Cách nhận biết mật mía bị hư

Được chiết xuất từ cây mía ở vùng đồi núi Tân Kỳ. Mật mía Ngư Quỳnh được làm 100% từ mía đồi, không chất tạo màu, không chất tạo mùi, không phụ gia... Mật mía là một trong những món phụ gia quen thuộc trong gian bếp Việt. Mật mía được sử dụng trong các món ăn đậm nét truyền thống như: bánh gio, bánh trôi, bánh chay, bánh ngào, cốm, chè lam... hầu hết các món chè, món kho đều nêm mật mía để cho món ăn có màu sắc và hương vị thơm ngon hơn.

Mật mía Ngư Quỳnh

1. Dinh dưỡng: Vitamin B1, B2, B6, C; carbonhydrat; muối vô cơ calci, phospho; acid Succinic, acid Fumaric;  acid malic, acid citric… ...đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Sản xuất theo phương thức cổ truyền, mật được cô đặc từ nước mía nguyên chất


3. Mật mía Ngư Quỳnh được làm 100% từ mía tươi đồi Tân Kỳ
4. Có giấy chứng nhận Vệ sinh ATTP
5. Màu vàng nâu óng ánh, vị ngọt thanh - nguyên chất từ mía
6. Không chất bảo quản. Không chất tạo màu. Không phụ gia. 
    Không hương liệu. Không chất điều vị
7. Nước mía được lọc sạch tạp chất và đưa vào chum sành/nồi gang để nấu thành mật,
đun nhỏ lửa và liên tục hớt bọt cho tới khi được thành phẩm là mật mía sánh mịn màu vàng nâu cánh gián.


Giới thiệu về Mật mía Ngư Quỳnh Mật mía Ngư Quỳnh xuất xứ từ làng nghề Mật mía ngon nổi tiếng Hòn Rô - Tân Kỳ. Ở Nghệ An, có nhiều làng nghề làm mật mía, nhưng thơm ngon hơn hẳn thì phải kể tới làng mật mía Hòn Rô. Điểm khác biệt làm nên hương vị thơm ngon của mật mía Hòn Rô chính ở vùng mía nguyên liệu Tứ Kỳ. Mía được trồng trên vùng đồi núi khô cằn cho sản lượng không cao, nhưng bù lại chất lượng mía ở đây tốt hơn so với mía trồng ở đồng bằng. Mía Tân Kỳ thơm hơn, ngọt thanh và đậm đặc hơn hẳn.

Mùa làm mật mía ở Hòn Rô thường bắt đầu từ tháng 12 âm lịch cho tới tháng 2 âm lịch năm sau. Thời gian chính vụ và tất bật nhất với những hộ làm mật mía nơi đây có lẽ là đầu năm mới - bởi lẽ đây chính là thời điểm mà cây mía Tân Kỳ có nồng độ đường cao nhất - hứa hẹ sẽ cho ra đời những mẻ mật mía thơm ngon nhất. Làng Hòn Rô hay còn có tên gọi khác là nông trang Nguyên Bình Sơn, được thành lập từ những năm 1962 do người dân từ huyện Diễn Châu [Nghệ An] lên đây khai phá và lập nghiệp. Theo ghi chép trong cuốn sách lịch sử Đảng bộ xã Nghĩa Bình thì “Nghề làm mật mía của làng Hòn Rô có từ những năm 1967 - 1968, khi bà con mới lên đây thành lập nông trang. Lúc đó làm mật mía theo kiểu hợp tác xã, tức là làm lấy công chấm điểm và duy trì cho tới năm 1978. Sau đổi mới, người dân bắt đầu chuyển sang làm mật theo quy mô hộ gia đình cho đến bây giờ”. Trung bình mỗi năm làng Hòn Rô làm được hàng trăm tấn mật mía và đưa đi tiêu thụ khắp cả nước, còn xuất khẩu sang Lào, Indonesia, Campuchia...

Trồng Mía nguyên liệu

Để có những cánh đồng mía xanh tốt dùng làm mật là cả một quá trình rất phức tạp và vất vả. Khác với trồng mía xuất bán cho nhà máy đường có thể làm ào ào, mía bị sâu rầy vẫn xuất được thì ngược lại, để có được sản phẩm mía dùng ép mật lại không hề đơn giản. Mía dùng để ép mật phải được chăm sóc cẩn thận từ khi phát triển và quan trọng nhất là không để mía bị sâu rầy phá hoại, bởi nếu mía đã bị sâu rầy thì mật sẽ mất độ ngọt và không ngon. Việc trồng mía nguyên liệu phải bắt đầu từ khi lựa hom mía,  chọn đất, đánh luống, canh khoảng cách giữa các hom mía, vô hom mía & bắt đầu quá trình chăm sóc khi mía ra những lá mầm đầu tiên, cho tới khi giai đoạn mía bắt đầu "gom đường", mỗi giai đoạn mía lại cần những dưỡng chất khác nhau để có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ đường tiêu chuẩn làm mật mía. Mía sau khi thu hoạch cũng sẽ được lựa một cách cẩn thận từng cây. Thợ làm mật mía sẽ loại bỏ tất cả những cây mía bị dập, bị sâu, lá mía có dấu hiệu bị úa héo do mất diệp lục, chỉ chọn những cây mía chắc, mía ri to vừa để cho mật vàng ruộm và thơm ngon hơn.

