Cách xử lý đất phèn nặng

Đất nhiễm phèn có tính chua, do ảnh hưởng bởi sự thoái hóa của đất trong quá trình canh tác chưa đạt hiệu quả. Ngoài ra, đất nhiễm phèn còn do đặc tính thổ nhưỡng. Đất phèn có hai trạng thái là đất phèn tiềm ẩn và đất phèn hoạt động. Khi đất phèn ở trạng thái hoạt động thường biểu hiện rõ rệt trên mặt nước ruộng. Canh tác lúa trên khu vực đất nhiễm phèn ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của cây lúa. Hơn thế, nếu tình trạng đất nhiễm phèn không được xử lý đúng kỹ thuật có thể làm giảm năng suất, tổn thất mùa vụ. Vì vậy, trên mỗi khu vực đất ruộng khác nhau bà con nên áp dụng đúng quy trình canh tác lúa hợp lý.

Trên đồng ruộng Việt Nam, khu vực đất nhiễm phèn vùng sản xuất lúa chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long[ĐBSCL]. Và trên các vùng đất khác nhau sẽ có mức độ đất nhiễm phèn khác nhau; kết hợp với mô hình canh tác khác nhau sẽ có biện pháp cải tạo đất phèn riêng biệt. Với vùng trồng lúa trên đất phèn, bà con nông dân cần lưu ý áp dụng đúng kỹ thuật và nguyên tắc canh tác. Đặc biệt lưu ý các nguyên tắc bón phân cho đất nhiễm phèn.

1. Với nguyên tắc bón phân đơn hay phân đa lượng, nông dân đều phải quy về lượng dinh dưỡng chính: N[đạm]; P2O5[lân] và K2O [kali] cho cây lúa trên 1 hecta sản xuất.

2. Và với phân đa lượng được sử dụng, bà con cần tính toán lượng phân bón kết hợp hài hòa. Đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho lúa trong mỗi giai đoạn sinh trưởng.

3. Bà con nông dân nên bón phân theo màu sắc lá lúa để đảm bảo đủ dưỡng chất và tiết kiệm chi phí phân bón. Chia nhiều đợt bón phân để theo sát nhu cầu lúa. Ví dụ, để lúa tăng năng suất thường bón bổ sung lần 4 trong giai đoạn trước trổ đòng; với lá lúa chuyển vàng thì bổ sung đạm và kali.

4. Nhà nông xác định thời điểm bón đạm cho lúa bằng cách so màu lá lúa [LCC].

Kỹ thuật xử lý đất nhiễm phèn ở khu vực lúa ĐBSCL

Tại ĐBSCL, đất nhiễm phèn là nhóm đất chiếm diện tích lớn. Trong đó, đất phèn được phân loại căn cứ vào độ nhiễm phèn trong đất; cũng như tầng phèn và tầng sinh phèn ở độ sâu xuất hiện trong mẫu đất thu thập. Tầng sinh phèn là loại đất phèn tiềm tàng; ở trạng thái yếm khi chứa lượng SO3 trên 1,75%. Còn tầng phèn có độ pH dưới 3,5; là loại đất phèn hoạt động. Nhóm đất phèn ở khu vực ĐBSCL có diện tích lên đến 1.600.263 ha; chiếm 41,1% tổng diện tích đất tại đây.

Tầng phèn có thể tạo ra những độc tố ảnh hưởng đến tầng đất mặt. Đối với khu vực canh tác lúa tại ĐBSCL, đất nhiễm phèn thường ở 2 mức độ với kỹ thuật xử lý khác nhau:

Đất nhiễm phèn nhẹ-trung bình. Với loại đất này, bà con cần áp dụng kỹ thuật làm đất kỹ. Thực hiện công tác giữ nước trên bề mặt ruộng với độ cao từ 5-10cm. Tiến hành trục/ lồng đất ruộng xuống độ sâu 10-15cm. Sau đó để nước lắng trong thì tháo cạn nước trong ruộng. Bơm nước mới vào ruộng. Sau công tác làm đất, nhà nông bón lót và gieo giống theo quy trình bình thường.

