Cách tính thu nhập chịu thuế

Cách tính thu nhập chịu thuế

Hằng năm việc tính và nộp báo cáo thuế thu nhập cá nhân được quy định hạn cuối vào ngày thứ 90 sau khi kết thúc năm tài chính dương lịch. Theo điểm c khoản 2 Điều 32 Luật Quản lý thuế 2006 (sửa đổi , bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật Quản lý thuế 2012) và được hướng dẫn chi tiết tại điểm đ khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013 /TT-BTC,  là thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm. Hôm nay chúng ta cùng công ty luật GV LAWYERS tìm hiểu nhé

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2020

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2020 từ tiền lương, tiền công

Mục lục bài viết

  • 1. Cách tính thuế TNCN theođối tượng người nộp thuế, loại hợp đồng ?
  • 2. Tư vấn về cách tính thuế thu nhập cá nhân ?
  • 3. Hỏi về cách tính thuế thu nhập cá nhân?
  • 4. Tư vấn về cách tính thuế thu nhập cá nhân ?
  • 5. Cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần ?

1. Cách tính thuế TNCN theođối tượng người nộp thuế, loại hợp đồng ?

Luật Minh Khuê cập nhật các nội dung liên quan đến phương pháp khấu trừ thuế TNCN theo quy định pháp luật thuế hiện hành.

>> Luật sư tư vấn cách tính thuế thu nhập cá nhân, gọi ngay: 1900.6162

Trả lời:

1. Đối với cá nhân cư trú, có HĐLĐ >= 3 tháng

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhâp chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế - Các khoản thu nhập không chịu thuế

Trong đó:

- Tổng thu nhập là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp; tiền thưởng, tiền hỗ trợ,...

- Các khoản thu nhập đươc miễn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC về thuế TNCN:

"i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động."

Và khoản 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC về thuế TNCN:

"r) Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế."

Khoản 5 Thông tư 92/2015/TT_BTC:

"s) Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.”

- Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT_BTC, bổ sung tại khoản1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT_BTC; tiết đ.1 điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT_BTC, điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT_BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT_BTC,...

- Các khoản giảm trừ: quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT_BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT_BTC. (bao gồm giảm trừ gia cảnh, giảm trừ bảo hiểm)

- Thuế suất sẽ theo biểu lũy tiến từng phần:

Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

2. Cá nhân cư trú, không có HĐLĐ hoặc có HĐLĐ:

Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2015, Thuế TNCN phải nộp của đối tượng này được tính bằng 10% trên tổng thu nhập:

"Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

3. Cá nhân không cư trú

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 111/2013/TT_BTC:

"1.Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

2.Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền côngcủa cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

Như vậy, đối với cá nhân không cư trú, công thức tính thuế TNCN như sau:

Thuế TNCN phải nộp = 20% * Thu nhập chịu thuế TNCN

Trong đó: Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN - Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Khuê về vấn đề: Cách tính thuế TNCN theo từng loại đối tượng người nộp thuế, loại hợp đồng ? Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ: 1900.6162 để được hỗ trợ.

2. Tư vấn về cách tính thuế thu nhập cá nhân ?

Xin chào Luật Minh KHuê, Mình có vấn đề không rõ về HĐLĐ, BHXH và thuế thu nhập cá nhân. Công ty mình ký hợp đồng 1 năm với tất cả nhân viên từ 15/11/2015 đến 15/11/2016.

Khi tuyển nhân viên vào làm việc mình trả mức lương là 22tr, nhưng mình có nói là mức đóng Bảo hiểm là 10 triệu còn tất cả là phụ cấp, Mình chia như sau:

+ Lương CB : 4.600.000;

+ Phí Gửi xe : 500.000;

+ Điện thoại: 300.000;

+ Ăn trưa : 600.000;

+ Phụ cấp trách nhiệm : 2.000.000;

+ Phụ cấp năng suất: 14.000.000.

Trên HĐLĐ mình chỉ thể hiện lương CB 4tr6 + phi gửi xe + Điện thoại + ăn trưa. Vì tiền ăn trưa + điện thoại + phí gửi xe không phải đóng bảo hiểm nên mình chỉ đóng 4tr6 x 30.4% (BHYT, BHXH, BHTN). Về phần thuế TNCN thì mình tính là 22 triệu - 300.000 (điện thoại) - 600.000 (ăn trưa) - 500.000 (gửi xe) - giảm trừ bản thân và phụ thuộc. Cho mình hỏi với cách tính của mình như vậy có đúng không và có hợp lý với quy định không?

