Cách pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc

Mục tiêu của việc xây dựng quy trình sản xuất thuốc trừ sâu, bệnh có nguồn gốc thực vật là nhằm giảm thiểu, tiến đến loại bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh có nguồn gốc hóa học, độc hại đối với con người, nông sản và môi trường; đảm bảo chất lượng nông sản hàng hóa theo tiêu chuẩn hữu cơ, an toàn và chất lượng.

Chế phẩm tạo ra từ thực vật có cơ chế tác động lên côn trùng gây hại bằng con đường tiếp xúc (qua da), xông hơi (qua đường hô hấp), vị độc (qua miệng), thấm sâu, nội hấp hay lưu dẫn, ngoài ra còn gây ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng làm giảm khả năng sinh sản của côn trùng.

Ở nước ta, rất nhiều loài thực vật đã được phát hiện và đưa vào sử dụng như một loại thuốc trừ sâu thảo mộc. Do đó, việc xây dựng quy trình pha chế và sử dụng thuốc thảo mộc trừ sâu bệnh hại trên cây trồng nói chung và trên sâu bệnh hại rau nói riêng sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn trong sản xuất rau theo hướng hữu cơ, an toàn và chất lượng.

Ưu điểm của chế phẩm thảo mộc trừ sâu, bệnh là người nông dân có thể chủ động tự pha chế thuốc trừ sâu bệnh bằng các loại thảo mộc rất thân thiện với cuộc sống hàng ngày như tỏi, ớt, gừng, hành, nghệ... để phòng trừ một số loại sâu bệnh trên cây rau rất hiệu quả. Nhờ việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh được chiết xuất từ thảo mộc nên số lượng sâu hại giảm đi đáng kể, chi phí phun thuốc sâu bệnh giảm 40 - 50%, đặc biệt phù hợp với những vùng rau theo hướng hữu cơ an toàn.

1. Một số quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm thảo mộc trừ các đối tượng sâu bệnh

Nguyên vật liệu, dụng cụ

Phương pháp
tạo chế phẩm

Đối tượng
phòng trừ

Hướng dẫn sử dụng

Chiết xuất từ củ tỏi

85 g tỏi băm nhỏ; 
50 ml dầu khoáng sản (dầu hỏa hoặc dầu thực vật); 10 ml xà phòng; 950 ml nước lọc

Dụng cụ chứa thuốc (chai nhựa)

Thêm tỏi vào dầu thực vật

Cho phép hỗn hợp để lắng trong 24 giờ

Thêm nước và khuấy thêm xà phòng

Cho dung dịch vào chai

Sâu khoang, bọ trĩ

Bệnh mốc sương, bệnh thối quả, bệnh đốm đen, bệnh thối cây con

Pha loãng 1 phần dung dịch chiết với 19 phần nước (ví dụ 50 ml  dung dịch chiết xuất thêm vào

950 ml nước)

Lắc thật kỹ trước khi phun thuốc

Phun triệt để trên cây trồng bị nhiễm khuẩn hoặc sâu hại

Phun tốt nhất vào buổi sáng sớm

Liều lượng và nồng độ: Tùy thuộc vào diện tích cây trồng và mức độ gây hại của dịch hại

Chiết xuất từ ớt 

4 ly nhỏ ớt chín hoặc  5 ly nhỏ hạt ớt; 

30 g xà phòng

Dụng cụ: Nồi nấu ăn; Rây lọc; Dụng cụ chứa thuốc (chai nhựa)

Luộc chín ớt trái  hoặc ớt hạt trong nước 

15 - 20 phút

Nhấc nồi xuống và thêm 
3 lít nước

Để nguội rồi lọc bỏ bã

Thêm xà phòng

Khuấy đều hỗn hợp

Sâu bộ Cánh vảy

Rệp sáp

Phun trên các cây có triệu chứng bị nhiễm sâu, bệnh hại

Liều lượng và nồng độ: Tùy thuộc vào diện tích cây trồng và mức độ gây hại của dịch hại

