Cách tính ngày tháng toán lớp 3

§105. THÁNG -HĂM GHI NHỚ: 1. Một năm có 12 tháng là: tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười, tháng Mười một, tháng Mười hai. 2. Số ngày trong từng tháng là: THÁNG 1 31 ngày THÁNG 2 28 hoặc 29 ngày THÁNG 3 31 ngày THÁNG 4 30 ngày THÁNG 5 31 ngày THÁNG 6 30 ngày THÁNG 7 31 ngày THÁNG 8 31 ngày THÁNG 9 30 ngày THÁNG 10 31 ngày THÁNG 11 30 ngày THÁNG 12 31 ngày ^Bàil Trả lời các câu hỏi sau: Tháng này là tháng mấy? Tháng sau là tháng mấy? (học sinh tự trả lời) Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Tháng 7 có bao nhiêu ngày? Tháng 3 có bao nhiêu ngày? Tháng 10 có bao nhiêu ngày? Tháng 6 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 có bao nhiêu ngày? Bài ỹíảí Tháng 1 có 31 ngày. Tháng 3 có 31 ngày. Tháng 6 có 30 ngày. Tháng 7 có 31 ngày. Tháng 10 có 31 ngày. Tháng 11 có 30 ngày. ❖ Bài 2 Dây là tờ lịch tháng 8 năm 2005: 00 Thứ hai 1 8 15 22 29 Thứ ba 2 9 16 23 30 Thứ tư 3 10 17 24 31 Thứ năm 4 11 18 25 Thứ sáu 5 12 19 26 Thứ bảy 6 13 20 27 CHỦ NHẬT 7 14 21 28 Xem tờ lịch trên rồi trả lời các câu hỏi sau: Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy? Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ mấy? Tháng 8 có mấy ngày chủ nhật? Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày nào? Bàí ỹíảí Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu. Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư. Tháng 8 có bôn ngày chủ nhật. Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28.

A - Lý thuyết một số dạng bài tập về thời gian lớp 3

1. Các ngày trong một tháng

- 30 ngày có tháng chín, tháng tư, tháng sáu và tháng mười một.

-Tất cả các tháng khác có ba mươi mốt ngày.

-Trừ tháng hai có hai mươi tám ngày hoặc hai mươi chín ngày trong năm nhuận.

2. Phép cộng tuần và ngày

Cách để cộng tuần và ngày

- Cộng các tuần với nhau.

- Cộng các ngày với nhau.

- Nếu tổng số ngày lớn hơn hoặc bằng 7 thì ta thực hiện các bước sau:

+ Lấy tổng số ngày trừ đi 7.

+ Tăng tổng số tuần lên thêm 1.

+ Lặp lại quá trình nếu tổng số ngày vẫn còn lớn hơn hoặc bằng 7.

Thí dụ: Cộng 4 tuần 5 ngày với 2 tuần 4 ngày.

- Cộng các tuần với nhau. (4 tuần + 2 tuần = 6 tuần)

- Cộng các ngày với nhau. (5 ngày + 4 ngày = 9 ngày)

- Do tổng số ngày lớn hơn 7 nên ta thực hiện tiếp các bước sau:

+ Lấy tổng số ngày trừ đi 7. (9 ngày - 7 ngày = 2 ngày)

+ Tăng số tuần lên thêm 1. (6 tuần + 1 tuần = 7 tuần)

+ Do số ngày là 2 và nhỏ hơn 7 nên quá trình kết thúc.

+ Đáp số: 7 tuần và 2 ngày

3. Tìm số ngày từ số tuần

+ Cách để tìm số ngày nếu biết số tuần:

+ Nhân số tuần với 7

4. Tìm số ngày từ tổng số tuần và ngày

Cách để tìm số ngày khi biết tổng số tuần và ngày:

+ Nhân số tuần với 7

+ Đem tích số thu được cộng với số ngày đã cho được đáp số chính là số ngày cần tìm.

5. Phép cộng các ngày và giờ

Cách để cộng các ngày và giờ

- Cộng các ngày với nhau.

- Cộng các giờ với nhau.

- Nếu tổng số giờ lớn hơn hoặc bằng 24 thì ta thực hiện các bước sau:

+ Lấy tổng số giờ trừ đi 24.

+ Tăng số ngày lên thêm 1.

+ Lặp lại chu trình nếu số giờ vẫn còn lớn hơn hoặc bằng 24.

