Cách vệ sinh xe máy cũ

[PLO]- Việc sử dụng sai phụ kiện, dung dịch tẩy rửa khi vệ sinh xe máy sẽ khiến mặt đồng hồ, tem xe... nhanh chóng bị trầy xước hoặc phai màu.

Vì tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều công ty đã cho phép nhân viên làm việc tại nhà để hạn chế lây lan.

Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại và người dùng có thể tận dụng khoảng thời gian rảnh để vệ sinh xe máy, giúp xe luôn sạch và đảm bảo hiệu suất dù không đi lại thường xuyên. 

1. Sử dụng dung dịch vệ sinh đúng chuẩn

Để vệ sinh xe máy, bạn nên sử dụng các loại dung dịch chuyên dụng như Sonax, Vantek, 3M, Sumo... thay vì xài xà bông hoặc nước rửa chén. Dung dịch vệ sinh chuyên dụng không những giúp làm sạch vết bẩn mà nó còn giúp giữ được lớp sơn bóng trên xe máy, ô tô, hạn chế bụi bẩn...

Ngoài ra, bạn cũng nên mua vài miếng khăn lau xe chuyên dụng của 3M hoặc các dòng khăn thấm nước tốt, vải sợi mềm.

Để bắt đầu, bạn hãy dựng xe bằng chống đứng [chân chống giữa], đối với mô tô hoặc các mẫu xe không có chống đứng, người dùng có thể sử dụng ben nâng bánh trước/sau [hoặc cả hai] để nâng xe khỏi mặt đất. Làm ướt toàn bộ xe bằng nước để chất bẩn được rã ra từ từ, lưu ý, bạn cần sử dụng tia nước nhẹ. 


Nâng xe bằng ben nâng để rửa xe dễ dàng hơn. [Ảnh minh họa]

Sau đó, pha dung dịch tẩy rửa với nước theo đúng liều lượng và xịt/lau lên xe. Để dung dịch tẩy rửa nằm trên xe khoảng hai hoặc ba phút trước khi rửa sạch lại. 

Đối với phần đầu đèn, cùm công tắc, đồng hồ hiển thị... Người dùng nên sử dụng tia nước nhẹ, không xịt nước trực tiếp vào phần jack cắm điện để hạn chế chập mạch. 

Mẫu tay ga địa hình Honda ADV 150 bất ngờ giảm 3 triệu đồng

[PLO]- Sau gần hai tháng có mặt tại thị trường Việt Nam, mẫu xe tay ga Honda ADV 150 đã bất ngờ được giảm giá 3 triệu đồng cho cả hai phiên bản ABS và CBS.

2. Vệ sinh dĩa xe máy

Sau khi đã làm sạch dàn áo, bạn hãy bắt đầu vệ sinh khung gầm, động cơ, dĩa thắng... Việc bạn cần làm là sử dụng một bàn chải có lông phù hợp, nhúng vào dung dịch tẩy rửa và vệ sinh phần động cơ. Lưu ý, đối với những khu vực quá dơ, bạn hãy rửa sạch lại và xịt dung dịch tẩy rửa vào đó nhiều lần.

Đối với dĩa thắng, bạn có thể sử dụng vòi xịt áp lực và xịt thẳng vào phần khe giữa dĩa và má phanh để làm sạch đất cát, hạn chế trầy xước dĩa khi di chuyển trong tương lai.


Vệ sinh dĩa thẳng sạch đất cát để không bị trầy dĩa. [Ảnh minh họa]

3. Dưỡng sên

Nhiều dung dịch tẩy rửa có thể làm sạch cả lớp bôi trơn trên cọng sên, điều này sẽ khiến xe chạy không được êm ái và thường phát ra tiếng kêu lọc cọc. 

Để dưỡng sên, bạn hãy sử dụng một miếng vải khô và lau sạch nước trên sợi sên [quay bánh ngược chiều để hạn chế tình trạng bị kẹt ngón tay].

Sau đó, người dùng chỉ cần sử dụng các dung dịch dưỡng sên chuyên dụng như Lube71 Spider, Voltrolnic IX50, Liquy Moly... và xịt một lượng vừa đủ lên cọng sên [không xịt quá nhiều để tránh văng ra mâm xe].


Vệ sinh và xịt dưỡng sên để xe chạy mượt mà hơn. [Ảnh minh họa]

4. Đánh bóng xe

Nếu muốn xe trông như mới, bạn có thể mua hai chai đánh bóng xe dành cho nhựa bóng và nhựa nhám. Sử dụng một cái khăn lau chuyên dụng, xịt dung dịch đánh bóng lên phần nhựa và dùng khăn lau đều mọi hướng.

Cuối cùng, người dùng chỉ cần sử dụng một chiếc khăn lau sợi mềm và lau khô lại toàn bộ xe máy. 