Chiết xuất từ gừng, tỏi, ớt 

25 g củ gừng; 
50 g tỏi; 25 g ớt xanh; 10 ml dầu hỏa; 12 ml xà phòng; 3 lít nước

Dụng cụ: Máy xay, xô/chậu

Ngâm tỏi trong dầu hỏa qua đêm. Sau đó, xay và làm cho nhão

Thêm 50 ml nước vào ớt, xay, làm thành dạng nhão

Xay gừng và làm thành dạng nhão

Trộn tất cả các thành phần vào nước

Thêm xà phòng

Lọc các chiết xuất

Khuấy đều trước khi 
phun thuốc

Rầy mềm,  sâu đục quả, 

ruồi đục lá, bọ phấn

Phun kỹ và đều khắp trên các cây bị nhiễm khuẩn

Liều lượng sử dụng: 2,5 kg tỏi; 
1,25 kg gừng; 2,5 kg ớt xanh dùng cho 01 ha

Chiết xuất từ hành củ 

85 g hành củ

50 ml dầu hoả

10 ml xà phòng

450 ml nước lọc

Chai đựng

Cho hành củ đã băm nhỏ vào dầu hỏa. Để lắng hỗn hợp này trong 24 giờ

Thêm nước và xà phòng rồi khuấy đều.

Chứa dung dịch chiết xuất trong chai

Bọ phấn

Pha loãng 1 phần dung dịch chiết với 19 phần nước (ví dụ: 50 ml dung dịch chiết tới 950 ml nước)

Lắc thật kỹ trước khi phun thuốc

Phun triệt để trên cây và bộ phận bị nhiễm

Phun tốt nhất vào sáng sớm

Chiết xuất từ thân, rễ nghệ 

20 g thân rễ nghệ 
đã được băm nhỏ

200 ml nước tiểu bò

2 - 3 lít nước

8 - 12 ml xà phòng

Thùng

Ngâm thân rễ nghệ đã được băm nhỏ trong nước tiểu của bò

Lọc

Rệp, rầy xanh

Pha loãng dịch chiết với 2 - 3 lít nước

Thêm xà phòng

Khuấy đều

Phun trên toàn bộ cây trồng bị sâu hại

Phun vào buổi sáng sớm 
hoặc chiều mát

2. Một số lưu ý khi chuẩn bị và sử dụng chế phẩm thảo mộc

Chọn bộ phận cây không nhiễm bệnh. Khi lưu trữ các bộ phận cây để sử dụng sau này phải đảm bảo đã được phơi khô và lưu trữ trong thùng thoáng mát (không bao giờ sử dụng thùng nhựa), cách xa ánh sáng mặt trời trực tiếp và độ ẩm, không bị nhiễm nấm mốc trước khi đem ra sử dụng.

Sử dụng đồ dùng cho việc nghiền giã và chiết xuất: Không sử dụng để chuẩn bị, chế biến thức ăn, đựng đồ uống và nấu ăn hay thùng chứa nước. Vệ sinh làm sạch tất cả các đồ dùng sau mỗi lần sử dụng. Không để tay, bộ phận cơ thể, mắt trực tiếp với các chiết xuất dầu thô trong quá trình chuẩn bị và phun xịt. Đặt các chất chiết xuất thảo mộc xa khỏi tầm trẻ em, vật nuôi trong nhà khi ngâm qua đêm.

Thu hoạch tất cả các cây trồng đến kỳ thu hoạch và hoa quả chín trước khi phun chiết xuất thực vật. Luôn kiểm tra dung dịch chiết xuất thực vật trên một ít cây bị nhiễm sâu bệnh trước khi phun trên quy mô lớn. Thêm xà phòng để tạo chất chuyển thể dung dịch sang dạng sữa.

Mặc quần áo bảo hộ trong khi chuẩn bị và phun chất chiết xuất thực vật. Rửa tay sau khi xử lý các chiết xuất thực vật.

http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/khoa-hoc-cong-nghe/khcn-trong-nuoc/ky-thuat-san-xuat-che-pham-thao-moc-tru-sau-benh_t114c40n17269

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gi

Những năm gần đây dịch bệnh bùng phát lên các loại cây ăn quả, khiến việc sản xuất của nông dân gặp không ít khó khăn, vì thế việc trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ là một trong những giải pháp hữu hiệu đang được nông nghiệp nước ta khuyến cáo áp dụng để canh tác bền vững. Để làm được những chế phẩm sinh học hoàn toàn tự nhiên, có khả năng diệt được côn trùng gây hại cho cây là điều không hề đơn giản. Để hiểu rõ hơn về cách làm hãy cùng tìm hiểu thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây bằng thảo mộc ngay dưới bài viết sau đây:

Cách pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc

Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ tỏi, gừng, ớt

1. Tác dụng của các loại thảo mộc trong phòng trừ sâu bệnh hại

- Quả bồ hòn từ lâu đã được biết đến như một chất tẩy rữa tự nhiên, với thành phần 18% là chất saponizit đây là chất vôi định hình màu trắng, khi thủy phân tạo ra Arabinoza, Sapogenin tinh thể, giúp làm chất tẩy rữa cực mạnh.