Thí dụ: Cộng 4 ngày 21 giờ và 2 ngày 17 giờ

- Cộng các ngày với nhau. (4 ngày + 2 ngày = 6 ngày)

- Cộng các giờ với nhau. (21 giờ + 17 giờ = 38 giờ)

- Vì số giờ (38) lớn hơn 24 nên ta thực hiện các bước sau:

  • Trừ bớt đi 24 từ tổng số giờ. (38 giờ - 24 giờ = 14 giờ)
  • Tăng số ngày lên thêm 1. (6 ngày + 1 ngày = 7 ngày)

- Do số giờ thu được hiện tại (14) nhỏ hơn 24 nên quá trình kết thúc.

Đáp số: 7 ngày và 14 giờ

6. Tìm số giờ từ số ngày và giờ

Cách để tìm số giờ khi biết số ngày và giờ:

+ Nhân số ngày với 24

+ Cộng tích số thu được và số giờ đã cho ta được tổng số giờ cần tìm.

7. Phép cộng thời gian

Cách để cộng các giờ và nửa giờ theo thời gian:

- Cộng số phút với nhau. Nếu số phút thu được lớn hơn hoặc bằng 60, ta trừ bớt đi 60 từ tổng số phút và tăng số giờ lên thêm 1.

- Cộng số giờ với nhau để tạo nên phần giờ của thời gian.

- Nếu số giờ lớn hơn 12 ta thực hiện các bước sau:

+ Trừ bớt đi 12 từ tổng số giờ.

+ Nếu thời gian ban đầu là SÁNG thì ta thay đổi thành CHIỀU, nếu thời gian ban đầu là CHIỀU thì ta thay đổi thành SÁNG.

+ Lặp lại chu trình nếu số giờ vẫn còn lớn hơn 12.

- Nếu số giờ bằng với 12 thì ta thay đổi SÁNG thành CHIỀU hoặc CHIỀU thành SÁNG.

Thí dụ: 17 giờ và 30 phút sau 3:30 SÁNG là mấy giờ?

- Tổng số phút bằng 60 nên ta trừ bớt đi 60 từ tổng số phút và tăng số giờ lên thêm 1 thành 18 giờ.

- Cộng các giờ với nhau. (18 giờ + 3 giờ = 21 giờ)

- Do tổng số giờ lớn hơn 12 nên ta thực hiện các bước sau:

+ Trừ bớt đi 12 từ tổng số giờ. (21 giờ - 12 giờ = 9 giờ)

+ Thay đổi SÁNG thành CHIỀU.

- Đáp số: 9:00 CHIỀU

8. Phép cộng giờ và phút

Cách để cộng giờ và phút

- Cộng các giờ với nhau.

- Cộng các phút với nhau.

- Nếu tổng số phút lớn hơn hoặc bằng 60 ta thực hiện các bước sau:

+ Trừ đi 60 từ tổng số phút.

+ Tăng số giờ lên thêm 1.

+ Lặp lại chu trình nếu số phút vẫn còn lớn hơn hoặc bằng 60.

Thí dụ: Cộng 4 giờ 21 với 2 giờ 47 phút.

- Cộng các giờ với nhau. (4 giờ + 2 giờ = 6 giờ)

- Cộng các phút với nhau. (21 phút + 47 phút = 68 phút)

- Vì tổng số phút (68) lớn hơn 60 nên ta thực hiện các bước sau:

+ Trừ bớt đi 60 từ số phút. (68 phút - 60 phút = 8 phút)

+Tăng số giờ lên thêm 1. (6 giờ + 1 giờ = 7 giờ).

+Do số phút thu được (8) nhỏ hơn 60 nên chu trình kết thúc.

- Đáp số: 3 giờ 8 phút

9. Tìm giờ và phút

Cách để tìm ra số giờ và phút khi biết tổng số phút:

+Chia số phút cho 60

+Thương số thu được là số giờ

+Phần dư chính là số phút ngoài tổng số giờ đó

10. Đổi giờ và phút sang số phút

Cách để tìm tổng số phút nếu biết số giờ và phút:

+Nhân số giờ với 60

+Lấy kết quả thu được cộng với số phút đã cho

11. Phép cộng phút và giây

Cách để cộng các phút và giây

- Cộng các phút với nhau.

- Cộng các giây với nhau.