Đánh bóng xe bằng dung dịch chuyên dụng còn giúp che vết trầy xước. [Ảnh minh họa]

Kawasaki Z900 2020 'hút hồn' người dùng

[PLO]- Tại triển lãm EICMA 2019, hãng Kawasaki đã bất ngờ trình làng mẫu xe nakedbike Z900 2020 với nhiều cải tiến về công nghệ và hiệu suất.

MINH HOÀNG

Việc giữ cho pô xe máy luôn sạch sẽ sẽ giúp cho động cơ của xe luôn hoạt động tốt nhất. Để được như vậy, nhất định phải biết cách vệ sinh pô xe máy đúng cách và đơn giản dưới đây. 

Tại sao cần biết cách vệ sinh pô xe máy 

Bạn có thấy một chiếc xe máy nào vận hành được mà không có pô xe chưa? Tất nhiên là không thể rồi, vậy mới nói pô xe máy không để “trưng bày” mà có những vai trò hết sức quan trọng, không thể hư hỏng hay thiếu nó. 

Tại sao cần biết cách vệ sinh pô xe máy 

Cụ thể, pô xe máy giúp loại bỏ khí thải, nhiệt lượng ra khỏi buồng máy, góp phần cố định hỗn hợp xăng gió tại buồng đốt, đồng thời điều tiết tiếng ồn. Nói chung mục đích cuối cùng là giúp động cơ xe hoạt động tối đa hiệu suất. 

Theo đó, pô xe máy sạch sẽ sẽ tránh được những hư hỏng và duy trì được trạng thái làm việc tốt nhất. Đó là lý do mà bất kỳ ai cũng nên biết cách vệ sinh pô xe máy. 

Khi nào cần vệ sinh pô xe máy 

Sau một thời gian sử dụng, với vị trí ngay bánh sau và nằm “lộ thiên” như vậy, việc pô xe máy bị bám bẩn, dính bụi cả ở trong lẫn ngoài là điều không thể tránh khỏi. 

Do đó, theo cách vệ sinh pô xe máy đúng chuẩn này, bạn nên thực hiện kiểm tra và vệ sinh định kỳ từ 6 - 8 tháng /lần. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào môi trường mà xe đi, nếu quá nhiều bụi bẩn, thì có thể rút ngắn.  

Những trường hợp cần vệ sinh pô xe máy 

Bên cạnh việc vệ sinh pô xe định kỳ để bảo dưỡng, hạn chế hư hỏng, một số trường hợp “cấp bách” bạn nên vệ sinh là nước vào pô xe máy, có dấu hiệu hư hỏng bất thường, có tiếng kêu lạ,...

Các bước hướng dẫn cách vệ sinh pô xe máy đơn giản 

Bạn có biết, việc rửa xe thông thường chỉ giúp lấy đi lớp bụi bám bên ngoài ống pô, còn những bụi bẩn gây nguy hiểm bên trong thì không thể làm sạch được. Do đó, để làm sạch “từ A đến Z”, bạn nên thực hiện theo cách vệ sinh pô xe máy dưới đây. 

Trước hết, như các công việc khác, cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết để việc thực hiện được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Cụ thể, cần có dụng cụ tháo lắp, túi ni lông, chậu nhựa và không thể thiếu xăng. 

Các bước hướng dẫn cách vệ sinh pô xe máy đơn giản 

Cách vệ sinh pô xe máy đơn giản và đúng chuẩn được thực hiện thao các bước dưới đây: 

  • Bước 1: Tháo ống pô xe máy ra khỏi xe. Dùng dụng cụ phù hợp và tháo ốc ở 2 vị trí là cổ pô và thân pô. 
  • Bước 2: Dùng túi ni lông bọc hết các đầu lỗ thoát của ống pô. Đặt pô xe nằm ngang và đổ xăng vào trong ống pô
  • Bước 3: Lắc đều ống pô để dung dịch xăng giúp bạn lấy sạch đi các bụi bẩn bên trong một cách dễ dàng.
  • Bước 4: Để yên hỗn hợp xăng khoảng 30 - 60 phút, sau đó tháo túi ni lông và đổ xăng ngâm trong pô ra. Nên dựng đứng để xăng chảy hết ra ngoài. 
  • Bước 5: Vệ sinh lại với nước sạch, để khô và lắp lại vào xe là hoàn thành.  

Kinh nghiệm vệ sinh pô xe máy hiệu quả

Nếu có thể, để cách vệ sinh pô xe máy này hiệu quả hơn, lời khuyên từ những người có kinh nghiệm cho thấy bạn nên ngâm dung dịch xăng bên trong ống pô qua đêm để đánh bay những vết bẩn “cứng đầu” nhất, thậm chí là các vết rỉ nhẹ. 

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn ai cũng thấy rằng việc giữ sạch sẽ cho pô xe máy là vô cùng cần thiết. 