Quy trình làm mật mía

Kéo che

Đây là công đoạn ép mía nguyên liệu lấy nước. Công đoạn này trước đây thường sử dụng sức của trâu bò - rất vất vả mà hiệu quả lại không cao. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, công đoạn kéo che đã được giao lại cho máy móc, năng suất chạy máy tăng gấp hàng trăm lần so với dùng sức trâu bò như trước kia, rút ngắn đáng kể thời gian kéo che, qua đó cũng giảm thiểu ảnh hưởng tới chất lượng nước mía thu được.

Chưng cất

Thường thì việc chưng cất mật mía sẽ diễn ra liên tục trong 10-12 tiếng.  Mật mía sẽ được chưng cất trong chum sành/chảo gang. Tùy thuộc vào bí quyết riêng của từng hộ gia đình mà việc định lượng khi chưng cất sẽ có sự khác biệt, nhưng thông thường nhất người ta định lượng theo cách truyền thống. Một chảo gang/chum sành như vậy sẽ chứa khoảng 12 - 15 xô nước mía, được nấu nhỏ lửa và chăm sóc tỷ mỷ trong suốt quá trình chưng cất mật. Công việc quan trọng nhất của quá trình chưng cất mật mía có lẽ chính là vớt bọt mật. Mật mía có màu đẹp và thơm ngon hay không phụ thuộc lớn vào việc vớt bọt mật kịp thời, nếu người làm mật không kịp thời vớt bọt mà để bọt bị nhào lại trong quá trình chưng cất thì sẽ làm hỏng cả mẻ mật đó. Một mẻ mật mía từ khi bắt đầu chưng cho tới khi gần thu thành phẩm thường sẽ phải vớt bọt tới 30 lần. Vỉ vớt bọt được làm từ vải xô nhiều lớp để có thể vớt hết được lớp bọt mật nổi lên mà không khiến cho bọt tan ra. Đến gần giai đoạn mật thành phẩm để lóng, lửa phải được giữ nhỏ và thật đều, chỉ cần 1 ngọn lửa lớn bùng lên có thể khiến cả chảo mật sôi chào và bị cháy, khi đó mật thu được sẽ có mùi khét, màu sắc cũng đậm hơn và mất đi vị thơm ngon vốn có. Trong suốt khoảng thời gian 10 -12h chưng cất mật, thợ làm mật phải luôn tay khuấy đảo, chỉ cần ngơi tay hoặc khuấy không đều cũng có thể làm cháy cả mẻ mật.

Lóng mật

Công đoạn cuối cùng còn gọi là lóng mật. Mật mía muốn trong, sạch mà không có một chút cặn bã thì khâu lóng mật rất quan trọng. Vải dùng để lóng mật ở làng mật mía Hòn Rô là vải dù - loại vải mà lính Mỹ dùng để thả pháo sáng xuống trong đêm. Người dân Hòn Rô đã cất công tìm kiếm và cất trữ loại vải đặc biệt này để sử dụng riêng cho công đoạn lóng mật mía. Đây được coi như bí quyết của Hòn Rô nhằm cho ra đời những chai mật mía sạch, trong, không có cặn. Các loại vải khác khi lóng mật dù có làm kỹ tới đâu cũng sẽ vẫn bị cặn, nhưng với vải dù của Hòn Rô, tất cả cặn mía đều được lóng sạch qua 1 lớp vải.

Bảo quản mật mía

Bảo quản mật mía tốt nhất nên dùng hũ/chum sành, lọ sứ, chai thủy tinh... sẽ giữ được mật lâu hơn, thậm chí có thể bảo quản hơn 1 năm mà vẫn không làm giảm chất lượng mật. Không nên dùng can nhựa để đựng  mật sẽ dễ chị chua. Không để mật ngoài ánh sáng trực tiếp. Không thường xuyên dịch chuyển, khuấy, lắc chai mật để mật mía không bị sủi bọt và nhanh hư.

Mật mía sau khi mở nắp nên lấy ra một lượng vừa đủ dùng, nếu dùng thừa cũng không được đổ lại vào chai mật.

Kinh nghiệm chọn mật mía ngon

Mật mía ngon có mùi thơm đặc trưng của mía đường: mùi thơm ngọt; mật có màu nâu cánh gián đậm, có độ trong, không có tạp chất, không cặn bên trong chai. Chất mật sánh như mật ong, không quá lỏng cũng không quá đặc. Thông thường mật ngon khi đặt lên bàn cân sẽ cho khối lượng 1.3 - 1.4kg/ lít. 

Mật mía và rỉ đường đều là những thành phẩm làm từ cây mía. Vì cảm quan có đôi chút giống  nhau lại cùng “gốc” nên nhiều người nhầm lẫn giữa mật mía và rỉ đường. Vậy mật mía là gì? Rỉ đường là gì? Phân biệt hai loại vật phẩm này như thế nào?

