Cách xử lý khi trẻ bị điện giật

Giật điện là một tai nạn vô cùng nguy hiểm đặc biệt là ở trẻ em bởi tính hiếu động, sự tò mò với những thứ xung quanh. Phát hiện và có bước sơ cứu ban đầu kịp thời sẽ giảm tình trạng nguy hại đến sức khỏe của đứa trẻ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu để biết cách sơ cứu trẻ bị điện giật nhé.

Những nguy hiểm khi trẻ bị giật điện

Điện giật gây tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể của trẻ

Điện giật là tai nạn xảy ra một cách đột ngột khiến cho nạn nhân bị bỏng, gây nhiều tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể thậm chí có thể dẫn đến tử vong do tim ngừng đập, ngừng thở. Những cơ quan bị ảnh hưởng do điện giật bao gồm: Tim, thận, thần kinh, da, cơ xương, hệ thống mạch máu…

Tim bị rung thất, loạn nhịp nhĩ và có thể ngừng tim đột ngột là những biểu hiện xảy ra khi bé bị điện giật. Sau khi xảy ra điện giật, cả 2 hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên sẽ bị tổn thương. Với cơ xương, điện giật có thể gây bỏng màng xương, gãy xương, phá hủy bào chất xương, hoạt tử xương… Sau khi bị điện giật, bé có thể sẽ bị tổn thương mạch máu khi xuất hiện các huyết khối động mạch do hội chứng ép khoang và đông cứng các mạch máu nhỏ. Chính những nguy hiểm như vậy, chúng ta cần có kiến thức hơn về cách sơ cứu khi trẻ bị điện giật và các biện pháp phòng tránh kịp thời cho trẻ.

Sơ cứu trẻ bị điện giật đúng cách như thế nào?

Hướng dẫn bạn sơ cứu khi trẻ bị điện giật đúng cách như sau:

Ngắt điện và đưa trẻ ra khỏi khu vực nguy hiểm

Tiến hành sơ cứu trẻ bị điện giật kịp thời đúng cách 

Bước đầu tiên khi sơ cứu bé bị bỏng điện giật, bạn cần ngắt nguồn điện ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh bằng cách rút phích cắm thiết bị điện hoặc tắt nguồn điện thông qua cầu chì, công tắc bên ngoài. Nếu không thể ngắt nguồn điện, bạn cần tách bé ra khỏi dòng điện bằng các dụng cụ không dẫn điện như chổi, que gỗ… và lưu ý không đưa chạm tay trần vào trẻ khi chưa ngắt điện. Đừng cố gắng đưa đứa trẻ ra khỏi dòng điện khi bạn bắt đầu có cảm giác ngứa và tê ở phần dưới cơ thể vì sẽ không an toàn cho cả bạn.

Kiểm tra tim, nhịp thở và thực hiện hồi sinh tim mạch nếu cần thiết

Tiến hành kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn của trẻ bao gồm nhịp tim, nhịp ho và cử động. Nếu trẻ có biểu hiện bị ngừng tim, ngừng thở, suy tim thì cần thực hiện các biện pháp hồi sinh tim phổi bằng cách đặt trẻ nằm, ngửa đầu tối đa, loại bỏ các dị vật trong miệng, ấn vào vùng trước tim. Kiểm tra nếu tim không đập trở lại tiến hành hà hơi thổi ngạt đồng thời ép tim ngoài lồng ngực cho trẻ, tiếp tục thực hiện đến khi tim đập trở lại và thở được. Ngay khi bé có dấu hiệu thở được cần tiến hành cầm máu, cố định phần xương bị gãy và lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để có thể tiến hành sơ cứu, điều trị kịp thời.

Cách sơ cấp cứu khi trẻ bị điện giật tại bệnh viện 

Tại bệnh viện, bé cần được theo dõi tình trạng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở liên tục. Hỗ trợ hô hấp cho trẻ bằng cách cho bé thở oxy xông mũi hoặc mặt nạ, với trường hợp suy hô hấp cấp nặng cần tiến hành bóp bóng oxy qua mặt nạ hoặc nội khí quản cho bé. Tiến hành đánh giá chức năng các cơ quan trong cơ thể sau khi trẻ bị điện giật bằng cách kiểm tra công thức máu, điện giải máu, đường máu,… và đánh giá mức độ tổn thương cho trẻ. Nếu trẻ bị điện giật với nguồn điện cao áp, cần theo dõi tình trạng tim mạch 12 đến 24 tiếng dù không thấy bất kỳ tổn thương nào bên ngoài.

