Cách tiếp cận xây dựng chương trình giáo dục


II. CÁC CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRèNH

2.1 Tiếp cận nội dung Content Approach


Với quan niệm giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung-kiến thức, chưong trình đào tạo chú trọng hình thành hệ thống nội dung đào tạo và việc trang bị
cho người học hệ thống tri thức, kỹ năng cơ bản. Cách tiếp cận này tạo điều kiện hình thành ở ngưòi học hệ thống các tri thức khoa học đầy đủ song dễ gây
hiện tượng dạy học thụ động, quá tải, năng về ghi nhớ , nhồi nhét nội dung trong một thời gian đào tạo hạn chế, không phù hợp với sự phát triển nhanh
chóng về khoa học và cơng nghệ hiện nay khi mà có sự bùng nổ theo hàm số mũ về tri thức khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Người ta đã dự tính sau 5-6
năm khối lượng tri thức nhân loại tăng gấp đôi.

2.2. Tiếp cận mục tiêu Objective Approach


Chưong trình đào tạo được thiết kế xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Chương trình thể hiện cả quá trình đào tạo mục tiêu, nội dung, phương pháp , quy
trình, đánh giá và chú trọng kết quả đầu ra mục tiêu của quá trình đào tạo. Mục tiêu đựoc xác định rõ ràng, cụ thể, có thể định lượng được để là cơ sở đánh
giá. Ưu điểm cơ bản của cách tiếp cận này là tạo sự tường minh và quy trình chặt chẽ, quy chuẩn của cả quá trình đào tạo , dễ kiểm tra, đánh giá nhưng cũng
có nhược điểm là tạo ra sự cứng nhắc, khuôn mẫu, đồng nhất trong quá trình đào tạo chưa quan tâm đến tính đa dạng và nhiều khác biệt của các nhân tố
trong quá trình đào tạo như người học, mơi trưòng văn hố-xã hội..v.v

2.3. Cách tiếp cận phát triển: Developmental Apporoach


Trên cơ sở quan niệm Chương trình là một quá trình và giáo dục là sự phát triển , Giáo dục là quá trình học tập suốt đời khơng chỉ đơn thuần vì một
mục đích cuối cùng cụ thể nào và phải góp phần phát triển tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi con ngưòi do đó chương trình đào tạo phải chu trọng đến sự
phát triển hiểu biết và năng lực, đến nhu cầu , lợi ích, định hướng giá trị ở ngưòi học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác định trước hay tạo
nên sự thay đổi hành vi nào đó ở ngưòi học. Các tiếp cận này tập trung vào tổ chức hoạt động dạy-học với nhiều hinh thức linh hoạt và đa dạng, tao cơ hội
cho người học tìm kiếm, thu thập thơng tin và chiếm lĩnh tri thức..vv Cách tiếp cận này có nhiều ưư điểm song cũng có những khó khăn khi tổ chức thực hiện
do tính đa dạng về sở thích, khả năng, nhu cầu của ngưòi học và những hạn chế về các điều kiện đào tạo phưong tiện, tài liệu..v.v..
4
2.4. Tiếp cận hệ thống. Theo quan niệm chương trình là bản thiết kế tổng thể quá trình đào tạo
từ khâu đầu tuyển chọn đến khâu cuối kết thúc khoa học với một hệ thống các hoạt động đào tạo theo một trình tự chặt chẽ, kết hựop và tác động qua lại
lẫn nhau nhằm thực hiện các nội dung và đạt được các mục tiêu cụ thể trong các giai đoạn của quá trình đào tạo. Tiếp cận hệ thống cho phép thiết kế và xây
dựng các chương trình đào tạo có tính hệ thống, chặt chẽ và logíc cao, làm rõ vai trò, vị trí, tác dụng của từng khâu, từng nội dung chương trình đào tạo đồng
thời bảo đảm mối liên hệ, tác động qua lại giữa các thành tố của chưong trình.

III. MỤC TIÊU VÀ HỆ MỤC TIÊU GIÁO DỤC


3.1. Khái niệm mục tiêu


Trong đời sống xã hội, bất cứ một hoạt động nào trong đó có hoạt động giáo dục đều hướng đến đạt được một kết quả, một mục đích, một kỳ vọng nào
đó. Tính mục đích hay hướng đích của các hoạt động vừa mang tính định hướng vừa tạo động lực, động cơ thúc đẩy hoạt động trong các mơi trường, điều kiện
và hồn cảnh nhất định. Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng , thuật ngũ mục tiêu được giải nghĩa là cái đích hướng tới của các hoạt động. Do các hoạt
động đều diễn ra theo một quá trình nhất định với nhiều giai đoạn trung gian nên mục tiêu không chỉ đơn thuần là đích tận cùng, mục tiêu còn là những điểm
mốc tham chiếu trung gian dùng để đánh giá sự tiến triển và để xác định xem hoạt động có đi đúng hướng hay khơng. Khơng có mục tiêu rõ ràng, tường
minh, chúng ta không thể đánh giá mức độ thành công của hoạt động, và cũng không thể nhận biết hoạt động có đi chệch hướng hay khơng, chệch đến mức
nào và làm thế nào để điều chỉnh cho đúng hướng. 3.2. Hệ mục tiêu giáo dục
Theo cách hiểu thông thường mục tiêu giáo dục là cái cái đích hướng tới của q trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người,
nhân cách nghề nghiệp tướng ứng với một loaị hình lao dộng nghề nghiệp trong các giai đoạn phát triển cụ thể của đời sống xã hội.
Theo từ điển Giáo dục học- NXB Từ điển bách khoa 2001 khái niệm mục tiêu giáo dục được định nghĩa là : Mơ hình nhân cách có tính định chuẩn của
cả hệ thống giáo dục quốc dân hay của từng phân hệ giáo dục được xác định trên cơ sở những yêu cầu của xã hội về người công dân, về nguồn nhân lực .
Mục tiêu giáo dục không chỉ dừng ở việc trang bị hệ thống kiến thức đơn thuần, hình thành kỹ năng hành nghề mà còn cần phát triển các phẩm chất trí tuệ và
5

Video liên quan

Chủ Đề