Đất phèn, nhiễm mặn. Với loại đất này, nhà nông giữ nước trong ruộng với độ cao 5-10cm. Tiến hành trục đất với độ sâu 10-15cm kết hợp bừa kỹ. Sau đó để nước lắng trong qua đêm thì tháo cạn nước. Bơm nước mới vào, thực hiện công đoạn rửa phèn lặp đi lặp lại 2-3 lần. Sau cùng bừa phẳng mặt ruộng. Bà con tiến hành bón lót và sạ giống theo quy trình bình thường.

Lượng phân bón đất phèn ở khu vực lúa ĐBSCL

Lượng phân bón được áp dụng cho vùng đất nhiễm phèn nhẹ-trung bình và đất phèn nhiễm mặn của khu vực lúa ĐBSCL. Trong đó áp dụng lượng phân bón cho 1ha ruộng lúa với 3 vụ mỗi năm. Lượng phân bón như sau:

Lượng bón [kg/ha] Đạm [N] Lân [P2O5] Kali [K2O]
CHO VÙNG ĐẤT PHÈN NHẸ – TRUNG BÌNH [3 vụ /năm]
Đông xuân 90-100 60-80 30-50
Xuân hè/hè thu sớm 80-90 60-70 30-45
Thu đông 70-80 50-60 30-45
CHO VÙNG ĐẤT PHÈN NHIỄM MẶN
Đông xuân 100-110 60-80 30-50
Xuân hè/hè thu sớm 85-100 60-70 30-40
Thu đông 70-85 50-60 30-45

Xem thêm phân bón hữu cơ sinh học chứa hàm lượng đa-trung-vi lượng:

//daithanhtech.com/phan-bon-huu-co-sinh-hoc/

//daithanhtech.com/phan-bon-huu-co-dtognfit/

//daithanhtech.com/phan-bon-huu-co-sinh-hoc-dtognfit-cho-lua/

Kỹ thuật bón phân đất phèn ở khu vực lúa ĐBSCL

Kỹ thuật bón phân áp dụng kỹ thuật “4 Đúng” cùng bảng so màu lá lúa để sử dụng bón phân đúng thời điểm, đúng lượng. Về cơ bản cần 4 thời điểm bón phân và đối với lúa canh tác trên đất nhiễm phèn cũng vậy. Các thời điểm bón phân cho lúa trên đất phèn ở ĐBSCL gồm: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, bón thúc đón đòng, bón nuôi hạt.

Kỹ thuật bón phân trên đất nhiễm phèn nhẹ-trung bình ở ĐBSCL

Tổng lượng phân bón cho lúa: 1 tấn Vôi + 10 tấn phân hữu cơ + 90-100kg N + 60-80kg P2O5+ 30-50kg K2O

Các thời điểm bón phân:

▶ Bón lót: sử dụng 100% phân hữu cơ kết hợp 100% lượng Lân, 1/4 Đạm và 1/3 Kali

▶ Thúc đẻ: sử dụng 2/4 lượng phân Đạm

▶ Thúc đòng: sử dụng 1/4 lượng Đạm kết hợp 2/3 lượng Kali

▶ Trổ bông: So theo bảng so màu lá lúa [LCC] để bón bổ sung Đạm và Kali nếu cần thiết.

Kỹ thuật bón phân trên đất phèn, nhiễm mặn ở ĐBSCL

Tổng lượng phân bón cho lúa: 500kg vôi + 10 tấn phân hữu cơ + 100-110kg N + 60-80kg P2O5 +30-50kg K2O

Các thời điểm bón phân:

▶ Bón lót: sử dụng 100% phân hữu cơ kết hợp 100% lượng Lân, 1/4 Đạm và 1/3 Kali

▶ Thúc đẻ: sử dụng 2/4 lượng phân Đạm

▶ Thúc đòng: sử dụng 1/4 lượng Đạm kết hợp 2/3 lượng Kali

▶ Trổ bông: So theo bảng so màu lá lúa [LCC] để bón bổ sung Đạm và Kali nếu cần thiết.