Bên cạnh đó, như bạn đã thấy, cách vệ sinh pô xe máy trên lại cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện. Do đó, không khó khăn để bạn thực hiện nó. Hy vọng những thông tin này thật sự hữu ích và giúp bạn làm sạch pô xe hiệu quả nhé. 

Để có một chiếc xe động cơ tốt, bền đẹp thì việc bảo dưỡng xe máy định kỳ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là sau khi chiếc xe của bạn đi dưới trời mưa về. Nước mưa sẽ chứa nhiều tác nhân làm ảnh hưởng tới các bộ phận bên trong của xe, khiến xe hỏng động cơ do ẩm, han gỉ,…Bài viết dưới đây sẽ đưa cho các bạn một vài lưu ý bảo dưỡng xe máy sau mưa.

Rửa xe máy

Rửa xe máy sau mưa giúp rửa sạch bụi bẩn, axit

Nhiều người không có thói quen rửa xe sau mưa, điều này vô tình tác động không tốt tới động cơ máy. Khi đi dưới trời mưa, nước mưa chứa nhiều axit kèm theo bụi bẩn ở đường sẽ bám vào xe. Tưởng chừng nước mưa sẽ gột rửa sạch những bụi bẩn đó hoặc nhiều người sẽ nghĩ ngày mai trời sẽ mưa nên không cần rửa, vệ sinh xe. Đây là một sai lầm bởi lẽ việc rửa xe máy ngay sau khi đi dưới trời mưa không chắc sẽ giúp xe của bạn sạch sẽ vào ngày mai nhưng nó đảm bảo cho các động cơ được vệ sinh và chúng hoạt động trong điều kiện tốt nhất, giảm chất ăn mòn trên xe, tránh han gỉ…

Tra dầu nhớt

Sau khi rửa sạch sẽ bụi bẩn bước tiếp theo cần làm để bảo dưỡng xe máy thật tốt đó là tra dầu nhớt vào các bộ phận cần thiết. Bạn cần tra dầu vào xích, ổ khóa càng. Khi đi mưa, nước mưa nhanh chóng bám vào ổ xích, gây hiện tượng khô dầu và tiếng kêu ở ổ xích thậm chí chỉ qua một đêm sau khi đi mưa. Vì thế, cách tốt nhất là tra dầu vào ổ xích để duy trì trạng thái trơn tru của các khớp nối.

Kiểm tra các bộ phận để tra dầu nhớt

Thay dầu nhớt

Đối với trường hợp xe của bạn đi vào chỗ úng, ngập nước bạn cần kiểm tra cẩn thận vì lúc này xe máy của bạn rất có thể bị chết máy hoặc hỏng bugi. Lúc này công đoạn sửa chữa và bảo dưỡng xe máysẽ tốn kém hơn và mất thời gian hơn nhiều. Khi nước tràn vào máy – ta có thể dễ dàng nhìn thấy dầu máy khi có nước sẽ chuyển sang màu nâu như màu của bùn. Chắc chắn bạn cần phải cho xe nổ cho nóng máy rồi tiến hành thay dầu.

Đến trung tâm bảo hành thay dầu nhớt

Cùng với đó, cần kiểm tra thay lọc gió [đa số các xe đời mới dùng lọc gió giấy nên phải thay, với lọc gió xốp thì thường chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch], kiểm tra vệ sinh bugi, hệ thống ống xả, chế hòa khí…

Một vài lưu ý khác

 Một vài lời khuyên mà bạn có thể bỏ túi để có một chiếc xe máy đi bền với thời gian và đặc biệt với mùa mưa tại Việt Nam như sau:

Khi gặp trời mưa nên tránh những chỗ bị ngập úng khiến động cơ bị ngâm nước.

  • Hạn chế tối đa để xe ngoài trời mua, bạn nên mua cho chiếc xế của mình một loại áo mưa. Giá của áo mưa bảo vệ xe máy trên thị trường cũng không quá đắt.
  • Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để rửa xe sẽ làm tăng độ bền của chiếc xe.
  • Sau khi đi mưa bạn nên bắt đầu với việc bảo dưỡng xe của mình. Ít nhất nếu không bị chết máy hay có tình trạng ì ạch động cơ thì bạn cũng cận rửa xe để gột sạch axit của mưa cũng như bụi bẩn ngoài đường.
  • Bạn có thể bảo dưỡng xe ở nhà hoặc tìm đến các trung tâm bảo dưỡng của hãng hoặc trong trường hợp nhanh nhất bạn tới cửa hàng sửa chữa.

Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên bạn sẽ biết cách bảo về bảo dưỡng chiếc xe của mình để nó có thể cùng bạn chinh phục những con đường mới, những công việc mới. Chúc các bạn may mắn!


Video liên quan

Chủ Đề