Cách tránh nhầm chân ga

Việc đạp nhầm chân ga ô tô khi phanh đang có xu hướng gia tăng và gây ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc. Vậy nguyên nhân khiến tài xế đạp nhầm chân ga là gì? Và làm sao để tránh được điều đó?

Ngày nay mọi người thường sử dụng xe số tự động thay vì số sàn như ngày xưa vì tính tiện lợi và nguyên lý hoạt động đơn giản của xe tự động.

Cách hoạt động đơn giản của xe số tự động sẽ vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm vì ngày nay thường hay có những vụ tai nạn xảy ra mà nguyên nhân là do đạp nhầm chân ga ô tô.

Thay vì số sàn phải đạp thêm chân côn thì số tự động chỉ cần đạp chân ga là xe có thể di chuyển, vì vậy mọi người hay nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh.

Sau đây Tạp Chí Lái Xe sẽ bật mí cho mọi người mẹo để tránh nhầm giữa chân ga và chân phanh hiệu quả nhất.

1. Những trường hợp đạp nhầm chân ga ô tô phổ biến nhất

Lúc con người đang trong trạng thái không nhận thức, mất tập trung là lúc dễ bị đạp nhầm chân ga nhất.

Những tình huống bất ngờ tài xế cảm thấy mất kiểm soát bàn đạp, lại thêm không gian hẹp càng khiến thần kinh căng cứng quá mức, thêm hoảng loạn.

Trường hợp tài xế đang cố đạp ga thật nhanh để vượt xe khác, nhưng không gian bị giới hạn bởi xe ngược chiều, trong lúc hoảng loạn tài xế đạp càng mạnh chân ga.

Trường hợp đạp nhầm chân ga còn có thể xảy ra khi tài xế đang nhích trong đường tắt, cho xe chạy chậm rãi, lùi xe vào chuồng.

Những tình huống trên đều có nguy cơ dẫn tới đạp nhầm chân ga cao nhất.

Đạp nhầm chân ga vì nhấn ga đi chậm

>>> Lái xe trên đường không chỉ đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật mà còn đòi hỏi cách xử lý tình huống KHÉO LÉO và NHANH CHÓNG. Để tránh đạp nhầm chân ga ô tô, CLICK ĐỌC NGAY: Cách lái xe số tự động ĐƠN GIẢN và CHI TIẾT dành CHO NGƯỜI MỚI

2. Nguyên nhân đạp nhầm chân ga ô tô thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đạp nhầm chân ga nhưng phải nói đến những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Tâm lý chưa vững

Những tài non tay sẽ hay mắc phải những lỗi này vì chưa thành thạo lái, chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý những tình huống khẩn cấp.

Từ đó tài xế rơi vào trạng thái hoảng hốt và nhấn nhầm chân phanh thành chân ga.

>>> Mất bình tĩnh, hoảng loạn khi không mở được cửa xe để thoát ra ngoài thực sự là CƠN ÁC MỘNG đối với các tài xế. TÌM HIỂU NGAY Cách nhảy khỏi xe AN TOÀN trong trường hợp KHẨN CẤP, giảm thiểu TỐI ĐA thương vong, đảm bảo AN TOÀN cho người lái và người ngồi sau xe.

Sai tư thế ngồi

Tư thế ngồi sai cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc tài xế bị đạp nhầm chân ga.

Ở tư thế này tài xế lấy chân phải đạp ga, chân trái đạp phanh. Dẫn đến khi tài xế muốn phanh sẽ không đủ lực hoặc dễ bị nhầm giữa chân phanh và chân ga.

Quên chuyển về P

Nhiều tài xế khi dừng đèn đỏ vẫn để ở chế độ D và giữ chân phanh, đến khi tài xế dịch chỗ ngồi sẽ khiến chân rời khỏi phanh. Thế là trong lúc bất ngờ để xe dừng lại các bác tài lại nhấn nhầm chân ga.

Quên chuyển về p là nguyên nhân gây ra việc đạp nhầm chân ga

3. Làm sao để tránh đạp nhầm chân ga ô tô?

Nguyên lý hoạt động của xe thì không thể thay đổi, vì vậy cách khắc phục duy nhất cho tình trạng này là mỗi người cần thay đổi thói quen khi lái xe ô tô:

Giữ tinh thần tỉnh táo, tập trung

Đạp nhầm chân ga hoàn toàn là do các bác tài trong lúc hoảng loạn đã không tập trung nhận định được đâu là chân ga đâu là chân phanh. Vì vậy khi lái xe các bác tài cần phải ở tinh thần tỉnh táo, ngủ đủ giấc để cải thiện sự tập trung của mình.

Điều đặc biệt mỗi người tài xế khi lái xe cấm kỵ sử dụng chất kích thích, đây là nguyên nhân gây mất tập trung của nhiều tài xế hiện nay.