Cách phòng tránh điện giật ở trẻ

Thiết kế dây dẫn điện xa tầm với của trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ

Trẻ em thường có tính hiếu động và tò mò đối với thế giới xung quanh nên các bậc cha mẹ cần lưu ý đến các biện pháp phòng tránh điện giật kịp thời cho trẻ. Cha mẹ nên thiết kế các ổ cắm, dây dẫn điện ngoài tầm với của trẻ. Dùng chắn điện an toàn hay bịt kín các ổ cắm ít sử dụng bằng băng dính. Hãy chọn dây dẫn điện có vỏ bọc cách điện tốt, không nên sử dụng những loại dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện kém, thiếu an toàn. Để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện gia dụng cũng như dây dẫn điện có bị sờn tróc vỏ gây rò rỉ điện hay không để tiến hành sửa chữa và thay thế kịp thời.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách sơ cứu trẻ bị điện giật mà bạn nên biết. Hy vọng nội dung trong bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích sơ cứu khi bé bị điện giật kịp thời nhé.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later

Điện giật rất nguy hiểm vì thường gây tử vong tức thì. Người bị điện giật không thể tự rút tay hoặc bứt cơ thể khỏi nơi chạm vào điện nên nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong là rất cao. Trẻ con rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt... Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.

Cách sơ cứu khi trẻ bị điện giật

Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim.

- Trước hết cần phải bình tĩnh, đừng hốt hoảng và kêu mọi người xung quanh giúp đỡ.

- Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện dùng cây, cán chổi, hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

- Nếu trẻ còn tỉnh: an ủi trẻ để trẻ yên tâm. Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt - ép tim ngoài lồng ngực: làm ngay theo các bước sau, phải kiên trì, không được vận chuyển đi nơi khác khi trẻ chưa tỉnh.

Vỗ mạnh 3 - 5 cái vùng ngực. Đặt trẻ lên nền cứng [ván cứng, mặt đất], nới lỏng quần áo và các thứ chằng buộc trên người làm cản trở hô hấp.

Hà hơi thổi ngạt: Quỳ hoặc đứng bên trái ngang đầu trẻ. Bàn tay trái đặt sau gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng. Bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân.

Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình sát miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời mắt nhìn ngực nạn nhân. Dùng sức hà hơi trong phổi mình vào miệng nạn nhân tới khi ngực nạn nhân nhô lên. Sau đó, ngẩng đầu lên hít sâu một hơi để hà tiếp theo. Thổi nhanh 5 lần liên tiếp.

Những lần sau, cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần. Với trẻ nhỏ tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi.

- Đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Phòng ngừa điện giật tại gia đình

Để phòng ngừa điện giật mỗi gia đình cần phải:

- Thiết kế các ổ điện ngoài tầm với của trẻ. Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát.

- Để nguồn điện ở chỗ trẻ nhỏ không với được: dùng chắn điện an toàn, lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến. Dạy cho trẻ lớn không được chọc vào các ổ điện, leo trèo cột điện, thả diều nơi có đường điện chạy qua. Đặc biệt người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm.

BS. Phạm Hà


ĐIỆN GIẬT

Điện giật ở trẻ em là một tai nạn sinh hoạt thường gặp. Những yếu tố gây tổn thương nặng hay nhẹ do điện giật bao gồm điện thế, cường độ, điện trờ, điện sinh hoạt hay cao thế, thời gian tiếp xúc, chấn thương đi kèm khi té ngã.

Nguyên nhân:

- Do chạm vào nguồn điện: công tắc điện bị hỏng, dây điện bị tróc, thiết bị điện bị hư.

- Đến gần các nguồn điện cao thế hoặc trung thế.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị điện giật:

- Trẻ em có tiếp xúc với nguồn điện.