Rất mong sự phản hồi từ quý công ty! Chân thành cảm ơn!

Cách tính thu nhập chịu thuế

Luật sư tư vấn pháp luật thuế gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.

*Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân .

+Các khoản miễn thuế bao gồm:tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca(nếu phụ cấp vào tiền lương thì được miễn tối đa 680.000/ tháng); tiền phụ cấp trang phục (không vượt quá 5 triệu đồng/năm); tiền phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty; tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với làm việc ban ngày, giờ hành chính.

– Các khoản giảm trừ bao gồm:


+ Các khoản giảm trừ gia cảnh

Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.

Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.( phải được đăng kí với cơ quan thuế)

+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

*Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân:

Thuế TNCN phải nộp= thu nhập tính thuế nhân (×) với thuế suất

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn sau:

(Được quy định rõ tại khoản 2 điều 7 và Phụ lục: 01/PL-TNCN)

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

Như vậy, việc bạn tính thuế như công thức bạn đưa ra là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khoản tiền điện thoại, phí gửi xe phải được khoán chi cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp.

Trân trọng./.

3. Hỏi về cách tính thuế thu nhập cá nhân?

Thưa luật sư! Tôi đang làm việc cho một công ty phân bón, nhưng không lĩnh lương theo tháng mà công ty sẽ trích hoa hồng cho tôi vào cuối năm (nghĩa là trong một năm tôi chỉ được lĩnh tiền một lần vào thời điểm cuối năm) ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

>>Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Căn cứ theo điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 thuộc Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014 quy định về Thu nhập chịu thuế gồm:

a.1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;...

Lưu ý: Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

a.2.Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;...

Như vậy, bạn bắt buộc phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật về Thuế 2015 như sau:

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = [Tổng lương – 9 triệu – (3,6 triệu x số người phụ thuộc)] x thuế suất

Lưu ý: Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

"a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng."

Cách tính thuế TNCN dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần, ta có công thức tính thuế Thu nhập cá nhân như sau:


Bậc 1: Thu nhập tính thuế TNCN từ 0 – 5 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 5% => Số thuế TNCN phải nộp: 0 triệu VNĐ + 5% thu nhập tính thuế

Bậc 2: Thu nhập tính thuế TNCN từ 5 – 10 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 10% => Số thuế TNCN phải nộp: 0,25 triệu VNĐ + 10% thu nhập tính thuế

Bậc 3: Thu nhập tính thuế TNCN từ 10 – 18 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 15% => Số thuế TNCN phải nộp: 0,75 triệu VNĐ + 15% thu nhập tính thuế

Bậc 4: Thu nhập tính thuế TNCN từ 18 – 32 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 20% => Số thuế TNCN phải nộp: 1,95 triệu VNĐ + 20% thu nhập tính thuế

Bậc 5: Thu nhập tính thuế TNCN từ 32 – 52 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 25% => Số tính thuế TNCN phải nộp: 4,75 triệu VNĐ + 25% thu nhập tính thuế.

Bậc 6: Thu nhập tính thuế TNCN từ 52 – 80 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 30% => Số tính thuế TNCN phải nộp: 9,75 triệu VNĐ + 30% thu nhập tính thuế.

Bậc 7: Thu nhập tính thuế TNCN trên 80 triệu VNĐ/tháng thì áp dụng mức thuế suất 35% => Số tính thuế TNCN phải nộp: 18,15 triệu VNĐ + 35% thu nhập tính thuế.

Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi nên chúng tôi chỉ tư vấn cho bạn công thức tính thuế.

4. Tư vấn về cách tính thuế thu nhập cá nhân ?

Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề cần tư vấn về cách tính thuế thu nhập cá nhân, xin luật sư tư vấn giúp tôi. Hiện nay tôi làm công cho một công ty, mức lương trong hợp đồng tôi ký với công ty là 25 triệu đồng/ tháng.