Cùng theo dõi bài viết dưới đây từ Ngư Quỳnh để giải đáp các thắc mắc này nhé!
 

Mật mía là chất lỏng dạng siro, trạng thái bình thường sánh sệt tương tự như mật ong, có màu vàng óng, vị thanh ngọt. 

Mật mía được sản xuất từ nước mía qua quá trình cô đặc. Sản xuất mật mía, còn gọi là kéo mật hay kéo tre. Đây là nghề thủ công truyền thống ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, chủ yếu là khu vực trung du phía Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tại một số nơi, nghề nấu mật gắn liền với nghề nấu đường thủ công.
 

Quy trình sản xuất mật mía được tóm tắt như sau: Trước tiên, cây mía khi thu hoạch được chặt bỏ ngọn và gốc. Khi đưa về các xưởng ép mía, nguyên liệu có thể được làm sạch sơ bộ, sau đó đưa vào ép lấy nước. Tiếp đó nước mía sẽ được lọc bỏ xác bã rồi trút vào các nồi gang lớn để nấu mất. Đây là công đoạn quan trọng, đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật. Người nấu mật phải giữ lửa trong lò luôn ổn định và luôn tay đảo chảo mật cho đều. Nếu lửa quá to hoặc tay đảo không đều thì mật dễ bị cháy, đắng mà không ngọt. Bên cạnh đó, trong quá trình nấu phải thường xuyên vớt phần bọt đen để giữ cho sản phẩm có màu đẹp. Quá trình nấu mật kết thúc sau nhiều giờ đồng hồ, nước mía sẽ chuyển sang sền sệt và có màu đỏ au là đạt.
 

Mật mía thường dùng làm gia vị chế biến nhiều món ăn mặn ngọt ngon thay cho đường tinh luyện, vào những dịp lễ tết, nhiều địa phương có tập quán dùng mật mía để nấu chè, nấu kẹo, nấu bánh...Mật mía trong Đông Y còn là một vị thuốc lành tính chữa nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. 
 

RỈ ĐƯỜNG KHÁC MẬT MÍA NHƯ THẾ NÀO?

Rỉ đường hay rỉ mật, mật rỉ, mật rỉ đường, còn được gọi ngắn gọn là mật, là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường.

Thành phần chính của rỉ mật là đường, chủ yếu là sucroza với một ít glucoza và fructoza. Sản lượng rỉ mật bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất, cứ khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.
 

Cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là rỉ mật hay rỉ đường.

Do tính chất không ổn định, rỉ mật chỉ được dùng làm nguyên liệu hoặc phụ gia thực phẩm đơn giản.Trên thế giới, mật rỉ đường được sử dụng lên đến 50% trong suốt quá trình chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, thường được sử dụng trong quá trình ủ thức ăn xanh cho vật nuôi. Bên cạnh đó, rỉ đường còn được sử dụng với nhiều mục đích khác như: 

  • Mật rỉ đường có thể được dùng để lên men cho rượu, bia
  • Sử dụng để tạo hương cho thuốc lá.
  • Nguyên liệu sản xuất cồn
  • Phụ gia trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
  • Nguyên liệu sản xuất bột ngọt [mì chính]
  • Nguyên liệu sản xuất men thực phẩm
  • Xử lý nước thải


Rỉ đường có màu đen và trạng thái cô đặc hơn mật mía

PHÂN BIỆT MẬT MÍA VÀ RỈ ĐƯỜNG

Theo tiến sĩ Cao Anh Đương ở Viện Nghiên cứu Mía đường: Mật mía và rỉ đường đều là những sản phẩm từ cây mía. Tuy có những đặc tính hình dạng gần giống nhau, nhưng tính chất và ứng dụng lại khác nhau.

Mật mía là chất lỏng dạng sirô, có màu vàng óng, vị thanh ngọt tự nhiên. Để sản xuất mật mía, người ta sẽ ép mía lấy nước ngọt rồi tiến hành cô đặc nước mía trong nhiều giờ đồng hồ. Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm và chữa bệnh. Nấu mật mía cũng là nghề truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền trung như Nghệ An, Thanh Hóa.
 

Bên cạnh đó, rỉ mật là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường. Rỉ đường nghèo dinh dưỡng, là phụ phẩm nên không được dùng để chế biến mà thường dùng với các mục đích nông nghiệp và công nghiệp, chế biến thức ăn vật nuôi hoặc khử mùi rác thải, phân hủy chất hữu cơ, xử lý đường nước thải.

Từ nhưng đặc điểm kể trên về mật mía và rỉ đường, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều điểm khác biệt giữa hai loại vật phẩm này đúng không nào. Mật mía là loại gia vị truyền thống, được ông cha ta sử dụng từ ngàn xưa và đến nay được rất nhiều gia đình lựa chọn thay cho đường tinh luyện.


Vì sức khỏe gia đình của bạn!
Hãy sử dụng gia vị sạch trong mỗi bữa ăn.


Liên hệ với Ngư Quỳnh để tìm hiểu và mua sản phẩm:
//nguquynh.com.vn/san-pham/
  0961068006
 

Video liên quan

Chủ Đề