp rác thải phải là nơi hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác tốt. Nếu việc này không tốt sẽ dẫn tới ô nhiềm nguồn nước và đất nơi chôn rác.

Thiêu đốt:

Quá trình dùng nhiệt độ cao  từ 1.000 đến 1.100 độ C để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích của chất thải phải chôn lấp [xỉ, tro]. Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển. Nhưng cũng gây ra ô nhiễm không khí về lâu dài.

Tại các nước phát triển việc đốt rác giúp phát điện để biến rác thành nhiên liệu có ích. Một số tỉnh thành ở nước ta cũng đã áp dụng phương pháp đốt nhưng chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại.

Hiện tại các thành phố lớn ở nước ta việc người dân được tuyên truyền và hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải sinh hoạt nên họ thường kí hợp đồng rác thải sinh hoạt theo kế hoạch thu gom rác thải sinh hoạt của địa phương đề ra.

Xem thêm: Điều kiện, thủ tục và mục lục hồ sơ xin chuyển sinh hoạt Đảng

5. Quy định về phân loại rác thải sinh hoạt 

Theo quyết định 44/2018/QĐ-UBND về việc ban hành quy định phân loại chất thải sinh hoạt [đã có hiệu lực từ ngày 24/11/2018] đã nêu rõ: Các hộ gia đình, chủ nguồn chất thải phải thực hiện phân loại rác tại nguồn trước khi chuyển cho đơn vị thu gom, vận chuyển. Quy định này đã góp phần nào tạo thêm áp lực vào một số bộ phận người dân ý thức kém, không có ý thức phân loại rác sinh hoạt từ nguồn.

* Vì sao cần phải phân loại rác thải sinh hoạt

Số lượng rác thải sinh hoạt ngày một nhiều hơn, trong khi các bãi rác xử lý rác thải và các công ty vệ sinh với chức năng xử lý rác thải luôn trong tình trạng quá tải. Do vậy, giải pháp có thể thực hiện bây giờ chính là phải nâng cao ý thức trong việc phân loại rác thải sinh hoạt: tại gia đình, từ đó góp phần giảm áp lực cho các bãi rác.

Việc xử lý rác thải sinh hoạt luôn là một vấn đề khách quan và rất cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và quá trình sản xuất kinh doanh của con người. Nó sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vì thế mà tại sao mỗi hộ gia đình nên tự xử lý rác thải sinh hoạt.

Với thói quen của nhiều người dân tại Việt Nam chính là bỏ chung tất cả các loại rác sinh hoạt bao gồm thực phẩm thừa, vật tư hư hỏng,.… Rác thải sinh hoạt hiện nay vẫn chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì cứ vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện., rác thải đều bị bỏ chung trong một thùng rác mà không cần biết trong số chất thải sinh hoạt hàng ngày có loại có thể đưa vào tái chế và sẽ phục vụ cho cuộc sống con người.

Vì thế số lượng rác thải khổng lồ từ các công ty môi trường thu gom hàng ngày dẫn đến việc phân loại ngày càng khó khăn hơn, gây quá tải. Vì vậy, công tác phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết hiện nay

6. Mức xử phạt đối với hành vi vứt rác thải bừa bãi

Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014:

Điều 7. Những hành vi bị cấm

Xem thêm: Sinh hoạt chuyên đề là gì? Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên đề năm 2022?

Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

Theo khoản 12 Điều 3 của Luật này có giải thích:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác

Như vậy, có thể thấy rằng việc vứt rác thải bừa bãi chính là hành vi thải chất thải ra môi trường bị cấm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vứt rác bừa bãi

Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ có quy định như sau:

Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

Xem thêm: Điều kiện công tác sinh hoạt công đoàn của công chức về hưu

Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a] Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b] Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân [tiểu tiện, đại tiện] không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

c] Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

d] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

Như vậy, việc vứt rác bừa bãi ra môi trường sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền khác nhau đối với từng mức độ vi phạm khác nhau. Mức phạt cao nhất là 7.000.000 đồng.

Hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng: phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng;

Hành vi đi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

Xem thêm: Mức xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường

Hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

Hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Video liên quan

Chủ Đề