Cách làm mắm ruốc ăn bún riêu

Mắm Ruốc và mắm tôm được lưu truyền đã từ rất lâu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam; và bên cạnh đó có rất nhiều món ăn xuất phát từ những gia vị đậm nết văn hóa này.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân biệt hai loại gia vị này, vì vậy các bạn có thể tìm hiểu cách phân biệt mắm ruốc và mắn tôi tại link sau đây: //phatamgiang.com/goc-bep/cach-phan-biet-mam-ruoc-va-mam-tom.html

Mắm ruốc có mặt trong các bữa cơm bình dị hàng ngày đến mâm cỗ ngày lễ tết trịnh trọng; được tổ chức công phu của người dân cố đô từ xưa đến nay. Bởi vì lẽ đó, người dân Huế thường coi mắm ruốc là báu vật và Huế lâu nay cũng được nhiều người coi là miền mắm ruốc

Cách Làm Mắm Ruốc

Cách Làm Mắm Ruốc Thơm Ngon Đúng Chuẩn Của Huế.

Hôm nay chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chế biến món mắm ruốc chuẩn vị Huế của Phá Tam Giang. Minh tin rằng các bạn sẽ thích loại gia vị này.

Mắm ruốc Huế được làm từ những con ruốc biển tươi ngon; theo công thức gia truyền và với phương pháp ủ lên men tự nhiên.

Ủ trong những lu, sành truyền thống; nên sở hữu hương vị đặc trưng và vô cùng thơm ngon.

Ai đã từng đến Huế và có cơ hội được thưởng thức mắm ruốc thì có lẽ sẽ rất ấn tượng và nhớ mãi không quên hương vị đặc trưng của món ăn này.

Hãy cùng Phá Tam Giang tham khảo cách làm món mắm này nhé

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị

  • 3 kg ruốc tươi [một số nơi gọi là tép hoặc con tôm nhỏ]
  • 1 kg muối hạt
  • Hũ sành loại vừa, cối đá, nia phơi

Các bước thực hiện món mắm ruốc [tham khảo thêm]

Các bước thực hiện món mắm ruốc [tham khảo thêm]

Bước 1: Ruốc tươi sau khi mua về, bạn mang rửa sạch, vớt ra rổ để ráo. Sau đó, cho ruốc vào chảo nhỏ, xào sơ qua với một nhúm muối hạt, đảo đều tay khoảng 2 3 phút rồi tắt bếp.

Bước 2: Đổ tất cả ruốc từ chảo ra nia, trải đều hết lên bề mặt nia rồi mang đi phơi nắng. Thời gian phơi khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, bạn thấy ruốc đã khô lại là có thể đem vào.

Bước 3: Nhặt sạch rác bám vào ruốc để lại trong quá trình phơi. Sau đó, cho tất cả ruốc vào cối đá rồi giã thật nhuyễn cùng với 1 kg muối.
Lưu ý: Để sản phẩm được mịn và đẹp mắt, bạn hãy giã nhuyễn hỗn hợp ruốc và muối, càng nhuyễn càng tốt.

Bước 4: Sau khi giã nhuyễn ruốc xong, bạn cho tất cả vào hũ sành. Sau đó, rắc lên bề mặt trên cùng một lớp muối mỏng, phủ đều kín bề mặt.

Bước 5: Dùng vải đậy thật kín miệng hũ rồi mang hũ sành đặt ở ngoài trời, ở nơi có không khí thoáng mát.

Lời kết:

Thời gian ủ ruốc ít nhất là 6 tháng bạn mới có thể đem ra sử dụng.

Trong quá trình ủ, bạn nên hạn chế việc mở nắp thường xuyên để tránh cho không khí vô nhiều làm biến vị của mắm ruốc.

Khi đã ủ được 6 tháng, bạn mở nắp ra kiểm tra, nếu thấy hỗn hợp mắm ruốc đã chuyển màu từ tím bầm sang màu đỏ đẹp mắt và có mùi men chua nghĩa là mắm ruốc đã được ủ chín và có thể sử dụng.

Lúc này, bạn đem hũ mắm ruốc vào nhà, bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần. Mắm ruốc có thể có hạn dùng lên đến 1 năm nếu bạn bảo quản tốt.

Từ mắm ruốc, bạn có thể dùng làm gia vị cho nồi nước dùng bún bò thêm đậm đà, ngon miệng. Hoặc không, bạn có thể chế biến để chấm với cà trắng, khế, thịt luộc, dưa leo

Mắm ruốc thường được sử dụng nhiều trong chế biến bún riêu cua đặc sản Hà Nội, bởi mùi vị của mắm ruốc sẽ làm dậy lên mùi thơm, của bún riêu và làm cho các gia vị hoà quyện vào nào trở nên đậm đà hơn. Nếu bạn có hứng thú, hay xem cách chế biến bún riêu cua thơm ngon đậm vị tại link sau đây nhé: //bepducanh.com/mon-ngon-moi-ngay/mon-dac-san-ha-noi-bun-rieu-cua.html

Hy vọng với những hướng dẫn trên, sẽ giúp bạn làm được hũ mắm ruốc thơm ngon và chế biến nên những món ăn thật hấp dẫn!

Bài hay liên quan
Ấm bụng với cơm chiên mắm ruốc
Nước Mắm Me Chấm Đồ Biển
Sườn Non Rim Mắm Ruốc
Canh Rau Lang Mắm Ruốc
Rau Cần Nước Xào Mắm Ruốc
Cách phân biệt mắm ruốc và mắm tôm
Nước Mắm Quan Trọng Thế Nào Trong Bữa Cơm Người Việt

Video liên quan

Chủ Đề