Cách xử lý bề mặt ống thép đen mới

Việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn là một công đoạn quan trọng nhất quyết định đến độ bám dính cũng như độ bền của lớp sơn bề mặt. Nếu không xử lý tốt bề mặt kim loại trước sẽ không đảm bảo chất lượng sơn theo yêu cầu dù sơn của bạn có tốt đến đâu và dẫn đến hư hỏng màng sơn. Màng sơn chỉ thực sự có hiệu quả khi được sơn trên bề mặt đã được chuẩn bị tốt và phù hợp. Khả năng bảo vệ của màng sơn không những phụ thuộc vào chất lượng sơn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuẩn bị bề mặt, điều kiện thi công, phương pháp thi công cũng như tay nghề của công nhân.

Nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn

  1. Độ bám dính không cao: Do bề mặt phôi chưa được xử lý sạch còn bám bụi bận, sơn cũ, gỉ, dầu mỡ, …
  2. Rộp sơn: Do bề mặt phôi còn nhiễm bẩn acid, kiềm, muối tan trong lớp sơn
  3. Ăn mòn dưới màng sơn: Nguyên nhân do giảm độ bám dính của màng sơn và lớp phôi dẫn đến hiện tượng rộp màng sơn. Bề mặt không bằng phẳng có nhiều điểm lồi lõm gây ra độ dày màng sơn không đều, các khe nứt thường xuyên xuất hiện ở điểm lồi.

Các vết bẩn, vết gỉ, … có thể làm mất khả năng bám dính của sơn với bề mặt cần sơn. Việc sơn lên một bề mặt chuẩn bị không phù hợp, sẽ không tạo được một nền tảng vững chắc để bảo vệ bề mặt chống lại sự ăn mòn của môi trường và các ảnh hưởng hóa học khác. Mục đích của các phương pháp làm sạch bề mặt là làm sạch các vết bẩn và các vết gỉ giúp cho màng sơn bám dính tốt hơn và hiệu quả chống ăn mòn cao hơn.
 

Một số phương pháp làm sạch bề mặt kim loại

Phương pháp thủ công

Thủ công như dụng cụ bàn chải sắt, giấy nhám, búa gõ, ... Thường sử dụng nhiều nhân công để thi công. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến ô nhiễm môi trường do bụi bẩn bay ra, và đôi khi, độ mịn, độ nhám của bề mặt kim loại không được đồng đều. Với kết cấu thép lớn tốn nhiều công sức và thời gian thi công, không loại bỏ sạch rỉ sét, bề măt không bằng phẳng. Ưu điểm của biện pháp thủ công là giá rẻ, tiết kiệm chi phí với khối lượng nhỏ.
 

Phương pháp cơ khí

Trong ngành công nghiệp, thường sử dụng giải pháp này nhất. Bởi khả năng làm sạch của nó rất tuyêt vời. Tất cả đã có máy móc thiết bị thực hiện tốn ít nhân công thực hiện. Thời gian thực hiện nhanh chóng.  Dùng bàn chải điện hay thổi cát để làm sạch bề mặt bị bong tróc. Các nốt hàn hay các góc sắc có thể chà bỏ làm phẳng bằng đục hay mài cơ. Bề mặt có dầu mỡ thì làm sạch bằng chất tẩy hay bằng dung môi. Tuy nhiên, chi phí nhân công, lượng vật tư sử dụng và đầu tư ban đầu lớn. Ưu điểm của những phương pháp này là mang lại hiệu quả cao, độ sạch, độ mịn, độ nhám cao và thời gian thực hiện nhanh. 


Phương pháp dùng hóa chất

Loại bỏ sơn, dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ kim loại bằng phương pháp tẩy axit. Quy trình này có ưu điểm là không mất nhiều thời gian và cũng dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao, độ sáng bóng và độ nhám đồng đều, chất lượng các chi tiết sau khi gia công cao. Hiện nay có rất nhiều loại hóa chất tẩy rửa nhanh chóng rất tiện lợi nhưng nhược điểm là ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng và môi trường. Vì vậy không thường sử dung nhiều hiện nay. 


Phương pháp phun nước cao áp

Thay vì bắn hạt mài, người ta thường sử dụng nước để bắn áp lực cao vào kết cấu thép để loại bỏ rỉ sét. Phương pháp này dùng để tẩy sạch các lớp sơn cũ, cặn bẩn với áp lực từ 1.700 bar – 2.000 bar [25.000 – 30.000 psi]. Ưu điểm làm sạch bề mặt gỉ sét nhanh chóng, thân thiện với môi trường hiện nay nhưng chi phí thi công sẽ cao gấp nhiều lần.

GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí !!!

Liên hệ:  CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MỚI VIỆT NAM
 VP: TT4.11, Khu đô thị Cổ Nhuế, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
 Nơi sx: Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng, Đường 70A, Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội
 Hotline: 0246 6569 114
 Email:

Chủ Đề