Nhưng vì công ty thiếu người làm chuyên môn nên mỗi tháng tôi đi làm thêm 4 ngày chủ nhật, và được trả công là 2 triệu đồng/ 1 ngày chủ nhật ( số tiền này không có trong hợp đồng hay phụ lục hợp đồng nào, mà chỉ là thỏa thuận bằng miệng giữa tôi và lãnh đạo công ty).

Như vậy, tổng thu nhập của tôi là 33 triệu đồng/ tháng, nhưng khi tính thuế thu nhập cá nhân thì kế toán công ty tôi lại gộp cả 2 loại thu nhập này của tôi để tính mà không trừ đi phần chênh lệch tiền công làm việc trong giờ và công làm thêm ( theo hướng dẫn về cách tính thuế thu nhập cá nhân của TT111/2013 của BTC).

Vậy xin luật sư cho tôi hỏi cách tính của kế toán công ty tôi có đúng không? Vì khi tôi thắc mắc thì họ nói đấy không phải là tiền làm thêm giờ mà đó cũng là một khoản thu nhập của tôi nên áp thuế cả hai khoản trên cộng lại ?

Xin cảm ơn luật sư!

Cách tính thu nhập chịu thuế

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại điểm i khoản1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT_BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân về các khoản thu nhập được miễn thuế:

"i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế."

Căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT_BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, phần tiền lương cao hơn do phải làm thêm là thu nhập được miễn thuế. Như vậy, việc kế toán ở công ty bạn gộp chung cả hai khoản tiền (lương làm việc bình thường hàng tháng + tiền lương làm thêm vào chủ nhật có mức cao hơn ngày bình thường) để tính thuế thu nhập cá nhân cho bạn là sai theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc xác định phần thu nhập được miễn thuế và tính phần thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được thực hiện như sau:

- Trước hết bạn cần xác định mức tiền lương mà bạn đang được hưởng theo ngày làm việc bình thường. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2015/TT_BLĐTB&XH, tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Ngoài ra, bạn cần căn cứ vào quy định trong điều lệ của công ty bạn hoặc hợp đồng lao động mà bạn đã kí kết để xác định số ngày làm việc bình thường trong tháng của bạn.

- Lấy số tiền lương bạn được hưởng trong một ngày làm thêm (chủ nhật) trừ đi số tiền lương bạn được hưởng trong một ngày làm việc bình thường để tính mức lương chênh lệch trong một ngày. Bạn làm 4 ngày chủ nhật, do đó bạn lấy con số này nhân lên 4 lần tính được phần thu nhập được miễn thuế.

- Phần thu nhập chịu thuế TNCN trong tháng của bạn được tính bằng tổng số lương của bạn trong tháng (33 triệu) trừ đi phần thu nhập miễn thuế.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần ?

Kính gửi Luật Sư, Tôi mong luật sư giúp tư vấn dùm vấn đề về thuế TNCN như sau: Công ty chúng tôi là Cty CP thành lập tháng 02/2016 và bao gồm 3 cổ đông sang lập với mức vốn điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp là 100 tỷ. 3 cổ đông sáng lập này đăng ký mua hết 100% cổ phần của công ty.

- Đến thời điểm hiện tại, 3 cổ đông này muốn chuyển nhượng toàn bộ phần cổ đồng của mình tại công ty sang cho những người khác.

- Tại thời điểm hiện tại thì các cổ đông chỉ góp (thanh toán đủ) cho số lượng 30% cổ phần của công ty. 70% còn lại thì chưa thanh toán. Với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nêu trêu thì các cổ đông sẽ phải chiu mức thuế TNCN như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn!

Cách tính thu nhập chịu thuế

Luật sư tư vấn Luật thuế trực tuyến gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập cá nhân về thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm:

“a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.”

Như vậy, trong trường hợp này việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần của quý khách thuộc thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật số 71/2014/QH13 về thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

Điều 13. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn

1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.”

Cùng với đó, khoản 9 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế như sau:

Điều 16. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán

1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

2. Giá bán chứng khoán được xác định như sau:

a) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán;

b) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng”.

Về thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật số 71/2014/QH13 và khoản 10 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP:

“10. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 như sau:

“2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần”.

Theo đó:Thuế TNCN = thu nhập tính thuế x thuế suất = Giá chuyển nhượng x 0,1%

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Luật thuế - Công ty luật MInh Khuê