Cải lương ở nam bộ khoa văn hóa học năm 2024

Văn hóa - Ngôn ngữ - Văn chương - Nghệ thuật Việt Nam ở Nam Bộ

Mới đây, Trường Đại học Tây Đô chủ trì phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh] tổ chức Hội thảo “Văn hóa - Ngôn ngữ - Văn chương - Nghệ thuật Việt Nam ở Nam Bộ”nhân dịp kỷ niệm 18 năm thành lập Trường Đại học Tây Đô [2006-2024]. Hội thảo nhằm “ôn cố tri tân” - một mặt để tưởng nhớ người xưa có công mở mang vùng đất phương Nam giàu đẹp cho Tổ quốc; mặt khác, cũng là cơ hội để những thế hệ tiếp nối tập trung nghiên cứu những kinh nghiệm quý báu trong quá trình lao động và chiến đấu một thời người xưa đã để lại cho con cháu vùng đất này.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều kết quả nghiên cứu, tập trung vào 4 lĩnh vực: Văn hóa, ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật. Điển hình phải kể đến các nghiên cứu như: 300 năm tri thức bản địa và sự hình thành văn hoá sông nước của học giả Chung Hoàng Chương [Trường Đại học San Francisco State [Mỹ]; Cảng Hà Tiên dưới thời Mạc Cửu của PGS.TS Hang Xing [Trường Đại học Bách khoa Hồng Kông, Trung Quốc]; Hội tụ trong phát triển bền vững du lịch sông Cửu Long [từ lý thuyết đến những gợi ý cho Tây Nam Bộ] của GS.TS Phan Thị Thu Hiền - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh]; Văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long - nhìn từ ngôn ngữ học văn hóa của PGS.TS Trịnh Sâm [Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh]; Tín ngưỡng Tam Sơn Quốc Vương ở Nam Bộ Việt Nam trong tương quan với Đài Loan: Vấn đề cộng đồng tín ngưỡng và xu hướng bản địa hóa của ThS Chu Chen Yung [Trường Đại học Tôn Đức Thắng]; một số ẩn dụ ý niệm sông nước trong ngôn ngữ - văn hóa Nam Bộ từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận của TS Tăng Tấn Lộc [Trường Đại học Tây Đô]; đặc trưng của nghệ thuật cải lương tuồng cổ ở Nam Bộ của ThS Lâm Thị Thu Hiền [Trường Đại học Trà Vinh]…

Hội thảo là diễn đàn để công bố những kết quả nghiên cứu mới, những phân tích, dự đoán, những dự báo khoa học của các nhà nghiên cứu, học giả, trong và ngoài nước về những thay đổi của việc nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ, văn học, văn hóa trước sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa, yêu cầu đổi mới, hội nhập và sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số. Đây cũng là dịp để cộng đồng các nhà khoa học - khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục cùng trao đổi, thảo luận về các giải pháp, biện pháp đối phó với những thách thức, tận dụng những lợi thế mà thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngôn ngữ, văn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và xu thế phát triển của khoa học công nghệ trong tương lai.

Từ một loại hình sân khấu truyền thống ở vùng đất Nam Bộ, trải qua hơn 100 năm tồn tại với đầy những cung bậc thăng trầm, văn hóa hát cải lương cho đến nay đã trở thành một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Việt Nam.

Khái quát về văn hóa hát cải lương Việt Nam

Nghệ thuật văn hóa hát cải lương, "đó là nghệ thuật của sự cách tân, cải cách". Con người Việt Nam với óc sáng tạo không ngừng nghỉ đã ghi nhận, học hỏi các tinh túy của các bộ môn nghệ thuật: Kiến trúc và trang trí, Hội họa, Điêu khắc, Âm nhạc, Văn học, Sân khấu, Điện ảnh để ra đời những sản phẩm có giá trị phù hợp với tính cách, đời sống, xã hội của dân tộc.

Nằm chung trong dòng chảy đó, một bộ môn nghệ thuật mới được ra đời, mang tên Cải lương. Theo phần đông giới nghiên cứu học thuật và nghệ sĩ, văn hóa hát Cải lương là bộ môn nghệ thuật ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Văn hóa hát cải lương - một loại hình nghệ thuật đặc sắc

Cải lương là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Pháp. Giữa loại hình nghệ thuật truyền thống vốn phổ quát ở miệt vườn Nam Bộ là đờn ca tài tử và nghệ thuật sân khấu kịch thoại của Pháp.

Quá trình giao lưu văn hóa này đã hòa quyện một cách sâu đậm vào dòng văn hóa Nam Bộ. Đến mức khi khán giả xem một vở cải lương thì không còn phân biệt đâu là sự ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp. Ở Nam Bộ, cải lương thật sự đã trở thành một loại hình nghệ thuật hấp dẫn với nội dung cốt truyện và lối diễn xuất của nghệ sỹ phù hợp tâm tư, nguyện vọng, lối sống phóng khoáng của người dân phương Nam.

