Cách xử lý rong trong ao nuôi ca

Rong là sinh vật thường phát triển ở đáy ao nuôi tôm và gây nhiều tác động xấu đến hoạt động của tôm. Bài viết này sẽ giúp bà con nắm được các phương pháp phòng ngừa, tiêu diệt rong trong ao nuôi tôm và ổn định được môi trường trong ao.

Đặc điểm sinh học - phân loại các loại rong trong ao nuôi tôm

Rong xanh [rong mền] thuộc ngành rong lục, họ Cladophoraceae gồm nhiều giống loài, rong dạng sợi, sống bám hoặc sống tự do, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, phát triển quanh năm trong các thủy vực nước lợ [ao quảng canh, kênh, mương, thủy vực tự nhiên…].

Rong mền [Tên khoa học Cladophora]

Rong bún [Enteromorpha] phân bố chủ yếu ở các ao hồ nước tĩnh, nước trong, độ mặn thấp trong các ao quảng canh tự nhiên và ao nước thải, những ao hồ gần khu dân cư hoặc trên các trảng có vật thể để bám dính. Mùa vụ xuất hiện rong bún, thường vào mùa mưa khi mà độ mặn giảm thấp khoảng 2 - 25‰, vào mùa nắng nóng rong bún ít xuất hiện và có hiện tượng tàn lụi.

Rong bún [Tên khoa học Enteromorpha]

Rong đá [Najas Minor]: thân rong trụ tròn hay trụ dẹp, chi nhánh nhiều hay ít tùy từng loài, ở phần thân thường có thân bó, từ đó mọc lên các thân cứng. Rong mọc thành bụi rậm hay từng đám, màu đỏ lục hoặc đỏ nâu và rong Đá thuộc loài thực vật thủy sinh có kích thước lớn, chiều dài có thể lên đến 120cm phổ biến ở môi trường nước ngọt và lợ.

Rong đá [Tên khoa học Najas Minor]

Ngoài ra, còn có một số loại rong khác rong nhớt, rong đuôi chồn, rong hôi, rong lông heo,…Gây ảnh hưởng đến ao nuôi tôm.

Hình ảnh một số loại rong trong ao tôm

Tác hại của rong trong việc nuôi tôm

Rong thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm gây thiệt hại rất nghiêm trọng “xem như nỗi ám ảnh của người nuôi tôm”, tôm sẽ chết hàng loạt khi rong xuất hiện quá nhiều, làm nước ao thiếu oxy về đêm, cạnh tranh dinh dưỡng với tảo, làm nước trong, biến động môi trường pH, nhiệt độ và khi rong chết sinh ra khí độc [NO2, H2S] gây chết tôm, đồng thời làm giảm phạm vi kiếm mồi của tôm. Mặc khác, để diệt rong người dân thường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, vớt thủ công,… tốn nhiều chi phí nhưng hiệu quả không cao đặc biệt khi sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách làm chết tảo.

Ảnh hưởng của rong trong ao tôm

Biện pháp phòng ngừa và diệt rong khi nuôi tôm

      Nguyên nhân rong xuất hiện trong ao nuôi tôm:

  • Do quá trình cải tạo ao chưa được xử lý kĩ, bùn bã hữu cơ tồn đọng nhiều, bào tử rong còn sót lại trong lần nuôi trước.

  • Mực nước ao thấp  < 0,8 mét, Tảo tàn, nước trong làm cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống đáy ao, tạo điều kiện thích hợp cho rong phát triển mạnh mẽ.

Biện pháp thủ công phòng ngừa và đặc trị rong

  • Dùng lưới kéo bớt rong ra khỏi ao. Nếu rong quá nhiều thì tiến hành hạ nước thấp, phơi đầm cho rong chết.

  • Dùng vợt vớt xác rong chết ở cuối góc ao, sau đó dùng vi sinh VS01để xử lý cho sạch đáy ao.

Bổ sung thêm nước đã xử lý ở ao lắng sang để nâng cao mực nước lên >1m. Gây lại màu nước tạo màng che phủ, ngăn cản sự chiếu sáng tới đáy ao. Nếu duy trì được màu nước ao tôm thì rong đáy thiếu ánh sáng sẽ ngừng phát triển và từ từ tàn lụi.

