Cách trồng cây Tùng La hán

Cây tùng la hán xuất hiện trong danh mục cây cảnh Việt Nam đã từ lâu đời. Không chỉ những bậc lão làng mà giới trẻ hiện nay cũng dễ bị cuốn hút vào cái tên lạ lẫm giống như trong phim La hán tái thế vậy.


Tuy không nắm rõ được nguồn gốc và xuất xứ của cái tên Tùng la hán nhưng cayxanhhoanggia.vn biết rằng, muốn có được cây đẹp thì cần lưu ý tới cách chăm sóc và vun trồng. Bởi vậy, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tùng la hán thuộc tốp cây đô thị HOT nhất hiện nay, cho thế và dáng đẹp tạo cảnh quan môi trường hoàn mỹ.

La hán thường được gieo trồng bằng hạt, giâm cành, chiết.

- Đối với phương pháp gieo hạt:

Bạn chỉ cần đợi tới khi quả chín đỏ, tức là thời điểm hạt đã già. TIến hành lấy quả và gieo toàn bộ số hạt vào trong một khay đất mịn được chuẩn bị từ trước. Sau đó để vào nơi râm mát, giữ ẩm thường xuyên.

Sau khi gieo hạt được khoảng từ 1 2 tháng, tùng la hán bắt đầu phát triển thành cây con. Bạn chỉ cần chờ đợi cho cây cứng cáp và đánh ra ngoài trồng.

Có một điều chắc hẳn bạn chưa biết, tùng la hán có thể gieo được ở nhiều thời điểm khác nhau, nhưng thời điểm gieo trồng tốt nhất là đông chí hoặc vào đầu mùa xuân.

- Đối với phương pháp chiết cành:

Cũng giống như phương pháp chiết của các loại cây khác, thời vụ chiết ghép là vào mùa xuân hoặc cuối mùa thu. Cần chiết những cành đã trưởng thành, khỏe. Cành chiết bao giờ bộ rễ cũng yếu hơn rễ mọc từ hạt, bởi vậy bạn cần hết sức lưu ý khi chiết cần phải đợi 1 thời gian, nếu vết chiết còn là rễ trắng, tức là cành chiết vẫn còn quá non, tỷ lệ sống không cao. Bạn phải chờ cho rễ già đi mới tiến hành chiết trồng ra ngoài đất. Khi trồng bạn nên cho vào hốc một lớp đất cát đen để đảm bảo độ mềm cho rễ phát triển trước khi đâm rễ vào đất. Dùng các gậy dựng cho cành chiết ở tư thế thẳng đứng, tránh để cây bị đổ ngã, tỉ lệ sống khó.

- Phương pháp giâm cành:

Chọn cành bánh tẻ, dài khoảng 10 cm, đem cắm vào khay đất mịn và râm mát, đảm bảo độ ẩm cho cành phát triển tốt. Bạn nên sử dụng thêm thuốc kích rễ để tỷ lệ cành sống có thể đạt tới 90%. Sau khi ươm được khoảng 3 tháng, nếu thấy dấu hiệu cành dâm bắt đầu phát triển rễ, thì cần phải chờ thêm một khoảng thời gian nữa để đảm bảo cho bộ rễ thật khỏe mới đưa cành ra ngoài trồng. Trường hợp mới cắm được khoảng nửa tháng mà thấy có xuất hiện những búp non ra bạn hay nhầm tưởng cây đã có rễ, nhưng chưa phải, đó chỉ là những chồi chuẩn bị phun vào dịp ta cắt tỉa cành. Thời điểm này bạn mà đánh cây lên, cây không có rễ mà dâm lại xuống thì chắc chắn cành sẽ bị chết.

- Phương pháp ươm cây phôi

Muốn ươm được phôi cần để cho cây ra thạt nhiều cành sau đó nên kế hoạch tạo hình, đồng thời tạo dáng cho cây khi cây còn non.

- Phương pháp chăm sóc

+ Đối với cây trồng ở trong chậu, đất được sử dụng chủ yếu là đất phù sa, đất cát đen 50% dải ở bên dưới đáy chậu. Chỉ cần đảm bảo đủ độ ẩm, tưới và thay chậu khi cây phát triển bộ rễ to.

+ Cây la hán là cây ưa ẩm, chịu hạn, nhưng nếu đất mà nhão thành bùn thì cây khó sống. Có thể trồng trên chậu 5 6 năm liền và cũng không nên đánh, chuyển chậu thường xuyên dễ dấn đến tình trạng cây bị chết.

+ Thời gian cắt tỉa cành có thể vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng thời điểm tháng 3, tháng 7 để cây có thể phát triển chồi mạnh vào tháng 4 và tháng 9.

+ Cây không cần nhu cầu tưới cao, cây dễ bị úng và chết, chỉ cần ở trạng thái giữ ẩm một cách hợp lý để cây phát triển tốt bộ rễ của mình, cung cấp được các chất dinh dưỡng nuôi sống cho cây.

+ Yêu cầu về phân bón cũng không quá cầu kỳ, bạn có thể sử dụng phân bón NPK pha loãng theo tỉ lệ 1: 20. 2 tháng bón 1 lần.

+ Đề phòng các loại sâu bệnh hại cây như rệp, muội

Không chỉ có cây tùng la hán mà còn rất nhiều các loại cây khác thuộc tốp cây đô thị cho thế đẹp như: Cây hồng lộc, Cây phát tài núi, cây hoa chuối pháo...Được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn làm cây cảnh đẹp trang trí cho các khu đô thị, khu resort nổi tiếng.

Chủ đề liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề