Cách trí nhân viên vượt cấp

Cách trí nhân viên vượt cấp

Cách trí nhân viên vượt cấp

Trở thành sếp đã khó, việc quản lý tốt nhân viên còn khó hơn. Rất nhiều người đã từng rơi vào tình trạng trớ trêu nơi công sở đó là “trên bảo dưới không chịu nghe”. Bản thân họ cũng không hiểu tại sao nhân viên luôn không nể phục và đồng tình với ý kiến của mình.

Và chắc chắn rằng cảm giác bị nhân viên của mình “qua mặt” là không dễ chịu chút nào. Vậy thì hãy nhớ kỹ 10 tuyệt chiêu thu phục nhân viên của những nhà quản lý lâu năm sau nhé.

 >>> Sếp cưới nên để phong bì bao nhiêu cho vừa?

>>> Từ chối thăng chức thông minh hay ngốc nghếch

Hãy hạn chế phàn nàn nếu nhân viên rời công ty khi đồng hồ vừa điểm giờ tan ca mỗi ngày mà công việc đã hoàn thành hết. Thay vào đó hãy khuyến khích họ về nhà và không nên làm việc quá giờ để ảnh hưởng tới sức khỏe. Sự khéo léo nên được tận dụng đúng lúc. Hãy nhớ, không ai thích sự cứng nhắc cả.

Cách trí nhân viên vượt cấp

Người sếp tồi là người luôn yêu cầu nhân viên của mình làm những điều ngoài khả năng của họ. Không người nào muốn làm việc cùng một cấp trên vô lý như vậy cả. Thậm chí đây là kiểu sếp có thể làm sụt giảm năng suất lao động của cấp dưới bằng cách ca thán và bắt bẻ liên miên.

Mềm dẻo cũng cần phải đúng lúc. Đừng bao giờ để nhân viên gây khó dễ cho bạn bằng cách không làm đúng công việc được giao. Chính nhân viên mới là người phải học hỏi từ những lỗi lầm của họ.

Thời đại này là một xã hội chuộng nhân tài. Nếu bạn thua khi cố cạnh tranh với nhân viên của mình, thì chính bạn sẽ chịu toàn bộ thiệt hại. Nên nhớ, nhân viên chỉ phải cạnh tranh với đồng nghiệp thôi.

Cách trí nhân viên vượt cấp

Nếu bạn thường hay ngẫu hứng đề nghị tụ tập sau khi tan làm, có thể bạn sẽ bị nhân viên coi là “kẻ lạm dụng”. Hãy khéo léo hỏi xem các nhân viên nghĩ gì và lên kế hoạch trước cho buổi gặp mặt. Điều này sẽ giúp bạn tránh “bị bẽ mặt” khi nhân viên thẳng thừng từ chối tụ tập vì bận việc khác, và còn tránh cho bạn việc bị “nói sau lưng” nữa đấy.

Một số nhân viên luôn thẳng thắn về suy nghĩ của họ. Họ rất tự hào về bản thân khi hoàn thành tốt việc gì đó. Và họ cũng không bao giờ quên hỏi tại sao mình phải làm những gì bạn yêu cầu. Đôi khi có thể họ là một “gánh nặng” làm ảnh hưởng đến công việc chung của nhóm, nhưng một khi nắm được họ rồi, bạn sẽ có nhiều lúc trông cậy vào họ đấy.

Tính cách là thứ khó thay đổi. Vậy nên muốn thay đổi tính cách nhân viên của mình là điều không thể. Đừng cố, hãy học cách chấp nhận những cá tính của một con người, vì sinh ra họ đã vậy rồi. Nhưng cũng không được dung tha cho những kẻ xu nịnh. Nếu không họ sẽ luôn tâng bốc bạn lên tận mây để lấp liếm các lỗi lầm của mình đấy.

Đừng tha thứ cho thói chậm trễ, những lời biện minh và việc làm quá giờ không cần thiết. Hãy thẳng thắn nói với nhân viên rằng họ được tự do làm những gì mình thích Đừng tin tưởng những người còn không thể quản lý bản thân. Hãy nói chuyện trực tiếp với nhân viên khi họ làm sai thay vì phàn nàn sau lưng họ.

Dân gian đã dạy “Lấy nhu thắng cương”. Nổi nóng không phải là cách khôn ngoan khi đối mặt với những nhân viên “hỗn láo”. Đừng để bị cuốn vào cuộc chiến tranh tâm lý với họ và mất kiểm soát. Thay vào đó, hãy gặp mặt nhân viên đó để nói chuyện nghiêm túc về vấn đề cần tranh luận.