- Nếu số giây lớn hơn hoặc bằng 60 ta thực hiện các bước sau:

+Trừ bớt đi 60 từ tổng số giây.

+Tăng số phút lên thêm 1.

+Lặp lại chu trình nếu số giây vẫn còn lớn hơn hoặc bằng 60.

Thí dụ: Cộng 4 phút 21 giây với 2 phút 47 giây.

- Cộng các phút với nhau. (4 phút + 2 phút = 6 phút)

- Cộng các giây với nhau. (21 giây + 47 giây = 68 giây)

- Vì tổng số giây (68) lớn hơn 60 nên ta thực hiện các bước sau:

+Trừ bớt đi 60 từ tổng số giây.(68 giây - 60 giây = 8 giây)

+Tăng số phút lên thêm 1. (6 phút + 1 phút = 7 phút)

+ Do số phút lúc này (7) nhỏ hơn 60 nên quá trình kết thúc.

- Đáp số: 7 phút và 8 giây

12. Tìm phút và giây từ số giây

Cách để tìm phút và giây khi biết số giây:

+Chia số giây cho 60

+Thương số thu được chính là số phút

+Phần dư của phép chia chính là số giây ngoài số phút

13. Tìm số giây từ số phút và giây

Cách để tìm số giây khi biết số phút và giây:

+Nhân số phút với 60

+Cộng tích số thu được và số giây ngoài số phút đã cho.

B - Bài tập tự luyện một số dạng bài tập về thời gian lớp 3

Bài 1:Lý đi từ nhà lúc 7 giờ kém 10 phút . Lý đến trường lúc 7 giờ 5 phút. Hỏi Lý đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút?

a. 10 phút

b. 5 phút

c. 15 phút

d. 7 giờ 5 phút

Bài 2:Trong một năm, ngày 27 tháng 5 là thứ sáu thì ngày 1 tháng 6 là:

a. Thứ ba

b. Thứ năm

c. Thứ tư

d. Thứ sáu

Bài 3:Ngày 29 tháng 4 là thứ năm thì ngày 2 tháng 5 cùng năm đó là:

a. Thứ bảy

b .Thứ hai

c. Chủ nhật

Bài 4.Tháng nào chỉ có 28 hoặc 29 ngày?

a. Tháng 1

b. Tháng 2

c. Tháng 3

Bài 5:Hàng ngày em đi ngủ lúc 10 giờ đêm và thức dậy lúc 6 giờ sáng hôm sau. Mỗi ngày em ngủ được:

a. 16 giờ

b. 7 giờ

c. 6 giờ

d. 8 giờ

Bài 6.Đồng hồ chỉ mấy giờ?

a. 6 giờ 13 phút

b. 6 giờ 15 phút

c. 7 giờ kém 45 phút

Bài 7.Trong 1 năm,

Các tháng có 30 ngày là:

.........................................................................................................

Các tháng có 31 ngày là:

.........................................................................................................

Bài 8.Ngày 8/3 là chủ nhật. Hỏi những ngày chủ nhật trong tháng đó là những ngày nào?

...............................................................................................................................

Cách tính ngày tháng toán lớp 3

Tháng Một (giêng), tháng Hai, tháng Ba, tháng Bốn, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười, tháng Mười một, tháng Mười hai

Số ngày trong từng tháng

Tháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6
31 ngày28 hoặc 29 ngày31 ngày30 ngày31 ngày30 ngày
Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng 12
31 ngày31 ngày30 ngày31 ngày30 ngày31 ngày

Năm nhuận

Là năm sẽ chứa một ngày dư ra. Để xác định một năm nào đó có phải là năm nhuận dương lịch không thì ta lấy năm đó đem chia cho 4. Nếu phép chia hết thì đó là năm nhuận, còn phép chia có dư thì đó là năm không nhuận

Bài tập vận dụng về ngày, tháng và năm

I. Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1: Các tháng có 30 ngày là:

A. Tháng 4, tháng 6, tháng 9 B. Tháng 2, tháng 4, tháng 8

C. Tháng 4, tháng 6, tháng 10 D. Tháng 4, tháng 6, tháng 12

Câu 2: Thứ tư tuần sau là ngày 6 tháng 5. Vậy thứ tư tuần này là ngày:

A. 28 tháng 4 B. 30 tháng 4 C. 29 tháng 4 D. 1 tháng 5

Câu 3: Tháng 2 có 30 ngày. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Câu 4: Một năm có bao nhiêu tháng có 31 ngày?