Tính bi và tính hài trong văn hóa hát cải lương Việt Nam

Tính trữ tình của nghệ thuật cải lương thể hiện qua nội dung tác phẩm. Là những câu chuyện cổ có nội dung xã hội, gắn liền với đời sống tinh thần của con người. Dù thể hiện theo hướng đề tài nào, sân khấu cải lương thường nói về số phận một con người. Kết có hậu là đặc điểm sân khấu cải lương và sân khấu phương Đông, cũng là nét thẩm mỹ tích cực của sân khấu truyền thống Việt Nam.

Bên cạnh đó, hài là đặc tính chung của sân khấu truyền thống Việt Nam, nhưng sân khấu cải lương có nét hài khác lạ. Nếu cái bi của cải lương tập trung khai thác diễn xuất diễn viên, tình tiết trong kịch, âm nhạc và lời ca; thì tính hài lại tập trung vào diễn xuất của diễn viên, chủ yếu ở ngoại hình và ngôn ngữ. Cái hài trong cải lương là sự điểm xuyết vào một chuỗi bi lụy kéo dài, diễn tả tình cảm của nhân vật.

Một số vở cải lương tiêu biểu

  • Anh hùng xạ điêu [Tác giả: Hà Triều – Hoa Phượng]
  • Cuốn theo chiều gió [Tác giả: Nguyên Thảo]
  • Dốc sương mù [Sáng tác: Nguyên Thảo]
  • Đời cô Lựu [Tác giả: Trần Hữu Trang]
  • Gái rừng ma [Sáng tác: Thu An]
  • Giọt máu quân vương [Tác giả: NSND Viễn Châu]
  • Hành khất đại hiệp [Tác giả: Loan Thảo]
  • Kiếp chồng chung [Tác giả: Điêu Huyền]
  • Kiều Nguyệt Nga [Sáng tác: Ngọc Cung]

  • Kim Vân Kiều [Truyện: Nguyễn Du; chuyển thể: Hoàng Song Việt, Hoa Hạ]
  • Lan và Điệp [Tác giả: Trần Hữu Trang]
  • Lấy chồng xứ lạ [Sáng tác: Hoàng Khâm]
  • Ngao Sò Ốc Hến [Tác giả: NSND Nguyễn Thành Châu]
  • Thái hậu Dương Vân Nga [Tác giả: Trúc Đường; chuyển thể: Hoa Phượng, Chi Lăng, Hoàng Việt, Thể Hà Vân]
  • Tiếng trống Mê Linh [Tác giả: Việt Dung, Vĩnh Điền]
  • Tô Ánh Nguyệt [Tác giả: Trần Hữu Trang]
  • Vợ tạm chồng hờ [Tác giả: Thế Châu – Nhị Kiều]

Nỗ lực bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa nghệ thuật hát cải lương

Văn hóa hát cải lương là một bộ môn nghệ thuật giàu tính truyền thống; mang nhiều nét đặc sắc của văn hóa dân tộc ta; hội tụ trong đó nhiều yếu tố nghệ thuật mang giá trị nhân sinh cao.

Cải lương đúng như tên gọi của nó, tức là giúp người thưởng thức loại hình nghệ thuật này cảm nhận được những điều tốt đẹp, thậm chí là chông gai, trắc trở của cuộc sống từ đó cải cách để tiến đến những giá trị hoàn hảo, sống có đạo đức, thiện lương với xã hội, trong mối quan hệ người với người…

Người nghệ sĩ cải lương là những người đem tâm và tài của mình ra hết lòng biểu diễn cho khán giả xem, qua các vở diễn thể hiện những triết lí nhân sinh quan gắn liền ngàn đời với dân tộc. Nhưng đứng trước sự hội nhập của quá nhiều loại hình nghệ thuật từ các nước bạn xuất hiện gây thu hút giới trẻ, những vấn đề của biến đổi thời đại… đã làm bộ môn nghệ truyền thống cải lương đang dần thoái trào.

Để cải lương phát triển, trở lại thời kì huy hoàng của những thập niên trước, tránh bị mai một nhiều ý kiến về giải pháp đã được đưa ra. Từ việc đưa cải lương vào game show, cho đến xây dựng nhà hát riêng cho cải lương…

Lời kết

Nhấn mạnh sức lan tỏa của nghệ thuật cải lương không chỉ ở vùng đất Nam Bộ, nhiều nghệ sĩ ưu tú cho rằng: tuy khởi nguồn từ vùng đất phương Nam; mang hồn cách đặc sắc riêng của miền đất phù sa hiền hòa; từ giọng ca đầy sức truyền cảm cho đến âm điệu luyến láy ngọt ngào, song sân khấu cải lương không chỉ được công chúng phía Nam mến mộ mà còn có sức lan tỏa khắp cả nước. Hy vọng rằng các thông tin trên đã giúp bạn thêm hiểu và tự hào về văn hóa hát cải lương Việt Nam ta.

cailuong

cailuongmiennam

vanhoahatcailuongvietnam

nghethuatcailuong

nghethuatnambo

vanhoatruyenthongvietnam

Chủ Đề