Cách trộn thức an cho gà thả vườn

Chăn nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao, quy trình nuôi tự nhiên và rất dễ ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều trại chủ vội vàng áp dụng mô hình chăn nuôi gà thả vườn mà không có những hiểu biết và nắm bắt thông tin gây ra sự lãng phí thức ăn trong chăn nuôi dẫn tới tình trạng thua lỗ.

Bạn đang xem: Cách trộn thức ăn cho gà thả vườn



Để cải thiện về mặt kinh tế trong trang trại cần giảm tối đa chi phí cám hoa hụt, tăng tối đa lượng cám tiêu thụ thành trọng lượng cơ thể gà. Hôm nay, Lượng Huệ sẽ chia sẻ với trại chủ 5 cách tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi gà thả vườn. Nếu áp dụng những cách sau đây người chăn nuôi có thể tiết kiệm 10% cám, tối đa hiệu quả chăn nuôi.
Trong chăn nuôi gà thả vườn nhiều trại chủ thường lựa chọn tiết kiệm công cho việc cám vào máng và khay ăn bằng cách đổ trực tiếp trên nền đất. Tuy nhiên, cách cho ăn này lại gây ra một vấn đề nghiêm trọng đó là gây ra lãng phí thức ăn. Thức ăn đổ trực tiếp ra nền đất gây mất vệ sinh. Gà có thể dẫm chân vào thức ăn thậm chí thải phân vào đó dẫn tới thức ăn nhiễm bẩn khiến gà rất dễ mắc bệnh nguy hiểm. Đồng thời, với hình thức cho ăn này có thể gây hiện tượng lãng phí thức ăn.
Nếu cho ăn bằng những máng dài bằng 1,5m đến 2 m bằng tấm kim loại hoặc bằng gỗ ngoài trời mà không có mái che, thường gà sẽ bước chân vào trong máng và rơi vãi thức ăn ra ngoài. Còn đổ thực tiếp thức ăn trên nền đất người chăn nuôi sẽ trở tay đối phó không kịp với kiểu thời tiết nắng mưa thất thường. Khi cho gà ăn trong những máng chưa thiết kế đúng kĩ thuật, gà tiếp nhận thức ăn khó đồng thời nếu máng ăn quá rộng sẽ gây lãng phí thức ăn ra ngoài, nếu gà không tiếp nhận thức ăn hợp lý sẽ ảnh hưởng tới năng suất của gà.
Người chăn nuôi có thể khắc phục bằng cách thay đổi loại máng ăn khác có mái che hoặc bộ phận điều tiết máng ăn chày tự động. Bố chí đủ và đều khay máng ăn trên sân vườn theo mật độ hợp lý.
- Khi gà còn nhỏ [1-3 ngày tuổi] rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. Khi gà còn nhỏ đặt máng ăn trực tiếp trên nền để gà dễ dàng tiếp nhận thức ăn
Nhưng khi gà lớn thù đặt máng ăn cao hơn để tránh hiện tượng gà bới thức ăn và thải phân vào thức ăn
Bắt đầu gà giò trở lên nên treo máng ăn có độ cao ngang với vai của con gà để gà tiếp nhận thức ăn và không bới được ra ngoài.
Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.
Theo Tiến sĩ Salah H. Esmail, Cairo, Ai Cập, gà thịt thường được cho ăn tự do để chúng có được nhu cầu năng lượng và đạt trọng lượng mục tiêu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong những năn gần đây, cho gà thịt ăn có kiểm soát thời gian đã được khuyến cáo vì lý do kinh tế.
Ở đây, gà được cho ăn một lượng thức ăn nhất định 4 6lần/ngày để chúng ăn hết thức ăn và sau đó có khoảng thời gian nghỉ 1 giờ hoặc ít hơn.
Điều này có 2 lợi ích. Thứ nhất, nó làm giảm kích thích cơ học của việc tiêu thụ thức ăn thường thấy trong chế độ cho ăn theo dây chuyền liên tục cả ngày. Thứ hai, trong suốt thời gian không ăn, gà thường im lặng, ít vận động và điều này có thể làm cải thiện việc sử dụng thức ăn hơn do giảm nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì.
- Cách cho gà ăn: Dùng thức ăn gà con chủng loại 1 21 ngày [nếu là thức ăn hỗn hợp viên], nếu thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Vì gà con ăn rất ít nhưng ăn nhiều lần nên nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt. Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, lặp lại việc cho ăn từ 3-4 giờ/lần. Khi cho ăn lần tiếp theo, người chăn nuôi cần dùng xẻng cạo sạch lượng thức ăn thừa có trên khay để đảm bảo vệ sinh cho đàn. Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30.
- Cách cho gà uống nước: Trong 2 tuần đầu người chăn nuôi dùng máng cỡ 1,5-2,0 lít, ở các tuần sau dùng máng cỡ 4,0 lít. Máng uống phải được kê cao hơn mặt nền chuồng từ 1cm đến 3cm tùy theo độ lớn của gà để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt xen kẽ với khay ăn. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 3 lần[sáng, chiều, tối]
Để đạt được năng suất tăng trọng tốt nhất cần phải cho gà ăn theo khẩu phần có chất lượng tốt với mức protein và mức năng đáp ứng được nhu cầu phát triển.
- Cách cho gà ăn: Dùng thức ăn gà dò chủng loại 21 42 ngày [nếu là thức ăn hỗn hợp viên], nếu thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng tốt.
Trong giai đoạn gà giò, máng ăn sử dụng là loại máng trung P30, sau đó chuyển dần cho gà ăn bằng máng đại P50, đổ thức ăn vào máng có chiều cao bằng 1/2 của thân máng, định kỳ 2 giờ lắc máng cho thức ăn rơi xuống. Máng được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 30 con 40 con/máng. Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 2 lần [sáng, tối] hoặc 4 lần [sáng, chiều, tối, đêm].
- Cách cho gà uống nước: Đối với máng uống trong giai đoạn này nên dùng loại từ 4-8 lít. Để máng uống kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 4 cm đến 5 cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 1 máng. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần [sáng, chiều, tối, và giữa đêm].
- Tăng gấp đôi lượng thức ăn so với trước đó, bổ sung chất đạm và nhiều loại rau xanh cho gà chắc xương và nặng ký.
- Lượng nước trong giai đoạn này cũng tăng cao, luôn luôn đảm bảo máng uống nước có đầy đủ nước. Lượng nước uống hàng ngày của gà có thể khác tùy theo mùa, cần theo dõi nhiệt độ môi trường để chống nóng cho gà, cần bổ sung nước để gà không bị chậm lớn.
Nên tránh đổ thức ăn trong máng quá đầy, thức ăn nên duy trì ở mức độ nhất định để giảm thiểu tổn thất. Với chăn nuôi gà chúng ta nên thiết kế máng ăn phù hợp với từng lứa tuổi của gà và đặt vị trí máng ăn phân bổ đều trong khu chăn nuôi để cho tất cả gà có thể tiếp nhận thức ăn cùng một thời điểm thì độ đồng đều của gà sẽ cao hơn.
Phần mỏ dài giúp gà có thể chơi đùa với thức ăn, nhưng một khi thức ăn rơi trên sàn chuồng và lẫn với chất độn chuồng thì gà sẽ không ăn. Việc cắt tỉa mỏ đúng cách là điều cần thiết để giảm bớt những vấn đề này, ngoài ra còn có những ưu điểm như giảm bớt cắn mổ đồng loại và các tập tính không tốt khác.