Phương pháp bón phân hiệu quả cho đất nhiễm phèn

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học-công nghệ làm thay đổi nhiều đến ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung cũng như lĩnh vực canh tác lúa. Sự đổi mới, không ngừng cải tiến của máy móc, thiết bị giúp nhà nông hoàn thành công tác chăm sóc lúa nhanh chóng; mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm khá nhiều thời gian. Một trong số đó không thể bỏ qua máy bay nông nghiệp pG100 là sản phẩm của thương hiệu Globalcheck. pG100 là siêu phẩm mang đến sự đột phá cho năm 2022.

Với công năng vận hành vượt trội, pG100 có khả năng rải phân đến 280kg phân bón chỉ trong 1 chu kỳ pin. Mỗi pin được nạp đầy năng lượng chỉ trong 10-15 phút. Tính năng làm việc của pG100 đạt độ chính xác cao từ công tác thiết lập bản đồ nhanh chóng; tháo lắp, thiết lập vận hành hiệu quả tức thì; vận tốc bay tối đa lên đến 13,6m/s; trọng tải bình chứa phân bón đến 50kg; hoàn thành công việc chỉ trong 5-7 phút.

Phân bón được rải đồng đều trên ruộng, tối ưu từng ô đất. Nhà nông chỉ thao tác bằng điện thoại thông minh đã có thể điều khiển dễ dàng, tiện lợi. Nhà nông tại ĐBSH và ĐBSCL đã áp dụng máy bay nông nghiệp Globalcheck thành công trong các mùa vụ trước. Hiện tại bà con nông dân sử dụng pG100 như thiết bị không thể thiếu trong canh tác lúa.

Xem thêm máy bay nông nghiệp Globalcheck: 

//globalcheck.com.vn/may-bay-nong-nghiep-pg40

//globalcheck.com.vn/may-bay-nong-nghiep-pg80

//globalcheck.com.vn/may-bay-nong-nghiep-pg100-2022

Những điều cần lưu ý khi bón phân cho đất nhiễm phèn

1. Số lần bón phân cho lúa phụ thuộc vào đặc tính giống ngắn ngày hay dài ngày để bón cho phù hợp.

2. Lượng đạm cung cấp cho lúa phụ thuộc vào từng giống lúa khác nhau.

3. Lượng phân bón bổ sung trong mùa vụ tùy thuộc vào tình trạng đất, độ pH của đất cũng như tình hình phát triển của lúa.

4. Phân bón hữu cơ dùng trong bón lót cần để đất ráo nước, để phân bón ngấm đất. Đồng thời, việc sử dụng phân bón hữu cơ để hạn chế phát sinh khí thải nhà kính.

5. Khi kết hợp các hàm lượng N, P, K để bón cho ruộng; tránh để ruộng bị khô nước làm giảm hiệu quả phân bón; gây thất thoát và ô nhiễm môi trường canh tác.

6. Khu vực đất nhiễm phèn nặng ở Long An và Kiên Giang, bà con nông dân không nên dùng nước mưa đầu mùa để bí lại rải phân cho ruộng. Bởi nước mưa đầu mùa chứa nhiều H+ kết hợp SO3 có trong đất phèn; tạo chất độc gây hại rễ dẫn đến lúa bị ngộ độc nặng. Trường hợp nặng gây chết lúa non mới sạ.

7. Trong công đoạn làm đất, bà con nên đánh đường nước sâu và rộng. Đồng thời mở thêm các đường “xương cá” để giúp ruộng xả phèn nhanh chóng khi cần thiết.

8. Trong vụ Hè Thu, trước khi bón phân cần thay mới nước ruộng; hoặc rải phân trên mặt ruộng ẩm giúp lúa dễ hấp thụ dinh dưỡng trong điều kiện đất nhiễm phèn.

9. Thường xuyên thăm đồng và kiểm tra độ pH nước và đất để tiến hành rửa phèn kịp thời. Rửa phèn là biện pháp hiệu quả nhất đối với các vùng đất nhiễm phèn.

Chủ Đề