Dùng vợt vớt rong lên bờ khi rong quá nhiều

Biện pháp hóa học phòng ngừa và đặc trị rong trong ao 

Phòng ngừa [khi cải tạo ao] và diệt rong trong ao quảng canh

  • Lấy nước vào vừa ngập đáy ao từ 5-10cm, để phơi nắng trong 2 - 3 ngày để hạt rong, bào tử nảy mầm, sử dụng thuốc diệt rong ZDRT hoặc DRT dạng nước pha nước tạc hoặc cho vào bình xịt phun điều trên mặt đầm [có thể sử dụng dạng hạt để rải], sau đó phơi nắng từ 1 đến 3 ngày, tác dụng làm thuốc ngấm điều trong đáy ao tiêu diệt mầm rong trong đất.

  • Liều lượng: 0.5 lít DRT sử dụng cho 5000m2.

  • Đưa nước vào gây màu nước [sử dụng AEC-Bio agar] ao sẽ hạn chế được sự phát triển của Rong.

Sản phẩm đặc trị rong Kill Alga DRT của công ty Âu Mỹ

Cách diệt rong khi trong ao có tôm: nước trong ao nhiều rong đã phát triển

  • Liều lượng : 1Kg ZDRT sử dụng cho 1000m2 [ao rong nhiều]

Sản phẩm đặc trị rong trong ao nuôi tôm ZDRT và Kill Alga DRT của công ty Âu Mỹ

Chú ý: Để tiết kiệm chi phí và hiệu quả khi ao có rong nhiều và diện tích ao lớn, nên chia vùng có rong ra xử lý [ví dụ: ao 10.000m2 có rong, tiến hành diệt 3.000m2 có rong nhiều, sau đó thuốc sẽ tự lan, rong sẽ chết khu vực lân cận]. Khi đó tôm có chổ khác cư trú, nên an toàn không ảnh hưởng.

  • Cách sử dụng hiệu quả: Tạo khoảng trống bỏ hạt ZDRT tiếp xúc trực tiếp đến chân rong [nền đáy ao]. Rãi tập trung từng nấm thuốc ở nơi có rong khoảng cách từ 3m đến 5m. Đặc biệt đối với những ao có nhiều loại rong [đặc biệt rong đá và rong đuôi chồn thì sử dụng kết hợp ZDRT [1kg/gói] và KILL ALGA DRT [1kg/gói].

  • Ưu điểm phương pháp: Rong sẽ chết từ từ không gây thối nước, không ảnh hưởng đến tôm.

  • Sau khi rong chết tiến hành gây màu nước và dùng vi sinh VS01 để làm sạch đáy ao.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả diệt rong khi nuôi tôm

1. Sử dụng không đúng cách:

  • Rải phân tán không tập trung

  • Loại rong: nhóm thân cứng như rong đá, rong đuôi chồn thì sử dụng Kill alga DRT, nhóm thân mềm [Z DRT].

  • Sử dụng không đúng thuốc, thuốc bảo vệ thực vật làm chết tảo, nước trong làm rong phát triển mạnh hơn.

  • Thời điểm diệt rong: khi rong mới mọc, đừng để quá nhiều mới tiến hành diệt.

2. Độ mặn càng thấp càng giảm hiệu quả và tính hấp thu thuốc của rong thấp do đó để sử dụng hiệu quả phải tăng liều.

3. Độ PH [phèn sắt, phèn nhôm,..], kim loại nặng sẽ làm mất tác dụng thuốc diệt rong.

4. Rong kháng thuốc: do sử dụng không đúng cách về nồng độ dẫn đến rong sẽ kháng thuốc từ đó phải phối nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả, đồng thời nghiên cứu những nhóm thuốc mới ít kháng.

Sản phẩm vi sinh VS 01 của công ty Âu Mỹ xử lý nước sau khi rong chết

Chúc bà con diệt rong hiệu quả!

Cty Âu Mỹ - AEC bảo lưu quyền tác giả thông tin này.

ThS. Hoàng Tuấn 

Chủ Đề