Kết quả nghiên cứu tác động của của việc cắt mỏ gà liên quan đến khả năng sử thức ăn và lượng thức ăn hao hụt được trình bày ở bảng bên dưới. Tuy nhiên, kết quả này có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi khi cắt mỏ, cách cắt tỉa, mức độ nghiêm trọng khi cắt, nhiệt độ của lưỡi dao..
Ngoài ra, tuân thủ kỹ thuật cắt mỏ gà giai đoạn từ 12-15 ngày tuổi sẽ giảm được đáng kể lượng rơi vãi thức ăn do lãng phí. Cho gà ăn thêm sỏi giúp tiết kiệm thức ăn
Tiêu hóa ở dạ dày cơ là co bóp nhào trộn thức ăn, chính vì thế với thức ăn hạt nhất là đối với gà ăn thóc hay ăn ngô hạt thì khả năng tiêu hóa để triệt để thì chúng ta có thể bổ sung cho gà thêm sỏi , trộn trực tiếp sỏi vào khẩu phần thức ăn, nhưng đa phần gà chăn thả tự nhiên gà tự thu nhận thức ăn, trang bị khu nuôi gà 1 khay sỏi để gà tự thu nhận thức ăn của nó. Trộn sỏi sẽ giúp gà co bóp dạ dày cơ và tiêu hóa triệt để thức ăn
Là một trong những cáchtiết kiệm thức ăn cho gàrất hiệu quả: việc bố sung sỏi vào thức ăn có thể giúp tiết kiệm được 4,3% cám trên gà đẻ và 6.4% cám trên gà thịt.

Xem thêm: Khoảng Cách Giữa Các Dòng Trong Văn Bản Hành Chính, Hướng Dẫn Trình Bày Nội Dung Văn Bản Hành Chính


Do gà không có răng nên chúng sử dụng diều và mề để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy cám gà cần bổ sung thêm sỏi theo những nấc tỉ lệ nhất định để đạt được hiệu quả tương ứng:

Bảng nghiên cứu chỉ ra rằng: nếu trộn sỏi theo tỉ lệ 3% vào cám gà thịt, cả trọng lượng của gà tăng từ 1.924 kg lên đến 1.953kg. Cùng với đó, FCR [Food comsumption rate- tỉ lệ tiêu tốn thức ăn] đã giảm từ 2.50 kgxuống còn 2.34kg. Điều này có nghĩa rằng giờ đây, mỗi một 1kg tăng trưởng trên gà chỉ cần đến 2,34 kg cám, thay vì 2.50 kg nếu như không trộn sỏi.

Video liên quan

Chủ Đề