- Khi nước bồ hoàn được đun lên, sử dụng kết hợp với tỏi, ớt, hạt cau, lá liêm, thuốc lào và một số loại cây khác, phối trộn để phòng trị sâu bệnh cho cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng.

- Nước bồ hòn có tác dụng hòa tan tinh dầu ớt, là loại axit không tan được trong nước. Nếu sử dụng ớt hòa trực tiếp với nước sẽ không tan và không phun được cho cây, bởi hòa nước ớt sẽ không tan và gây bón cục lại. Nếu để phun trực tiếp như vậy lên cây sẽ khiến bị cháy lá.

- Nước bồ hòn còn có tác dụng diệt vi khuẩn, các loại nấm bệnh như đốm vòng, rỉ sắt trên lá, bệnh lỡ loét.

Cách pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc

Xem thêm - 4-CPA-Na 98% (Hạn chế rụng trái non, tăng năng suất)

- Cây thuốc lào cũng là một loài cây rất phổ biến trong việc sản xuất thuốc phòng dịch hại hữu cơ, thành phần chính là nicotin lá thuốc lào sau khi đun lên, có tác dụng diệt một số loại sâu như sâu non, sâu mới nở. Thuốc lào được kết hợp với hạt cau có tác dụng giúp diệt sâu tăng lên. Nicotin sử dụng trong môi trường thì sau 1-2 ngày sẽ bị phân hủy nhanh, bởi hoàn toàn tự nhiên nấu từ thuốc lào ra.

- Hạt cau rất nóng thì có tác dụng diệt các loại sâu ăn lá, sâu đục thân, bọ cánh cứng, giúp tăng hiệu thuốc của cây.

- Tỏi là thành phần không thể thiếu trong việc chế biến thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng phổ rộng sử dụng cho cây trồng.

2. Cách chế biến thuốc trừ sâu thảo mộc

Thuốc trừ sau sinh học được chế biến theo nhiều cách khác nhau, với những nguyên liệu khác nhau như:

2.1. Chế phẩm tỏi, gừng, rượu:

- Ngâm 0,3kg gừng giã nhỏ trong 0,5 lít rượu.

- 0,3kg tỏi giã nhỏ ngâm trong 0,5 lit rượu.

- Khi ngâm 2 dung dịch được 5 ngày thì pha thêm mỗi dung dịch 0,5 lít rượu. Và tiếp tục ngâm dung dịch trong vòng 1 tháng nữa là có thể mang ra sử dụng.

Cách pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc

Sử dụng tỏi, ớt làm thuốc trừ sâu sinh học

- Có thể ngâm chung dung dịch với nhau hoặc có thể tách riêng và khi sử dụng thì trộn chúng lại với nhau.

2.2. Chế phẩm thuốc trừ sâu từ lá thuốc lào

- Để chế thuốc người ta lấy lá thuốc cho vào ngâm 1 ngày trong nước lã với tỷ lệ 1 kg lá/ 20 - 40 lít nước. Sau đó vớt ra nghiền nhỏ, lọc lấy nước để phun.

- Thuốc làm từ thuốc lá có khả năng diệt trừ bọ trĩ, sâu đục thân, bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ… các loại rệp ngô, rệp đậu tương, sâu khoang, sâu ba ba trên rau muống, sâu khoang ở cây táo, nhện đỏ ở cam chanh…

2.3. Chế phẩm thuốc trừ sâu từ quả bồ hòn

- Có thể sử dụng quả bồ hòn tách vỏ ngâm hạt hoặc đun với các thành phần khác như tỏi, ớt, gừng, hạt cau,… ngâm trong nước 30-40 ngày sau đó pha với nước để phun cho cây trồng.

2.4. Chế thuốc trừ sâu từ các loại rau quế, húng

- Lấy lá quế, nghiền nát sau đó ngâm vào trong nước (khoảng 2-3 lít nước đối với 50 g lá) và để qua đêm. Sau đó lọc lấy nước, đổ thêm xà phòng (8- 12 ml xà phòng đối với liều lượng dung dịch trên) khuấy đều.

- Rau quế có tác dụng diệt trừ sâu rệp, côn trùng làm ức chế việc đẻ trứng của sâu bọ. Sử dụng lá, cọng hoặc nguyên cây để chế tạo thuốc. Khi sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu này, ta phun lên các phần cây bị nhiễm bệnh vào sáng sớm, để tăng hiệu quả của thuốc.

Nguồn: Admin tổng hợp LP