A. 4 tháng B. 5 tháng C. 6 tháng D. 7 tháng

Câu 5: Ngày 5 tháng 5 của năm nào đó là thứ ba. Hỏi ngày 23 tháng 5 của năm đó là thứ mấy?

A. Thứ bảy B. Chủ nhật C. Thứ hai D. Thứ ba

Bài tập tự luận

Bài 1: Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 có bao nhiêu ngày? Vào năm nhuận tháng 2 có bao nhiêu ngày? Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11 có bao nhiêu ngày?

Bài 2: Xác định xem các sau đây năm nào là năm nhuận: 2020, 1996, 1969, 1992, 2002

Bài 3: Ngày 20 tháng 11 năm 2010 là ngày thứ bảy. Hỏi ngày 20 tháng 11 năm 2020 là ngày thứ mấy?

Lời giải bài tập về ngày, tháng và năm

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
ACBDA

II. Bài tập tự luận

Bài 1:

Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 có 31 ngày

Vào năm nhuận tháng 2 có 29 ngày

Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11 có 30 ngày

Bài 2:

Vì 2020 : 4 = 505 nên năm 2020 là năm nhuận

Vì 1996 : 4 = 499 nên năm 2020 là năm nhuận

Vì 1969 : 4 = 492 dư 1 nên năm 1969 không phải là năm nhuận

Vì 1992 : 4 =498 nên năm 1992 là năm nhuận

Vì 2002 : 4 = 500 dư 2 năm năm 2002 không phải là năm nhuận

Bài 3:

Từ 20 tháng 11 năm 2010 đến 20 tháng 11 năm 2020 là 10 năm trong đó có năm 2020, 2016, 2012 là năm nhuận nên số ngày là 365 x 10 + 3 = 3653 ngày

Mà vì 3653 : 7 = 521 dư 6 nên ngày 20 tháng 11 năm 2020 là thứ 6

Bài tập Toán lớp 3

1. Viết tiếp vào chỗ chấm:

Một năm có ….. tháng là: ………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

2. Viết tiếp vào chỗ chấm:

a) Những tháng có 31 ngày là: ……………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Có ….tháng mà mỗi tháng có 31 ngày.

Số ngày của mỗi tháng có 32 ngày là:

31 × ….. = ….. (ngày)

b) Những tháng có 30 ngày là: ………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

Có …… tháng mà mỗi tháng có 30 ngày.

Số ngày của các tháng đều có 30 ngày là:

30 × ….. = ….. (ngày)

c) Tháng 2 năm 2009 có ….. ngày.

d) Năm 2009 có số ngày là:

…… + ….. = …… (ngày)

3. Đây là tờ lịch của tháng một năm 2009. Cho biết ngày 1 tháng 1 năm 2009 là thứ 5.

a) Em hãy viết tất cả các số chỉ ngày của tháng 1 năm 2009 dưới đây.

….……………………………………………………………………………….

b) Tháng này có mấy ngày chủ nhật? ……………………………………..

c) Chủ nhật cuối cùng của tháng là ngày nào? …………………………

d) Ngày cuối tháng là ngày thứ mấy? …………………………………..

e) Ngày 2 tháng 2 là năm 2009 là ngày thứ mấy? …………………..

Đáp án Bài tập Toán lớp 3

1. Một năm có 12 tháng là: tháng 1 ; tháng 2 ; tháng 3 ; tháng 4 ; tháng 5 ; tháng 6 ; tháng 7 ; tháng 8 ; tháng 9 ; tháng 10 ; tháng 11 ; tháng 12.

2. a) Những tháng có 31 ngày là: tháng 1 ; tháng 3 ; tháng 5 ; tháng 7 ; tháng 8 ; tháng 10 ; tháng 12.

Có 7 tháng mà mỗi tháng có 31 ngày.

Số ngày của các tháng đều có 31 ngày là: 31 × 7 = 217 (ngày)

b) Những tháng có 30 ngày là: tháng 4 ; tháng 6 ; tháng 9 ; tháng 11.

Có 4 tháng mà mỗi tháng có 30 ngày. Số ngày của các tháng đều có 30 ngày là:

30 × 4 = 120 (ngày).

c) Tháng 2 năm 2009 có 28 ngày.

d) Năm 2009 có số ngày là: 217 + 120 + 28 = 365 (ngày).