- Choáng váng, lả đi, cảm giác khó thở, tái xanh hoặc bất tỉnh trong trường hợp nặng, vết phỏng do điện.

Cách sơ cứu khi trẻ em bị điện giật:

- Ngắt dòng điện bằng cách rút dây điện ra hoặc ngắt cầu chì.

- Nếu không thể ngắt được dòng điện, dùng vật không dẫn điện như chổi, ghế, tấm drap hay thảm chùi chân để đẩy trẻ em ra khỏi nguồn điện bị giật.

- Nếu trẻ em bất tỉnh, nhanh chóng kiểm tra nhịp thở, mạch đập của trẻ em, nếu tim ngưng thở thì gọi ngay cấp cứu và tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Nếu có vết phỏng do điện: cởi bỏ quần áo và rửa vùng bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho tới khi cơn đau dịu xuống rồi băng lại bằng băng, gạc không có lông tơ.

- Nhanh chóng đưa trẻ em tới cơ sở y tế.

Chú ý:

- Trong trường hợp điện cao thế hoặc trung thế: không đến gần trẻ em cho tới khi biết chắc là nguồn điện đã bị ngắt. Đứng cách xa ít nhất 18 mét và không cho những người đứng xem lại gần.

- Dấu hiệu đưa đi bệnh viện:

+ Bất tỉnh, chóng mặt.

+ Khó thở

+ Vết bỏng do điện sâu.

Những việc cần tránh:

+ Chạm tay trực tiếp kéo trẻ em ra trong khi nguồn điện chưa bị ngắt.

Nếu có vết bỏng:

+ Đừng bóc đi phần da chết hoặc làm bể các vết bỏng giộp.

+ Đừng dùng đá lạnh, thuốc sức kem hoặc mỡ bôi vào vết phỏng. Ngưng thở ngưng tim không được cấp cứu.

Phòng Ngừa:

Dòng điện khi đi qua cơ thể làm cho trẻ em bị chóng mặt, khó thở, thậm chí tim ngưng đập. Ngoài ra dòng điện còn gây ra những vết bỏng da ở nơi tiếp xúc. Dòng điện xoay chiều làm co cơ khiến trẻ em bị dính chặt không thể thoát ra khỏi nguồn điện.

Có hai loại điện:

Điện cao thế [>1.000 volt]: thường xảy ra ở công nhân ngành điện, xây dựng, công nghiệp. Thường trẻ em chết ngay hoặc bị bỏng rất nặng. Điện cao thế có thể phóng điện ra xa hàng chục mét. Phải cắt nguồn điện trước khi cấp cứu trẻ em.

Xử trí khi trẻ bị điện giật:

- Thông báo cúp điện, không được tới gần trẻ em cho tới khi nguồn điện chắc chắn đã bị ngắt.

- Nếu trẻ em bất tỉnh: kiểm tra nhịp thờ, mạch đập và cấp cứu khi cần.

- Sơ cứu các vết bỏng.

Điện hạ thế: đó là điện dùng trong nhà, điện sinh hoạt [110-220 volt]. Nguyên nhân bị điện giật là do công tắc điện bị hỏng, ướt nước, dây điện tróc vỏ bọc, hay sờ vào ồ cắm điện, chỗ nối bị bong tróc.

Xử trí:

- Cắt nguồn điện ngay bằng cách tắt công tác, ngất cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện.

Nếu không với tới được dây điện, công tắc thì đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng cây hay cán chổi, chiếc ghế đẩu đẩy tay chân trẻ em ra khỏi nguồn điện.

- Không được sờ vào nạn nhãn nếu trẻ em chưa tách khỏi nguồn điện.

- Sau khi đã ngắt điện:

Nếu trẻ em bất tinh: kiểm tra nhịp thở, mạch đập và cấp cứu khi cần

Nếu trẻ em gần như bình thường, không bị thương tích, khuyên trẻ em nghĩ ngơi. Theo dõi và nếu thấy nghi ngờ thì gọi bác sĩ hoặc tới bệnh viện.

Video liên quan

Chủ Đề