Trước mỗi chuyến đi tài xế cần ngủ đủ giấc, không uống rượu bia. Sau 4 tiếng cầm lái cần có thời gian nghỉ ngơi để tiếp tục hành trình di chuyển.

Giữ tinh thần tỉnh táo khi lái xe

>>> Mệt mỏi khi lái xe dễ dẫn đến buồn ngủ, điều này gây NGUY HIỂM cho tài xế và những người tham gia giao thông xung quanh. Các bác tài nên THAM KHẢO: Mẹo CHỐNG NGỦ GẬT khi lái xe ô tô để có một chuyến đi AN TOÀN nhé.

Dừng xe về số N hoặc P

Những trường hợp dừng tạm thời như chờ đèn đỏ hoặc hỏi đường tài xế cần chuyển xe về số P hoặc số N.

Vì khi chuyển về hai số này xe của bạn sẽ ở trong trạng thái đứng yên cho dù bạn có đạp nhầm chân ga đi nữa. Ngoài ra việc kéo phanh tay không bao giờ thừa, nó hỗ trợ chân bạn không cần hoạt động quá nhiều.

Khi dừng xe lâu, ở vị trí an toàn thì tài xế nên chuyển về số P và kéo phanh tay. Mọi tài xế khi dừng tạm thời hay dừng lâu đều phải tuân theo nguyên tắc này vì khi có tình huống bất ngờ tài xế sẽ bị phân tâm và đạp nhầm chân ga ngay lập tức.

Gót chân không rời sàn

Mỗi tài xế khi điều khiển xe ô tô cần thực hiện theo nguyên tắc gót chân không rời sàn và chỉ sử dụng chân phải.

Mỗi khi chuyển từ chân phanh qua chân ga bạn chỉ cần di chuyển bàn chân trên và không nhấc gót chân. Việc điều khiển chân theo nguyên tắc này giúp vị trí chân luôn đúng tránh nhầm lẫn và dễ dàng điều chỉnh lực.

Điều khiển gót chân không rời sàn

Rời chân ga – rà chân phanh

Sau khi biết được việc giữ vững gót chân ở sàn mỗi tài xế hãy tập nó thành thói quen trong cách điều khiển xe của mình.

Nhưng để tránh tối đa việc nhầm chân ga, tài xế cần tập thêm một thói quen quan trọng khác đó chính là “rời chân ga - rà chân phanh”.

Hành động này giúp tài xế luôn ở trạng thái sẵn sàng phanh khi gặp tình huống xấu chứ không phải là nhấn ga chạy.

>>> Không điều khiển được tốc độ thực sự là CƠN ÁC MỘNG của nhiều bác tài. TÌM HIỂU NGAY: Cách xử lý ĐƠN GIẢN khi ô tô bị kẹt chân ga để không mất mạng, giúp tài xế giữ bình tĩnh, đảm bảo AN TOÀN cho bản thân và những người xung quanh.

Sử dụng giày đế phẳng

Những nữ tài xế cần đặc biệt lưu ý trường hợp này, đa phần việc nhầm chân ga xảy ra ở nữ là do sự bất tiện khi mang giày cao gót mang lại.

Khi mang giày cao gót, diện tích tiếp xúc với mặt sàn sẽ nhỏ, khiến lực đầu bàn chân lên chân ga và chân phanh bị thiếu lực, hoặc bị trượt chân phanh.

Hay trong những tình huống bất ngờ, người lái mất bình tĩnh có thể đạp nhầm chân ga thay vì phanh hoặc ngược lại. Ngược lại đối với nam tài xế thì không nên đi giày quá dày, vì sẽ không cảm giác được lực đạp phanh và ga.

Thao tác đúng với cần số 

Thao tác cần số khi dừng phải là số P hoặc số N. Người lái cần tập trung và xác định rõ, tránh trường hợp đang muốn dừng lại cài số D.

4. Video hướng dẫn cách tránh đạp nhầm chân ga khi phanh

Để dễ hình dung hơn, mời bạn xem ngay video hướng dẫn tránh đạp nhầm chân ga dưới đây:

>>> Trong những tình huống BẤT NGỜ, theo thói quen phản xạ, tài xế thường sẽ đạp hai chân nhưng khi ĐẠP MẠNH chân ga thì tác dụng của phanh sẽ GIẢM RẤT NHIỀU, xe sẽ không dừng như mong muốn và dễ gây ra tai nạn. "Tài mới" nên TÌM HIỂU NGAY: Cách KHẮC PHỤC những lỗi GÂY CHẾT NGƯỜI tài xế thường mắc phải

Việc đạp nhầm chân ga ô tô đã trở thành nỗi ám ảnh của xã hội hiện nay. Những tài xế non kinh nghiệm phải càng đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Mong rằng thông tin này sẽ giúp cho các bác tài có được những kỹ năng cần thiết và lái xe an toàn hơn.

>>> NGUỒN: TỔNG HỢP [TẠP CHÍ LÁI XE]

Chủ Đề