3.

b) 4 ngày ; c) 25 ngày ; d) thứ bảy ; e) thứ hai.

Giải Toán lớp 3 bài Tháng – Năm

Bài 1 (trang 108 SGK Toán 3): Trả lời các câu hỏi sau đây:

tháng này là tháng mấy? tháng sau là tháng mấy?

• tháng 1 có bao nhiêu ngày?

* tháng 7 có bao nhiêu ngày?

• tháng 3 có bao nhiêu ngày?

* tháng 10 có bao nhiêu ngày?

• tháng 6 có bao nhiêu ngày?

* tháng 11 có bao nhiêu ngày?

Lời giải:

• học sinh tự trả lời

• tháng 1 có 31 ngày

* tháng 7 có 31 ngày

• tháng 3 có 31 ngày

* tháng 10 có 31 ngày

• tháng 6 có 30 ngày

* tháng 11 có 30 ngày

Bài 2 (trang 108 SGK Toán 3): Đây là tờ lịch tháng 8 năm 2005:

Cách tính ngày tháng toán lớp 3

xem tờ lịch trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

• ngày 19 tháng 8 là ngày thứ mấy?

• ngày cuối cùng của tháng 8 là ngày thức mấy?

• tháng 8 có mấy ngày chủ nhật?

• chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày nào?

Lời giải:

• ngày 19 tháng 8 là ngày thứ sáu.

• Ngày cuối cùng của tháng 8 là ngày 31 và là ngày thứ tư

• Tháng 8 có bốn ngày chủ nhật. Đó là những ngày: 7, 14, 21, 28 tháng 8

• Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28 tháng 8

Một số dạng bài tập về thời gian lớp 3

Lý thuyết cần nắm

Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3

Bài tập tự luyện

Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3
Cách tính ngày tháng toán lớp 3

🔢 GIA SƯ TOÁN

Các dạng toán

Dạng 1: Số ngày trong một tháng.

– Ghi nhớ kiến thức về số ngày của mỗi tháng.

– Em có thể dùng nắm tay của mình để nhẩm nhanh số ngày của mỗi tháng:

Nắm bàn tay lại và đếm các tháng theo các khớp nối. Mỗi khớp nổi lên và đoạn lõm xuống nối khoảng cách giữ các khớp được tính là một tháng riêng biệt. Nếu bạn đếm trên một bàn tay, sau khi hết lượt, bắt đầu lại ở khớp nối của ngón tay trỏ. Tháng nằm trên khớp nổi thì có 31 ngày, còn nằm ở khoảng cách thì có 30 ngày hoặc ít hơn.

Cách tính ngày tháng toán lớp 3

Dạng 2: Tìm ngày tháng cho trước là ngày thứ mấy trong tuần?

– Một tuần có 7 ngày.

– Giải bằng cách đếm các nhóm 7 hoặc nhìn trên lịch để biết ngày cho trước là thứ mấy trong tuần.

Bài tập mẫu

Bài 1

Câu hỏi

Tháng 7 có bao nhiêu ngày

A. 30 ngày

B. 31 ngày

C. Thay đổi tùy từng nằm

Đáp án: B. 31 ngày

Bài 2

Câu hỏi

Quan sát tờ lịch tháng dưới đây, ngày thứ ba đầu tiên của tháng là ngày bao nhiêu.

Cách tính ngày tháng toán lớp 3

A. Ngày 01 tháng 01

B. Ngày 02 tháng 01

C. Ngày 03 tháng 01

D. Ngày 04 tháng 01

Đáp án: C. Ngày 03 tháng 01

Bài 3

Câu hỏi

Quan sát tờ lịch tháng dưới đây,chủ nhật cuối cùng của tháng là ngày nào?

Cách tính ngày tháng toán lớp 3

A. Ngày 28 tháng 01

B. Ngày 29 tháng 01

C. Ngày 30 tháng 01

D. Ngày 31 tháng 01

Đáp án: B. Ngày 29 tháng 01

Bài 4

Câu hỏi

Đây là tờ lịch của tháng 11 năm 2019

Cách tính ngày tháng toán lớp 3

Ngày 15 tháng 11 là thứ mấy

A. Thứ Sáu

B. Thứ Bảy

C. Chủ Nhật

D. Thứ hai

Đáp án: C. Chủ Nhật