Cẩn thận không bao giờ là thừa. Hãy lưu lại những gì bạn nói với nhân viên, hay những bức e-mail khi cần thiết phòng trường hợp bạn bị liên đới vào một cuộc tranh chấp không mong muốn.

Việc quản lý nhân sự đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là những nhân viên khó bảo, để có thể khai thác và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Dưới đây là 4 bí quyết quản lý cấp dưới khó bảo có thể giúp ích cho bạn.

1. Khi nhân viên bảo rằng “Đây không phải việc của tôi”

Cách trí nhân viên vượt cấp

Người gặp bất kỳ chuyện gì cũng tự mình phán xét thì rất khó hợp tác vì bất đồng ý kiến. Vậy cần phải làm gì trong trường hợp này? Để giải quyết vấn đề này, người quản lý chỉ có thể cố gắng giải thích cho nhân viên hiểu và giúp họ tiếp nhận, sau đó họ sẽ chủ động làm. Vì thế, nhân viên kiểu này cần được tham dự vào cuộc họp đưa ra quyết định việc cần làm.

2. Họp mà không tranh luận, sự việc khi thực hiện sẽ chẳng đi tới đâu

Cách trí nhân viên vượt cấp

Khi họp nhóm, nếu chưa thảo luận kỹ mà đã ra quyết định, thì đến khi thực hiện phương án cụ thể rất có thể sẽ không suôn sẻ. Có người sẽ nói rằng: “Phương án này đâu phải do tôi quyết định, thì sao tôi làm tốt cho được”.

Chuyện không liên quan đến mình thì ai cũng rất hiền hòa, nhưng những việc có liên quan đến bản thân thì sẽ có rất nhiều ý kiến. Vì vậy sau khi quyết định phương châm và nguyên tắc, thì cần phải thảo luận tập trung vào vấn đề “làm như thế nào”.

3. Có người hỏi “Tại sao tôi phải làm việc này?”, thực ra không phải họ có ý phản đối

Cách trí nhân viên vượt cấp
Nhân viên thích hỏi “tại sao” không phải là chuyện xấu.

Nếu nhân viên do bạn quản lý thích hỏi “tại sao”, thì đó cũng không phải là chuyện xấu. Vì một người chỉ cần có suy nghĩ logic thì nhất định sẽ hay hỏi “tại sao”. Bạn có thể sẽ cảm thấy: “Sao lại có một số người thích hỏi như vậy, thật là phiền“. Nhưng bạn phải luôn nhắc nhở bản thân rằng, những người này sẽ luôn dùng lý để nói chuyện, chứ họ không muốn chống lại hay ăn thua với bạn.

Cách trí nhân viên vượt cấp

Họ chỉ muốn biết rõ ý nghĩa và giá trị của công việc, khi thực sự hiểu họ sẽ ngoan ngoãn làm việc.

Vì thế, không nên nói rằng: “Cứ làm đi đừng nhiều lời”, bạn sẽ làm mất lòng người khác. Bạn đừng quan tâm đến việc đồng nghiệp hỏi bao nhiêu câu “tại sao”, mà hãy luôn cố gắng kiên nhẫn trả lời và giải thích “tại sao như vậy” cho họ.

Cách trí nhân viên vượt cấp

4. Làm thế nào quản lý được nhân viên không chịu làm việc nếu không ra lệnh?

Cách trí nhân viên vượt cấp

Nếu bạn dùng quyền quản lý của mình để ra lệnh, khiến nhân viên cảm thấy “bị cưỡng ép, bị điều khiển”, thì trong tâm họ sẽ kháng cự, và không phục. Điều này khiến cho khả năng liên tưởng của họ bị kìm chế, họ sẽ chỉ làm theo lệnh chứ không thể học một biết mười, tự suy tự hiểu.

Nếu quá lạm dụng việc ra lệnh thì có thể biến nhân viên thành cỗ máy, ra lệnh không phải là phương pháp tốt nhất. Một quản lý tốt là người biết cách giúp cấp dưới của mình làm việc chủ động.

Để quản lý tốt thì người quản lý phải học hỏi không ngừng, tự nâng cao kiến thức mọi mặt của mình. Hãy áp dụng thật tốt các phương pháp quản lý nhân lực ở trên, chắc chắn công việc sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Tiểu Thiện/ Tinhhoa

Xem thêm: